Những đề xuất quan trọng cho người chuyển giới
Sau khoảng thời gian trì hoãn do dịch Covid-19, vừa qua, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ về hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật Chuyển đổi giới tính.
Đáng chú ý, lần đầu tiên nhiều đề xuất quan trọng cho quyền và nghĩa vụ của người chuyển giới được đề cập; trong đó có quyền chuyển giới hợp pháp, quyền kết hôn theo giới tính mới, thay đổi hộ tịch…
Theo Bộ Y tế, việc thu thập số liệu về số lượng, tỷ lệ người chuyển giới tại VN gặp khó khăn do sự kỳ thị xã hội, hạn chế khả năng tiếp cận tới những người chuyển giới ở vùng sâu, vùng xa, cũng như hiểu biết, nhận dạng của chính người chuyển giới. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người chuyển giới là từ 0,3 – 0,5% dân số. Tại VN ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới.
Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính nêu: “Nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính là bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn”. Ảnh SHUTTERSTOCK
59,6% người chuyển giới dùng hormon chưa được xét nghiệm và tư vấn
Tại VN, mặc dù quyền được chuyển đổi giới tính đã được ghi nhận tại điều 37 bộ luật Dân sự năm 2015, tuy nhiên hiện vẫn chưa có văn bản luật chuyên ngành quy định chi tiết về vấn đề này. Người chuyển giới tại VN vẫn phải đi nước ngoài thực hiện các can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính tại các cơ sở khám chữa bệnh bất hợp pháp tại VN, từ đó gây ra nhiều hệ lụy về vấn đề sức khỏe của người chuyển giới.
Hệ quả của việc chưa có luật chuyên ngành quy định cụ thể về chuyển đổi giới tính khiến người chuyển giới đang sử dụng các loại thuốc hormon trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo điều tra được thực hiện vào năm 2017 của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE (trụ sở tại Hà Nội), có đến 59,6% người chuyển giới hiện đang dùng hormon (nội tiết tố) chưa từng nhận được xét nghiệm và tư vấn trước khi bắt đầu sử dụng. Với những người đã nhận được tư vấn, hầu hết thông tin họ nhận được là từ chính người bán hormon, thường không phải là bác sĩ hay chuyên gia từ các trung tâm y tế hợp pháp. Có rất nhiều người chuyển giới lựa chọn tự tiêm hormon tại nhà hoặc với sự hỗ trợ của bạn bè hay người quen mà không phải là bác sĩ, điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Mặc dù chưa có số liệu đầy đủ nhưng trong các tham vấn với cộng đồng đều ghi nhận các trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe khi tự sử dụng nội tiết tố như: áp xe, sốc thuốc, thậm chí tử vong.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, người chuyển đổi giới tính không được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn. Đa số họ bị phân biệt, kỳ thị nên khó khăn trong học tập, lao động, việc làm. Một số người bị mắc bệnh “phiền muộn giới” – sự phiền muộn, lo âu gây ra bởi sự khác nhau giữa nhận diện giới của một người với giới tính khi sinh ra của họ.
Phân biệt “chuyển đổi giới tính” và “xác định lại giới tính”
Video đang HOT
Bộ Y tế đang hoàn tất dự thảo luật Chuyển đổi giới tính. Theo dự thảo, nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính là bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính. Đặc biệt, dự thảo luật nêu: “Không kỳ thị, không phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ. Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền của người chuyển đổi giới tính”.
Hệ quả của việc chưa có luật chuyên ngành quy định cụ thể về chuyển đổi giới tính khiến người chuyển giới đang sử dụng các loại thuốc hormon trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo quy định hiện hành và ý kiến của thành viên ban soạn thảo dự thảo luật Chuyển đổi giới tính, chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính là khác nhau.
Trong đó, xác định lại giới tính đã được quy định tại điều 36 bộ luật Dân sự 2015; điều 5, 6 Nghị định 88/2008/NĐ-CP.
Cụ thể, việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó có khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Các trường hợp xác định lại giới tính là: khuyết tật bẩm sinh về giới tính; nam lưỡng giới giả nữ; nữ lưỡng giới giả nam; lưỡng giới thật. Nhiễm sắc thể giới tính có thể giống như trường hợp nữ lưỡng giới giả nam hoặc nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hóa hoàn toàn và không thể xác định chính xác là nam hay nữ.
