Những đề xuất nóng để tránh bị kích động bạo lực
Về việc công nhân bạo động ở Bình Dương, mặc dù cơ quan công an đã tìm ra và bắt được thủ phạm gây kích động bạo lực, thế nhưng từ câu chuyện xẩy ra ngoài ý muốn này có lẽ chúng ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm để tránh nguy cơ tái diễn ở những địa phương khác.
Đặc biệt là trong tình hình mà sự căm phẫn của người dân đối với Trung Quốc đang dâng cao như hiện nay.
Những kẻ kích động công nhân ở Bình Dương đã nhanh chóng bị cơ quan công an bắt giữ
Cần rút bài học qua vụ công nhân ở Bình Dương bị kẻ xấu kích động bạo lực
Có lẽ chưa bao giờ, kể từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, người dân Việt Nam lại có dịp để cùng thể hiện chung một tiếng lòng “yêu nước” như bây giờ: Phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc qua việc nước này cho đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Các cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc diễn ra ở cả trong và ngoài nước, từ báo chí đến các trang mạng xã hội ngập tràn những tình cảm chân thành hướng về biển đảo thân yêu…
Cũng từ đây chúng ta mới hiểu rằng trong thẳm sâu của mỗi người dân Việt Nam, tinh thần yêu nước đã bám rễ sâu tận đáy tâm hồn, sẵn sàng bùng nổ vào bất cứ khi nào tổ quốc cần. Thật đáng tự hào khi chúng ta có được giá trị tinh thần bất diệt mà hết sức cao quý này. Qua đây, chúng ta càng cảm thấy yêu tổ quốc Việt Nam, yêu con người Việt Nam hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, vẫn phải thế nhưng, bởi không phải lúc nào chúng ta cũng biết yêu nước đúng cách. Như câu chuyện bạo động ở Bình Dương mới đây là một ví dụ.
Mặc dù đã cơ quan công an đã tìm ra và bắt được thủ phạm gây kích động bạo loạn ở Bình Dương, thế nhưng từ câu chuyện xẩy ra ngoài ý muốn này có lẽ chúng ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm để tránh nguy cơ tái diễn ở những địa phương khác. Đặc biệt là trong tình hình mà sự căm phẫn của người dân đối với Trung Quốc đang dâng cao như hiện nay.
Video đang HOT
Những đề xuất nóng…
Đề xuất về các giải pháp tránh người dân bị kích động như ở Bình Dương mấy ngày qua, diễn giả Trần Đăng Khoa nêu ý kiến:
1. Không tấn công người Trung Quốc tại Việt Nam và các công ty Trung Quốc tại Việt Nam. Chủ trương xâm lấn nước ta là của chính phủ Trung Quốc và một bộ phận theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc. Tranh thủ được sự ủng hộ của bộ phận người Trung Quốc yêu hòa bình hoặc đang có các lợi ích tại Việt Nam sẽ là một lợi thế cho chúng ta để “đấu tranh từ trong lòng địch”. Ngoài ra, đừng để Trung Quốc mượn cớ bảo vệ người Trung Quốc và các công ty Trung Quốc ở Việt Nam để thực hiện các âm mưu chính trị – quân sự.
2. Không chỉ trích chính phủ và quân đội Việt Nam ta vì đã không sử dụng vũ lực với Trung Quốc. Cái chúng ta đang làm là cho cả thế giới thấy dân tộc ta là dân tộc yêu hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế (chứ không phải va chạm một tí là sử dụng vũ lực). Còn việc chúng ta có hèn nhát hay không thì sẽ được chứng minh bằng hành động khi chúng ta đã thắng trên mặt trận lý lẽ và tinh thần. Hiện tại, Trung Quốc chưa bắn viên đạn nào vào chúng ta nhưng đang vận dụng bộ máy truyền thông của mình để làm xấu hình ảnh chúng ta với người dân của họ và với cả thế giới.
3. Không sử dụng những lời lẽ thô tục cho dù là bằng tiếng Việt hay bất cứ ngoại ngữ nào khác khi nói về Trung Quốc trên mạng. Chúng ta phải thể hiện cho thế giới thấy Việt Nam là một nước có văn hóa để tranh thủ sự ủng hộ trên trường thế giới. Đây cũng là một mặt trận cam go không khác gì chiến trường, nhưng đây là mặt trận mà mỗi người dân Việt Nam dù ở đâu đều có thể tham gia.
4. Không tấn công người Việt gốc Hoa tại Việt Nam vì họ cũng như tất cả những người Việt chúng ta đang sống và gắn bó với đất nước này, quyền lợi của chúng ta cũng là quyền lợi của họ. Thậm chí, việc đối xử công bằng với họ cũng gởi một thông điệp rõ ràng cho người dân Trung Quốc cũng như cả thế giới biết rằng: người Việt đủ sáng suốt để phân biệt trắng đen, phải trái, đâu là bạn đâu là thù.
5. Không mất thời gian tranh cãi với nhau trên mạng hay ngoài đời về thế nào là yêu nước, thế nào là không yêu nước, thế nào là anh hùng, thế nào là hèn nhát… Ai yêu nước, ai không yêu nước, ai anh hùng, ai hèn nhát,… chỉ có thực tế lâu dài mới chứng minh được. Quan trọng là bây giờ là chúng ta phải đoàn kết lại, mỗi người làm tốt nhất việc của mình.
Cùng chung lo lắng này, trên facebook, bạn Phương Thu Hiền lại nêu ý kiến về việc cần tuyên truyền cho người dân hiểu bản chất âm mưu của Trung Quốc qua hành vi cắm giàn khoan trái phép ở vùng biển Hoàng Sa. Bạn Thu Hiền cũng kiến nghị các nhà mạng tại Việt Nam như Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnammobile, Gtel…nhắn tin đến tất cả các thuê bao đang hoạt động với nội dung cảnh báo người dân mình không nên nghe và làm theo những lời dụ dỗ dân mình biểu tình quấy rối (trừ khi có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền hay thông báo của chính quyền sở tại).
