Những dấu hiệu xuất huyết não nhưng nhiều người ngỡ là chứng đau đầu thông thường: Chủ quan chậm trễ đến viện khiến nguy cơ biến chứng cao, thậm chí có thể mất mạng
Xuất huyết não thường diễn ra âm thầm, đến khi phát bệnh thì lại rất nghiêm trọng bởi dấu hiệu của nó không khác gì đau đầu thông thường.
Xuất huyết não – hay xuất huyết nội sọ, là một loại đột quỵ thường xảy ra khi máu đột nhiên tràn vào mô não, gây tổn thương não. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, để rồi cuối cùng giết chết các tế bào não.
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu bạn không điều trị kịp thời.
Hầu hết người mắc bệnh sẽ bị thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nào đó, tuy nhiên vẫn có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Biến chứng có thể kể đến như đột quỵ, mất chức năng não, tác dụng phụ của thuốc hoặc phương pháp điều trị. Nguy hiểm hơn, bạn vẫn có nguy cơ tử vong dù được điều trị kịp thời. Vậy nên, một khi có những dấu hiệu sau thì phải lập tức đi khám ngay, bởi nhiều người thường hay lầm sang đau đầu thông thường nên dễ bị bỏ qua:
1. Nhức đầu
Biểu hiện rõ ràng và phổ biến nhất của xuất huyết não chính là đau đầu và chóng mặt. Lúc đó, máu sẽ tràn vào mô não gây kích thích dây thần kinh và các mô của não. Kết hợp với áp lực nội sọ tăng lên sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau toàn bộ đầu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây hậu quả về sau.
2. Buồn nôn
Sự xuất hiện của chứng xuất huyết não sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Trong quá trình phát triển thì bệnh sẽ gây tổn thương trung tâm thần kinh, khiến cơ thể bất ổn định và dẫn đến cảm giác nôn ói. Ngoài ra, nhiều người cũng hay bị chóng mặt khi áp lực nội sọ tăng lên.
Video đang HOT
Rối loạn vận động sẽ dẫn đến liệt toàn thân nếu cứ nhắm mắt làm ngơ dấu hiệu bệnh.
Bình thường việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể thoải mái và xả stress, nhưng trong thời gian khởi phát xuất huyết não thì lại khác. Biểu hiện đầu tiên thường là mắc chứng khó đọc, liệt nửa người, dáng đi xiêu vẹo và không thể đi đứng bình thường được. Lúc này việc tập thể dục như tạo thêm gánh nặng cho cơ thể, vậy nên phải đi khám ngay lập tức.
4. Hôn mê
Đã xuất hiện dấu hiệu này rồi thì chứng tỏ, xuất huyết não của bạn đang ở trong giai đoạn cực kỳ nặng. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng não khiến dây thần kinh bị hủy hoại, khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn ngủ hoặc rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu không thể giải thích được lý do cho cơn buồn ngủ này như thiếu ngủ hay mệt mỏi, hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Khi mắc bệnh, mắt của bệnh nhân sẽ có thay đổi bất thường như tăng kích thước đồng tử, rối loạn chuyển động mắt hay nhiều biểu hiện nguy hiểm khác. Đây là một dấu hiệu khá dễ để phát hiện nhưng lại hay bị bỏ qua.
Ngoài việc phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân cần phải cải thiện chế độ sinh hoạt cho phù hợp để hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn. Theo tờ QQ, bạn có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Điều trị cao huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử cao huyết áp. Thế nên cần phải kiểm soát huyết áp thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và uống thuốc.
- Không hút thuốc.
- Hãy cẩn thận với một số chất như cocaine vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
- Lái xe cẩn thận và thắt dây an toàn. Nếu bạn đi xe máy thì hãy luôn đội mũ bảo hiểm.
- Kiểm soát và phòng tránh bệnh tiểu đường.
- Duy trì lối sống lành mạnh.
Theo QQ/Helino
5 điều có thể bạn chưa biết về tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não) khiến cho khoảng 2 triệu tế bào não chết đi chỉ trong một phút, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác...
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Người đái tháo đường nguy cơ cao gấp 4 lần
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não.
Bệnh thường gặp ở những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng "béo phì văn phòng". Bên cạnh đó, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc đột quỵ não cao gấp 4 lần so với người bình thường, người mắc tăng huyết áp có nguy cơ cao gấp 3 lần, gấp 6 lần ở bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, chất gây nghiện như heroin, amphetamin,...
Bệnh đang ngày càng trẻ hóa
TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi. Song, hiện nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa, có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi. Trong vòng 12 năm qua, số người trẻ tuổi mắc đột quỵ tăng tới 50%.
Có thể phòng ngừa
Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao, song, theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng nhiều cách.
Bệnh nhân ngất xỉu khi bị đột quỵ não.
Đầu tiên, người dân nên tránh các yếu tố nguy cơ, luyện tập thói quen sống lành mạnh, như không lạm dụng bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; có chế độ ăn uống điều độ, hợp vệ sinh, cân đối các chất; nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ, tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài...
Đối với các bệnh nhân có tiền sử các bệnh gồm đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch... cần kiểm soát tốt bệnh bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm tra sức khỏe định kì để điều chỉnh phù hợp.
Điều trị tai biến mạch máu não như thế nào?
TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng chia sẻ, hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị tai biến mạch máu não: Liệu pháp tan cục máu đông (rTPA) cho những bệnh nhân nhồi máu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4-5 giờ sau khi bị đột quỵ), lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ); Với đột quỵ chảy máu não, tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được cân nhắc phẫu thuật lấy máu tụ, kẹp túi phình...
Các kỹ thuật hiện đại này đều phục vụ mục đích thông tắc mạch máu, loại bỏ cục máu đông trong não càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não, bác sĩ sẽ phẫu thuật để khắc phục khối dị dạng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật khác nhằm hạn chế biến chứng, tìm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát.
Khuyến cáo của bác sĩ
TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đột quỵ dễ tái phát trở lại với tỷ lệ khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ lần đầu tiên sẽ có 1 bệnh nhân bị tái phát.
Do đó, người dân cần chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não; thay đổi lối sống tích cực, có chế độ ăn thích hợp, tăng cường tập thể dục, tập vận động cũng như kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Đó là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ não tái phát. Bên cạnh đó, người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.
Theo viettimes
Mất mạng vì nhổ răng, chuyên gia cảnh báo 4 thời điểm tuyệt đối không nhổ răng khôn Vừa qua, một phụ nữ 42 tuổi ở Malaysia qua đời sau khi nhổ răng khôn mà không rõ nguyên nhân khiến nhiều người thêm hoang mang lo lắng. Được biết, trước khi nhổ răng, chồng của chị đã trao đổi với bác sỹ về tình trạng bệnh sử của vợ, bác sỹ đã lắng nghe và cho rằng chị hoàn toàn có...