Những dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng mà cha mẹ cần lưu ý
Những ngày vừa qua, tình trạng nhiều trẻ em nhập viện vì dịch tay chân miệng ngày càng gia tăng. Sở Y tế và các ban ngành khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con mình hơn nữa, tránh những trường hợp không may xảy ra.
Bệnh tay chân miệng là loại bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ là đối tượng chủ yếu của bệnh tay chân miêng. Đây là loại bệnh có khả năng gây thành dịch lớn.
Khoảng 80% trẻ em dưới 3 tuổi bị nhiễm bệnh tay chân miệng bởi sức đề kháng của trẻ em yếu.
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh:
- Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng. Nếu trẻ bị sốt cao từ 38 độ trở lên, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế,
- Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.
- Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và /hoặc ở cơ quan sinh dục.
- Người bị bệnh Tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.
Video đang HOT
- Nếu trẻ có các dấu hiệu như: ói nhiều, hay giật mình, run chi, yếu/liệt tay chân, phụ huynh cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa ngay lập tức
Hiện nay, chưa có loại vắc xin nào để phòng ngừa loại bệnh này. Ngoài ra, bệnh nhân từng mắc bệnh tay chân miệng cũng không có khả năng miễn dịch vĩnh viễn.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh như sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;
- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;
- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;
- Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Theo moitruong.net.vn
Cao điểm bệnh tay chân miệng, cả nước có 12,2 nghìn người mắc
Trong tháng 9, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng nhanh với 12,2 nghìn bệnh nhân trên cả nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng Chín, ngoài 12,2 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết cũng đang có dấu hiệu bùng phát với 13,5 nghìn trường hợp mắc bệnh, 2 trường hợp tử vong.
Bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng
Ngoài ra, trên cả nước còn có 45 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 38 trương hơp mắc bệnh viêm não vi rút (5 trường hợp tử vong); 3 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do mô cầu; 59 trường hợp mắc bệnh ho gà; 14 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Tính chung 9 tháng, cả nước có 42,8 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 56,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (11 trường hợp tử vong); 456 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 630 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (18 trường hợp tử vong); 20 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do mô cầu (1 trường hợp tử vong); 536 trường hợp mắc bệnh ho gà (2 trường hợp tử vong); 72 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn ở người (6 trường hợp tử vong); 57 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 18/9/2018 là 208,5 nghìn người và số trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS là gần 93,1 nghìn người. Số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 98,07 nghìn người.
Bên cạnh đó, tổng số vụ ngộ độc thực phẩm trong 9 tháng năm nay là 62 vụ, làm 1.557 người bị ngộ độc, trong đó 10 trường hợp tử vong. Riêng tháng Chín đã xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 55 người bị ngộ độc, 2 trường hợp tử vong.
ANH DŨNG
Theo thegioitiepthi
Từ một hành động thể hiện tình cảm với con, mẹ đã khiến con mình gặp nguy hiểm Ban đầu bé có biểu hiện sốt không hạ, các nốt phát ban lan rộng trên cơ thể giống bị bệnh tay chân miệng, nhưng cuối cùng bác sĩ kết luận bé bị nhiễm virus Herpes. Những em bé bụ bẫm, kháu khỉnh đáng yêu lúc nào cũng thơm thơm mùi sữa khiến bất cứ ai trong chúng ta dù không phải là...