Việc nhắn tin này cũng như những đợt nhắn tin ủng hộ đồng bào bị bão lũ, chung tay ủng hộ góp đá xây Trường Sa …Làm theo cách này, tin tức rất nhanh chóng và đến được với nhiều người dân để mọi người biết và đề phòng hơn với âm mưu lợi dụng sự không tỉnh táo của nhiều người dân để chống phá chính quyền nước ta, qua đó làm mất điểm với bạn bè Thế giới.
Ý kiến của bạn Phương Thu Hiền rất đáng để các nhà mạng ở Việt Nam tham khảo. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông thể hiện tình yêu nước của mình!
Theo Gia đình Xã hội
Việt Nam - Philippines yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết như trên tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Benigno Aquino chiều 21/5.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines Benigno Aquino trao đổi tại Manila
Sau lễ đón tại Phủ tổng thống Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Thống Benigno Aquino đã hội đàm trong bầu không khí cởi mở, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
Quan hệ chặt chẽ và mạnh mẽ
Tại cuộc họp báo sau đó về tình hình biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Tôi và ngài Tổng thống (Philippines) cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở biển Đông trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ, xâm phạm sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại biển Đông".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Phát biểu trước báo chí, Tổng thống Aquino khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Philippines rất chặt chẽ và mạnh mẽ. Tổng thống Philippines nói hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh giữa hai nước đang phát triển rất tốt. Thông qua sự hợp tác này, giúp tăng cường hơn nữa sự tin cậy giữa hai nước, tăng cường khả năng của quân đội hai bên và khả năng cụ thể hoạt động cùng nhau. Cũng theo Tổng thống Aquino, quan hệ giữa hải quân hai nước đã có sự phát triển tốt, đặc biệt là trong cuộc thảo luận và đối thoại giữa hải quân hai nước vào tháng 3/2014.
Nhà lãnh đạo Philippines cho biết ông đã cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi ý kiến về hợp tác giữa Cảnh sát biển Philippines và Cảnh sát biển Việt Nam. Cảnh sát biển giữa hai nước đã gia tăng quan hệ hợp tác trong những năm gần đây, trong đó có các lĩnh vực như phòng chống và ứng phó tràn dầu, các cơ chế về cứu hộ cứu nạn, các cơ chế trao đổi thông tin như đường dây liên lạc nóng, hoặc các cơ chế khác giữa cảnh sát biển Việt Nam và Philippines để bảo vệ các nguồn lợi thủy sản, để chống lại các hoạt động phi pháp trên biển và các vùng lân cận giữa hai nước.
Theo Tổng thống Aquino, hai nước đều đối mặt với thách thức chung trong tư cách là quốc gia biển và các nước thành viên của ASEAN. Do vậy việc tăng cường hợp tác giữa Philippines và Việt Nam sẽ cho phép hai bên bảo vệ tốt hơn các nguồn lợi thủy sản của mình.
Tổng thống Aquino nói: "Chúng ta cùng với các nước ASEAN anh em sẽ trải ra con đường để đi tới sự phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tôi hi vọng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tất cả chúng ta sẽ cam kết mạnh mẽ thực hiện được khát vọng chung đó là tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn, trao quyền cho người dân để trở thành các đối tác trong nỗ lực này và thúc đẩy pháp quyền. Như vậy chúng ta có thể xây dựng được một Đông Nam Á tràn ngập các cơ hội và là nền tảng cho hòa bình, ổn định".
Hợp tác biển, đại dương là trụ cột
Cũng tại cuộc họp báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hai lãnh đạo cùng nhất trí cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp. Hai bên đều coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác với nhau và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác theo tinh thần "Khuôn khổ hợp tác song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo", cũng như các thỏa thuận cấp cao đã có giữa hai nước.
Việt Nam và Philippines nhất trí triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao đã đạt được, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu trong chương trình hành động Việt Nam - Philippines giai đoạn 2011-2016 đúng thời hạn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thông qua các cơ chế Ủy ban hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác và tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được về quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh tiến trình đàm phán ký kết hiệp định dẫn độ, nghiên cứu thiết lập cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm hậu cần, công nghiệp quốc phòng; tích cực tham vấn, ủng hộ nhau tại các cơ chế hợp tác khu vực về quốc phòng an ninh như ADMM, ADMM , ARF...
"Chúng tôi cũng tái khẳng định hợp tác biển, đại dương là một trụ cột trong quan hệ hai nước; nhất trí tiếp tục thường xuyên trao đổi, phối hợp lập trường, hợp tác có hiệu quả tại các cơ chế song phương như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác biển và đại dương, nhóm chuyên gia pháp lý về các vấn đề hợp tác trên biển; thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu khoa học biển, khí tượng thủy văn và bảo vệ môi trường biển"- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3 tỉ USD vào năm 2016; tạo thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư; tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dịch vụ..., đồng thời khuyến khích tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ và du lịch...
Bên cạnh hợp tác song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hai nhà lãnh đạo đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ với nhau và với các nước ASEAN khác, phấn đấu xây dựng thành công cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2015; tiếp tục phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Theo Xahoi
Máy bay trinh sát Trung Quốc dò la tàu chấp pháp Việt Nam Hôm qua 21.5, thiếu tướng Hoàng Văn Đồng, Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam cho biết suốt từ sáng các máy bay của TQ liên tục bay lượn phía trên các tàu chấp pháp của ta đang làm nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981. ảnh minh họa Ngoài bị máy bay TQ theo dõi,...