Những dấu hỏi bỏ ngỏ trong báo cáo MH17
Sau khi Ủy ban An toàn bay của Hà Lan công bố bản báo cáo điều tra sơ bộ vụ MH17 bị bắn rơi ở Ukraina, Nga đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan.
Mảnh vỡ máy bay MH17 của Malaysia.
“Rất khó để gọi đây là một bản điều tra thực sự của quốc tế. Rất nhiều câu hỏi đã không được giải đáp. Có quá nhiều điều bị bỏ quên” – Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin nói.
Ông Churkin nói rằng, máy bay của Malaysia &’không tự nhiên rơi xuống, mà là bị bắn hạ. Tuy nhiên, các suy xét liên quan tới vấn đề này lại không được nêu ra’.
Theo phía Nga, Hà Lan đã &’bỏ sót’ chi tiết mà trước đó Bộ Quốc phòng Nga đề cập. Đó là vào thời điểm MH17 gặp nạn, một chiếc máy bay quân sự của Ukraina được cho là đã bay cách máy bay Malaysia không xa.
“Báo cáo cho biết, có ba máy bay thương mại trên cùng độ cao vào thời điểm xảy ra thảm kịch, nhưng lại không nói gì về việc máy bay chiến đấu Ukraina cũng có mặt tại đó. Bộ Quốc phòng của chúng tôi đã nói rằng, ít nhất một máy bay quân sự có thể đã ở đó và các nhân chứng cũng thấy một cho tới hai máy bay phản lực trên trời” – ông Chuckin nói.
Vấn đề thứ hai mà Nga nêu ra, đó là việc báo cáo của Hà Lan không đề cập tới nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về MH17.
Video đang HOT
Ngoài ra, phía Nga cũng muốn biết về lý do, khiến cho việc chuyển giao các bản ghi âm đối thoại giữa kiểm soát không lưu và máy bay từ phía Ukraina để điều tra, bị trì hoãn tới 40 ngày.
Ngoài ra, Moscow cho rằng &’rất nhiều khảo sát của chuyên gia đã không được tiến hành ở khu vực máy bay rơi. Không có khảo sát này thì các kết luận xác đáng về nguyên nhân của những việc đã xảy ra là không khả thi’ – Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Nga, &’Nga yêu cầu công việc của ủy ban quốc tế phải được minh bạch tối đa, thực thi mọi tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế và sẵn sàng tham gia vào việc này trên cơ sở nhóm’.
Trước đó, dựa trên báo cáo của Hà Lan, Thủ tướng Malaysia cho rằng nhiều khả năng máy bay MH17 đã bị tên lửa bắn hạ.
Hôm 17/7, máy bay đã bị bắn hạ ở đông Ukraina, khiến 298 hành khách thiệt mạng.
Theo Vietnamnet
Điều tra MH17: Hà Lan lo Úc và Malaysia mất niềm tin
Truyền thông Hà Lan cho biết, nước này lo ngại Australia và Malaysia đang mất dần sự kiên nhẫn và niềm tin trong các cuộc điều tra về vụ tai nạn máy bay MH17.
Tờ De Lelegraaf ngày 10/9 viết rằng Hà Lan hiện đang chơi trò đuổi bắt với các đối tác của mình trong vụ điều tra tai nạn máy bay MH17 vào hồi tháng 7 vừa qua, cho dù nước này dẫn đầu cuộc điều tra an toàn bay và hình sự đối với thảm kịch khiến 298 người thiệt mạng, trong đó có 27 công dân Australia.
Sàn máy bay với các lỗ thủng (vòng đỏ)
Một nguồn tin trong nước tiết lộ với tờ Fairfax rằng "các nhà ngoại giao của Malaysia và Australia đã cảm thấy bực tức về sự thụ động của Hà Lan". Nguồn tin này cho biết, Australia và Malaysia đã bắt đầu "thiếu kiên nhẫn" với việc quốc gia châu Âu nghiêng về duy trì đàm phán tiếp cận hiện trường vụ tai nạn thông qua Kiev hơn là với các phiến quân ly khai, lực lượng đang kiểm soát khu vực này.
Ngay từ giai đoạn đầu của cuộc điều tra, Malaysia đã có một quan điểm riêng biệt, đó là sự cởi mở với các phiến quân, đáng chú ý nhất là khi họ đã đàm phán lực lượng ly khai để lấy lại hộp đen của chiếc máy bay và âm thầm tới Donest để thu thập lại thiết bị này.
Vào cuối tuần qua, Thủ tướng Australia Tony Abbot và người đồng cấp Malaysia Najib Razak đã khiến Hà Lan bất ngờ khi tại cuộc gặp này, hai bên cho biết họ có ý định gửi các nhóm điều tra trở lại hiện trường vụ tai nạn vào trước mùa đông để tìm kiếm bằng chứng.
Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans (trái) và người đồng cấp Australia Julie Bishop (phải) tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tuần trước
Theo Telegraaf, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng không hề biết tới quyết định trên cho tới khi nó được công bố trước truyền thông, đáng chú ý là trong tuyên bố này không hề đề cập tới Hà Lan.
Tờ Telegraaf cũng cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammudin Hussein đã có một tuần làm việc tại Kiev để đàm phán trực tiếp với Ukraine về khả năng tiếp tục tiếp cận hiện trường. Vào tối ngày 9/9, ông Hussein cũng đã tới Mát-xcơ-va để tiến hành các cuộc đàm phán về vụ tai nạn máy bay MH17, sau đó ông Hussein mới tới Amsterdam, Hà Lan.
Đáp lại các động thái từ phía 2 quốc gia này, Hà Lan tuần này đã cử trưởng nhóm điều tra Pieter-Jaap Aalbersberg trở lại Kiev. Tuy nhiên Amsterdam từ chối sự rạn nứt trong mối quan hệ với 2 đồng minh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết, quốc gia này vẫn đang hợp tác chặt chẽ với những quốc gia có liên quan. Và hoàn toàn không có dấu hiệu căng thẳng tại cuộc họp giữa hai nhà ngoại giao của Hà Lan và Australia ở Hội nghị thượng đỉnh NATO tại sứ Wales vào tuần trước.
Cảnh sát Liên bang Australia, cùng các đối tác của Hà Lan và Malaysia tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17
Vào ngày 10/9, Hà Lan đã công bố báo cáo sơ bộ kết quả điều tra vụ tai nạn MH17, tuy nhiên bản báo cáo này đã không thỏa mãn được sự chờ đợi của dư luận trong thời gian qua khi không chỉ ra được thủ phạm đã bắn rơi chiếc máy bay này.
Trong khi đó tờ Fairfax dẫn lời Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao và Thương mại Australia: "Australia hoan nghênh việc Ủy ban An toàn Hà Lan đưa ra báo cáo điều tra sơ bộ về vụ tai nạn máy bay MH17. Bất cứ động thái quay trở lại hiện trường, nhằm mục đích phục vụ cho cuộc điều tra sẽ được xem xét chung bởi Hà Lan, Malaysia, Ukraine và các đồng nghiệp OSCE, và sẽ diễn ra tại địa điểm và thời điểm an toàn".
Theo Khampha
Giải mã thông tin từ báo cáo về MH17 Mặc dù không chỉ đích danh ai là thủ phạm bắn hạ máy bay Malaysia MH17, nhưng bản báo cáo điều tra sợ bộ của Ủy ban An toàn bay Hà Lan đã phần nào làm sáng tỏ việc bên nào chịu trách nhiệm cho thảm họa hàng không này. Một mảnh vỡ của MH17. Ảnh; Reuters Báo cáo này không nêu rõ...