Những dấu hiệu và điều cần đặc biệt lưu ý trong kì rụng trứng
Nhiều chị em đã từng giật mình khi thấy có máu xuất hiện trong kì rụng trứng. Hiện tượng này là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó.
Nếu bạn đang tự hỏi dấu hiệu có máu xuất hiện trong thời gian rụng trứng có phải là bình thường không thì bạn cần biết rằng hiện tượng này cũng có thể xảy ra nhưng không phổ biến. Một số biểu hiện thường gặp nhất trong thời gian rụng trứng bao gồm: Đau ở ngực, đầy hơi, ham muốn tình dục tăng, đau ở vùng bụng dưới, hoặc buồn nôn…
Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng gặp các dấu hiệu trên khi rụng trứng, thậm chí, hơn 20% chị em chẳng bao giờ nhận ra các dấu hiệu trong thời kì rụng trứng của mình. Và chảy máu trong thời kì rụng trứng càng là dấu hiệu hiếm xảy ra. Nó chỉ xuất hiện trong trường hợp mức độ estrogen của phụ nữ giảm đáng kể so với thời gian trước lúc rụng trứng.
Thông thường, nếu có chảy máu trong thời kì rụng trứng thì sẽ chỉ là có một chút máu và kéo dài trong khoảng 1-2 ngày. Nếu máu ra nhiều và kéo dài nhiều ngày như chu kì kinh thì có thể là chảy máu không liên quan đến rụng trứng. Trong trường hợp này, bạn phải xem xét khả năng bạn đang mắc bệnh nào đó.
Chảy máu trong kì rụng trứng có thể là do mức độ thay đổi của kích thích tố trong cơ thể của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt của họ. Nó cũng có thể là do các nang bị vỡ ra để giải phóng trứng.
Tuy nhiên, không phải chỉ có rụng trứng mới dẫn đến chảy máu trong thời điểm giữa chu kì kinh nguyệt. Sự xuất hiện máu ngoài những ngày “đèn đỏ” này hoàn toàn có thể là do các yếu tố khác như: uống thuốc tránh thai, sử dụng biện pháp tránh thai khác, dấu hiệu bệnh như u xơ tử cung…
U xơ tử cung là những khối u nhỏ mà không phải là ung thư và có thể được tìm thấy trong thành tử cung và có thể được phẫu thuật để cắt bỏ. U xơ tử cung có thể gây ảnh hưởng và làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố, dẫn đến rối loạn trong chu kì kinh nguyệt và gây ra xuất huyết âm đạo bất thường, nhất là trong thời kì rụng trứng.
Các loại thuốc bạn uống, bao gồm cả thuốc tránh thai cũng có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng có máu xuất hiện trong kì rụng trứng. Các dược chất trong thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone và tác động đến cơ chế đông máu của phụ nữ. Do đó, nó có thể gây ra tác dụng phụ là rong huyết, tức là có vài giọt máu xuất hiện bất thường trong chu kì kinh nguyệt, kể cả thời gian rụng trứng.
Mặc dù ít gặp nhưng vòng tránh thai cũng có thể là tác nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu khi rụng trứng. Những phụ nữ đặt vòng tránh thai thường có kì kinh kéo dài, vì vòng tránh thai ở trong tử cung thường gây viêm nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp này, chị em không nên tùy tiện tháo vòng ra mà nên dùng các loại thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ để chấm dứt tình trạng xuất huyết kéo dài.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể cũng gây ra hiện tượng chảy máu tương tự như chảy máu trong khi rụng trứng là do nhiễm trùng xung quanh cổ tử cung hoặc nhiễm trùng âm đạo. Nếu bị nhiều khối u cùng lúc (u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung…) thì cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Để biết chắc chắn nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị nào thích hợp nhất, bạn nên đi khám phụ khoa đều đặn theo định kì.
Ngoài ra, việc bảo vệ sức khỏe trong thời gian rụng trứng cũng là điều hết sức quan trọng với chị em. Chị em cần thực hiện những cách thức sau đây để mình luôn khỏe mạnh trong thời gian này:
- Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ nhưng tránh dùng vòi hoa sen xối sâu vào trong âm đạo để tránh vi khuẩn “xấu” có cơ hội tấn công vào trong.
- Sau khi đại tiểu tiện, tốt nhất nên có thói quen dùng nước ấm rửa sạch, để tránh vi khuẩn trong đường tiêu hóa nhân cơ hội thâm nhập vào âm hộ, gây viêm nhiễm.
- Uống đủ nước hàng ngày để giảm bớt sự sinh sôi nẩy nở của vi trùng trong đường tiết niệu.
- Giữ cho âm đạo khô thoáng, tránh ẩm ướt để giảm sự sinh sôi của các vi khuẩn gây hại.
- Mặc quần lót vải cotton, dễ thấm nước và giặt bằng xà phòng trung tính.
Theo VNE
4 nguyên tắc bảo vệ khả năng sinh sản của chị em
Việc giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh "vùng kín" và thực hành an toàn tình dục sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ khả năng sinh sản của chị em.
Vệ sinh "vùng kín"
Bình thường, bên trong "vùng kín" của người phụ nữ bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, các loại vi khuẩn này cân bằng với nhau tạo môi trường âm đạo khỏe mạnh. Việc vệ sinh "vùng kín" không phải chỉ để tránh mùi khó chịu mà nó còn vô cùng cần thiết trong việc loại bỏ các vi trùng và vi khuẩn gây bệnh trú ngụ bên trong.