Quyền của người chuyển đổi giới tính
a) Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện;
b) Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính;
d) Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
đ) Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
e) Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện;
g) Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
h) Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
(Nguồn: Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính)
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
Khác với xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính là trường hợp giới tính của người đó bình thường nhưng mong muốn chuyển đổi thành giới tính khác. Mục đích chuyển đổi giới tính là chuyển đổi thành giới tính mà người đó mong muốn. Căn cứ pháp lý của chuyển đổi giới tính được quy định tại điều 37 bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp chuyển đổi giới tính.
Theo dự thảo luật, việc chỉnh sửa thông tin hộ tịch của người chuyển đổi giới tính sau khi được công nhận giới tính mới sẽ không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó có trước khi chỉnh sửa thông tin, cũng như những quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả việc nhận con nuôi.
Điều kiện đối với người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính: Có giới tính sinh học hoàn thiện; Có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có; Từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ – Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp; Là người độc thân; Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục.
Điều kiện đối với người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính: Có giới tính sinh học hoàn thiện; Có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có; Là người độc thân; Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong 1 năm, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam; Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục.
(Nguồn: Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính)
Bảo hiểm tiền gửi góp phần đảm bảo phát triển an toàn quỹ tín dụng nhà
Là tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tính đến nay, cả nước có 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố với tổng tài sản hơn 158.832 tỷ đồng. Hoạt động của hệ thống QTDND đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tại các địa phương, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Là tổ chức thực hiện chính sách BHTG tại Việt Nam, BHTGVN đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra và tham gia xử lý QTDND nhằm phát hiện kịp thời những yếu kém, sai phạm để cảnh báo đối với QTDND và kiến nghị NHNN có giải pháp chấn chỉnh, xử lý.
Theo đó, hoạt động giám sát, kiểm tra đối với tổ chức tham gia BHTG (trong đó có các QTDND) đã được BHTGVN thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập. BHTGVN thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đối với các tổ chức tham gia BHTG, triển khai kiểm tra một số tổ chức tham gia BHTG theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN; giám sát từ xa đối với 100% tổ chức tham gia BHTG.
Nội dung giám sát tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các QTDND; việc chấp hành các quy định về BHTG cũng như việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; qua đó cảnh báo rủi ro và các sai phạm, yếu kém mà QTDND cần khắc phục, kiến nghị NHNN xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động của toàn hệ thống.
Kiểm tra tại chỗ chú trọng xem xét việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm, việc hạch toán, quản lý tài khoản tiền gửi nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm của QTDND trong việc huy động tiền gửi của khách hàng, từ đó đề xuất biện pháp xử lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền cũng như phòng ngừa các hiện tượng gian lận, trục lợi BHTG.
Thời gian gần đây, xuất hiện them số lượng QTDND có vấn đề (QTDND yếu kém, tiềm ẩn rủi ro) NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTGVN đã chủ động đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên sâu để theo dõi diễn biến tình hình của các QTDND này, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm, từ đó chủ động có giải pháp hoặc báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý.
Đối với các QTDND yếu kém, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, BHTGVN đã tích cực phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tham gia quá trình theo dõi, kiểm tra, xử lý đối với các QTDND này, đặc biệt là những quỹ có nguy cơ bị đổ vỡ có thể phát sinh nghĩa vụ chi trả BHTG. Cụ thể, BHTGVN đã cử cán bộ tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN; tham gia cùng NHNN chi nhánh xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án củng cố, chấn chỉnh QTDND bị kiểm soát đực biệt nhằm khôi phục hoạt động của QTDND trở lại bình thường, hạn chế tác động xấu đến hoạt động của các QTDND khác trên địa bàn, không gây xáo trộn, mất ổn định an ninh, chính trị xã hội tại địa phương.
Bên cạnh các nghiệp vụ nói trên, hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG cũng được BHTGVN chú trọng nhằm giúp người gửi tiền nắm rõ quyền lợi của mình, yên tâm gửi tiền nhàn rỗi để tái đầu tư phát triển kinh tế, góp phần tăng khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của thành viên tại các QTDND. Do người gửi tiền tại các QTDND thường ít có điều kiện để nắm bắt thông tin về tài chính - ngân hàng - BHTG, vì vậy, BHTGVN thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, thực hiện đa dạng hình thức tuyên truyền tới người gửi tiền tại các QTDND.
Đại biểu lo lắng khi gần 5.000 bác sĩ, nhân viên y tế thôi việc sau đại dịch Trước thực trạng gần 5.000 bác sĩ và nhân viên y tế xin nghỉ việc, đại biểu Quốc hội đề nghị phải có chính sách thu hút để lực lượng này yên tâm làm việc. Góp ý vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sáng 13/6, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) dẫn số liệu thống kê của...