Những dấu vết đặc biệt trên xe tăng 390
Xe tăng 390 cùng với xe tăng 843, “chứng nhân lịch sử” của Chiến thắng vĩ đại ngày 30-4-1975 đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Bên cạnh chiến công húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975, xe tăng 390 đã đi một cung đường rất dài theo hình đất nước.
Trước đó, ngày 4-12-1971, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 203, xe tăng 390 hành quân từ Vĩnh Phúc, vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên khốc liệt.
Ngày 15-5-1975, kíp xe 390 có vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại TP Sài Gòn.
Năm 1978, xe 390 lại hòa mình vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia.
Đến năm 1979, xe tăng 390 nhận lệnh lên tàu thủy, vượt biển ra Bắc và tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Có thể nói, trong cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, xe tăng 390 luôn có mặt ở tuyến đầu, luôn ở mũi đột kích, liên tiếp lập nên những chiến công như huyền thoại.
Trải qua nhiều chiến dịch khốc liệt, xe tăng 390 dính không ít “vết thương” trên “cơ thể” cùng những bí mật riêng mà chỉ những chiến sĩ đã gắn bó máu thịt, từng kề vai sát cánh chiến đấu cùng nó mới biết.
Năm 1999, khi đến Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp thăm lại xe tăng 390, các cựu chiến binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập đã “bị” cán bộ, nhân viên Bảo tàng “kiểm tra”:
“Các bác có khẳng định đây chính là chiếc xe đã cùng các bác húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 không?”.
4 cựu chiến binh nói: “Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1cm; phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay. Đó là những vết lõm do xe trúng bom, pháo địch. Nếu đúng các dấu vết đó thì đúng là xe 390″.
Bác Ngô Sĩ Nguyên bổ sung: “Nếu số tháp pháo được đúc nổi trên sườn trái là 61-T-73, phía trái cửa trưởng xe vẫn là dãy số khắc chìm 73776 thì đích thị là 390″.
Thiếu tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng cho hay: “Khi chúng tôi mở cửa đưa các nhân chứng đến “gặp” lại chiếc xe, các bác đã òa khóc vì sung sướng.
Video đang HOT
Từng vết lõm, từng số hiệu trên xe đúng chính xác như các bác nói. Đúng là qua bao nhiêu dâu bể của chiến tranh, xe 390 vẫn được giữ gìn nguyên vẹn”.
Còn bác Vũ Đình Toàn xúc động: “Những vết lõm trên xe là chứng tích của những trận đánh khốc liệt, nhất là trong trận tiến công căn cứ Nước Trong ngày 29-4-1975.
Trong trận đánh ấy, xe chúng tôi trúng rất nhiều bom, pháo địch. Trong trận này, pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương, vì thế đồng chí Lê Văn Phượng là Đại đội phó kỹ thuật mới lên thay trong những trận đánh diễn ra ngày 30-4-1975.
Xe 390 có thể đã thành than tro khi chúng tôi tiến đến cổng Dinh Độc Lập. Trong thời khắc ấy, xe 843 của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận húc vào cổng phụ và bị kẹt lại, nên tôi lệnh cho đồng chí Tập húc thẳng vào cổng chính, dù biết có thể hy sinh.
Vì chúng tôi biết địch bảo vệ cổng chính bằng hệ thống điện và mìn chống tăng rất kiên cố. Nhiệm vụ của xe 390 là phải mở cửa để đại quân vào chiếm Dinh Độc Lập. Truyền thống của bộ đội Tăng-Thiết giáp là “một người, một xe cũng tiến công”.
Với lịch sử và chiến công như vậy, xe tăng 390 được công nhận là “hiện vật gốc, độc bản; là hiện vật ảnh hưởng tích cực đến sự kiện trọng đại của đất nước, biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975″.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh về xe tăng 390.
Xe tăng 390 hiện được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp.
Phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay.
Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1 cm.
Xe tăng 390 và 843 thời điểm tháng 5-1975 (ảnh chụp lại).
Các cựu chiến binh thuộc kíp xe 390 ngày 30-4-1975 cùng lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Binh chủng Tăng-Thiết giáp trong ngày lễ đón nhận danh hiệu “Bảo vật quốc gia” cho xe tăng 390.
Xe tăng 390 trong sân Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 (ảnh chụp lại)
Theo Trí Thức Trẻ
9 tấm ảnh cực hiếm về phi đội B-52 trong chiến tranh Việt Nam
Trong chiến tranh VN, B-52 đã xuất kích 120.000 lần, ném hơn 3 triệu tấn bom. Thiệt hại do "pháo đài bay" này gây ra là không thể đo đếm nổi.
Phi công lái máy bay B-52 họp nghe phổ biến công tác trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Các quả bom được kiểm tra và bảo dưỡng trước khi đưa lên máy bay.
Nhân viên kỹ thuật lắp bom lên các giá bom bên ngoài. Mỗi chiếc B-52 có tải trọng bom tối đa 30 tấn.
Các phi công kiểm tra kỹ thuật bên trong khoang lái một chiếc B-52.
Phi công Mỹ thao tác trong một phi vụ đánh đêm của B-52.
Trên ngón tay cái của viên phi công là "nút bấm tử thần".
Mỗi lần phi công bấm nút, một ngôi làng hay một khu phố có thể biến thành đống đổ nát, cướp đi hàng chục sinh mạng...
Khoảnh khắc những quả bom bung ra khỏi thân máy bay.
Trong chiến tranh Việt Nam, B-52 của Mỹ đã xuất kích 120.000 lần, ném khoảng hơn 3 triệu tấn bom. Những thiệt hại do "pháo đài bay" này gây ra là không thể đo đếm nổi.
Theo Kiến Thức
"Đường lưỡi bò" của TQ đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Tờ Defense News ngày 28/3 dẫn lời ông Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với trên 80% Biển Đông đang đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Ảnh minh họa: Wikimedia commons) Tiến Sĩ...