Do đặc điểm cấu tạo của hệ sinh dục nữ giới mà lỗ âm đạo và tiết niệu, hậu môn khá gần nhau nên khả năng vi khuẩn "xấu" xâm nhập từ cơ quan này sang cơ quan kia là rất dễ xảy ra. Nếu không vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, vi khuẩn từ hậu môn sẽ có thể xâm nhập sang âm đạo và đường tiết niệu, gây nhiễm trùng âm đạo, viêm đường tiết niệu, nặng hơn thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng tử cung, buồng trứng... dẫn đến khó khăn trong việc có con của người phụ nữ.
Cách đơn giản nhất là nên vệ sinh "vùng kín" bằng nước sạch, tránh thụt rửa sâu vào trong hoặc lạm dụng các sản phẩm vệ sinh có tính kháng khuẩn hoặc mức axit cao. Thụt rửa âm đạo bằng vòi hoa sen sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập sâu vào trong âm đạo, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các loại xà phòng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính kháng khuẩn, axit cao dễ làm mất đi sự cân bằng môi trường axit trong âm đạo, các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt nên bộ phận này không có khả năng tự phòng bệnh.
Cách đơn giản nhất là nên vệ sinh "vùng kín" bằng nước sạch, tránh thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
Rửa tay trước khi có quan hệ tình dục
Để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bất kì ai khi quan hệ tình dục cũng phải tuân thủ mục đích an toàn tình dục. Để đảm bảo đạt được mục đích này, khi có quan hệ tình dục, cả hai đều cần giữ vệ sinh, bao gồm cả vệ sinh "vùng kín" lẫn vệ sinh chân tay.
Nguyên tắc rửa tay trước khi làm "chuyện ấy" cần được áp dụng với cả hai người, bởi trong quá trình "giao ban", chắc chắn sẽ khó tránh khỏi khả năng tay người này chạm vào cơ thể người kia và vi khuẩn sẽ nhân dịp đó mà lây lan nhanh chóng. Nếu có tiếp xúc ở bộ phận sinh dục thì nguy cơ lây vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm "vùng kín", lây bệnh tình dục sẽ càng tăng. Một khi đã bị lây bệnh tình dục, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ khó khăn trong chuyệnhả năng sinh sản.
Trong trường hợp một người không cắt móng tay thì thậm chí có thể gây nguy hiểm cho "đối tác" ở chỗ làm xước, rách "vùng kín". Ngón tay hoặc "vùng kín" có vết xước thì khả năng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục càng cao.
Tránh quan hệ tình dục trong 2 ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt
Mặc dù hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng bạn không nhất thiết phải kiêng "chuyện ấy" trong những ngày "đèn đỏ". Tuy nhiên, nếu có quan hệ tình dục trong những ngày này thì việc giữ gìn vệ sinh là rất quan trọng.
Trong những ngày "đèn đỏ", môi trường âm đạo luôn ẩm ướt nên rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn bất lợi phát triển mạnh và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Đặc biệt, 2 ngày đầu thường là những ngày mà lượng kinh nguyệt ra nhiều nhất nên chị em càng cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ cho "vùng kín" không quá ẩm.
Vì vậy, chị em nên kiêng chuyện tình dục trong 2 ngày này bởi khi có quan hệ tình dục, chị em sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ "đối tác" và các vi khuẩn (cả vi khuẩn có sẵn trong âm đạo lẫn vi khuẩn lây từ bạn tình) sẽ càng có cơ hội tiến sâu vào trong, gây ra nhiễm trùng âm đạo, đe dọa việc có con sau này.
Chị em nên kiêng chuyện tình dục trong 2 ngày đầu của kì "đèn đỏ".
Tránh quan hệ tình dục bằng miệng nếu "đối tác" của bạn có vết loét quanh miệng hoặc gần bộ phận sinh dục
"Yêu" qua đường miệng cũng là một hình thức quan hệ tình dục. Nhưng chị em cần biết rằng, hình thức quan hệ tình dục này không an toàn hơn các hình thức khác bởi nó cũng có thể làm lây lan các bệnh tình dục.
Con đường lây lan của các vi khuẩn gây bệnh tình dục là theo dịch tiết sinh dục hoặc qua đường máu. Do đó, nếu thấy đối tác có vết loét quanh miệng hoặc gần bộ phận sinh dục, chị em nên cảnh giác và tốt nhất cần tránh có quan hệ tình dục ở bất kì hình thức nào. Các vi khuẩn từ cơ thể bạn tình sẽ xâm nhập sang cơ thể bạn qua các vết xước đó. Và nếu "vùng kín" hoặc miệng bạn cũng có vết xước thì vi khuẩn sẽ chui qua vết xước để vào máu của bạn, tăng tốc độ nhiễm bệnh nhanh hơn rất nhiều.
Theo VNE
Bí quyết đối phó với tình trạng khô âm đạo ở chị em Nguyên nhân dẫn đến khô âm đạo có rất nhiều và có thể không giống nhau. Vì vậy, để điều trị bệnh này phải xuất phát từ nguyên nhân gây ra bệnh. Em năm nay 25 tuổi, mới kết hôn được 5-6 tháng. Mặc dù sau khi kết hôn em mới có quan hệ tình dục nhưng em nhận thấy mình bị chứng...