Những đe dọa tiềm ẩn ở Libya
Xung đột sắc tộc hay mâu thuẫn giữa các thành phố khác nhau là những mối đe dọa tiềm ẩn ở Libya thờ kỳ “hậu Gaddafi”.
Trong cuộc nội chiến 8 tháng, một bộ phận người Libya từ những bộ tộc khác nhau đã đặt sang 1 bên những bất đồng về văn hóa hay những mâu thuẫn sắc tộc để cùng chiến đấu với phe trung thành với ông Gaddafi. Tuy nhiên, sau cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ, liệu các bộ tộc có thể tiếp tục duy trì “sự đoàn kết” như trước hay đây chính là thời điểm khởi đầu giải quyết cuộc mâu thuẫn âm ỉ?
Anh Nuwara, 24 tuổi, đến từ một bộ tộc ở Tripoli bày tỏ sự tức giận với các binh sĩ quân nổi dậy đến từ Misrata khi họ mang thi thể ông Gaddafi cùng con trai trưng bày cũng như việc Misrata khẳng định vai trò quan trọng của họ đối với chiến thắng của quân nổi dậy.
“Chúng tôi ghét người Misrata và không muốn họ hiện diện ở Tripoli. Họ cho rằng đã chiến đấu khổ sở và họ là người làm nên chiến thắng này. Nhưng chúng tôi cũng đã chiến đấu. Thành công này là của tất cả”, ông Nuwara cho hay.
Sự mâu thuẫn giữa các thành phố ở Libya như Tripoli ở bờ biển phía Tây, Misrata và Benghazi ở phía Đông đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên, tình trạng mâu thuẫn này được kiểm soát tốt dưới thời ông Gaddafi.
Liệu NTC có giữ được sự đoàn kết giữa các bộ tộc sau cơn say chiến thắng?
Cả nước Libya có khoảng 140 bộ tộc khác nhau nhưng chỉ có khoảng 30 bộ tộc tham gia tích cực trong các hoạt động lật đổ chính phủ của ông Gaddafi.
Video đang HOT
Sau sự sụp đổ của ông Gaddafi, nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi liệu NTC có thể kiểm soát được khoảng 6 triệu người sống phân tán trên khắp đất nước có sa mạc rộng lớn với các mâu thuẫn sắc tộc gay gắt.
Công ty chuyên về tư vấn rủi ro Maplecroft, trong bản báo cáo tháng 8/2011, cho hay: “Những mối đe dọa tiềm ẩn đối với Libya vẫn là khả năng tăng cao của các cuộc xung đột sắc tộc, nhất là giữa người Arabs và Berhers”.
NTC đã đạt được những thành công nhất định, điều đó khiến nhiều người có cái nhìn lạc quan về tương lai. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người Libya bày tỏ sự lo lắng về sự không chắc chắn cho tương lai của Libya.
“Chúng tôi sẽ phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Tình hình có thể trở nên tệ hơn bây giờ. Nếu chúng tôi thất bại, đó sẽ là lỗi của chúng tôi. Trước kia, chúng tôi đổ mọi vấn đề lên ông Gaddafi. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình”, ông Abdelaziz Massoud, một kỹ sư đến từ bộ lạc lớn nhất Libya Warfalla cho hay.
Những ngày mới không chắc chắn
NTC tuyên bố giải phóng Libya và đội ngũ lãnh đạo mới có khoảng 1 tháng để lập ra 1 chính phủ lâm thời và tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ – giai đoạn quan trọng để xác định liệu Libya có thể duy trì sự ổn định và thống nhất trong những năm tới.
Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với 1 quốc gia vốn bị chế độ thực dân Italy gộp lại từ nhiều bộ lạc khác nhau vào những năm 1930.
Ngoài sự thù hằn giữa những khu vực, trong lòng Libya còn có tồn tại tranh cãi quanh việc tôn giáo nên hay không nên tham gia vào chính trị.
Căng thẳng nhất vào lúc này vẫn là mẫu thuẫn giữa những nhóm binh sĩ đến từ những thành phố khác nhau. Quân nổi dậy từ Misrata vốn chịu thiệt hại nặng do giao tranh với lực lượng của ông Gaddafi đang đòi hỏi những quyền lợi đặc biệt. Điều này làm các thành phố khác tức giận vì họ cho rằng họ cũng chiến đầu và chịu ảnh hưởng của cuộc nội chiến. Người dân Benghazi, thành phố lớn thứ 2 Libya cũng cho biết họ có vai trò quan trọng không kém Misrata.
Một số người khác như Nuwara ở Tripoli còn công khai khiêu chiến với sự ủng hộ của nhiều người xung quanh. “Nếu chúng tôi muốn, chúng tôi có thể chiếm Misrata trong 3 giờ. Misrata quá nhỏ bé nếu so với 2 triệu người dân Tripoli”, một người ở Nuwara phát biểu.
Việc chính phủ lâm thời chọn Benghazi để công bố giải phóng chính thức Libya vào ngày 23/10 càng là cho người dân Tripoli cảm thấy bị xúc phạm. “Tripoli là thủ đô của Libya. Mọi lễ kỷ niệm chính thức nên tổ chức ở đây chứ không phải nơi nào khác”, ông Samira Massoudi – một giáo viên toán 49 tuổi cho hay.
NTC đã di chuyển một bộ phận đến Tripoli tuy nhiên căn cứ chính vẫn đặt tại Benghazi. NTC cho hay họ sẽ di chuyển đến Tripoli sớm nhất có thể sau khi đảm bảo được hậu cần và an ninh. Nhưng đây là tuyên bố được đưa ra vài ngày trước cuộc xung ở Tripoli giữa binh sĩ NTC và những người ủng hộ ông Gaddafi.
Theo Báo Đất Việt
Bên trong kho vũ khí hóa học của Gaddafi
Nhà cầm quyền mới ở Libya hôm 26/10 thông báo tìm thấy một kho vũ khí hóa học bí mật của Gaddafi tại nước này.
Điều này chứng tỏ Gaddafi không chịu vứt bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt dù đã hứa làm việc đó với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair trong "thỏa thuận ở sa mạc" nổi tiếng.
Hội đồng chuyển tiếp quốc gia cho biết, các đầu đạn hóa học đã được cất ở nơi an toàn và sẽ được các chuyên gia xử lý. Một phát ngôn viên hội đồng cho hay: "Đó là vũ khí thời Gaddafi và nó đang được bảo vệ cho tới lúc chuyển giao".
Theo thỏa thuận trước đây với ông Blair, cựu lãnh đạo Lybia Gaddafi đã đồng ý phá hủy hầu hết số vũ khí hủy diệt hàng loạt của mình vào năm 2003 như một phần của việc đưa Libya - khi đó là một nước bị bỏ rơi, ra khỏi sự lạnh lẽo. Thỏa thuận đã được ký khi ông Blair bắt tay Gaddafi tại một ngôi lều ở ngoại ô Tripoli.
Tiến trình giải trừ vũ khí do Tổ chức cấm vũ khí hạt nhân giám sát song nó chưa bao giờ hoàn tất do chiến tranh nổ ra. Điều này có nghĩa là Gaddafi đã giữ lại khoảng 10 tấn khí độc và các hóa chất khác.
Khi cuộc nổi dậy nổ ra, lực lượng chống đối lo sợ một Gaddafi đầy căm thù, người từng cảnh báo họ sẽ phải đối mặt với lửa địa ngục, sẽ dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt với chính những người dân Libya.
Tại Misrata, dân chúng rất hoảng loạn khi lực lượng trung thành với Gaddafi đeo mặt nạ phòng khí độc.
Các máy bay do thám và vệ tinh quan sát của NATO ngờ rằng vũ khí hóa học được giấu ở ba địa điểm khác nhau, gồm cả khu Rughawa, cách Sirte 200km về phía nam.
Theo VietNamNet
Xuất hiện video được cho là lễ tang của Gaddafi Kênh truyền hình Al Alaan vừa phát đi một đoạn video quay bằng điện thoại di động được cho là cảnh tang lễ của nhà lãnh đạo Gaddafi cùng con trai và quan chức dưới quyền. Video ghi lại cảnh thi thể của ba người đàn ông được bọc vải trắng đặt bên trong ba chiếc quan tài gỗ. Theo tuyên bố của...