Những dấu hiệu tuổi già đang đến gần
Hắt hơi, răng dài hơn và say nhanh hơn… là những dấu hiệu cho thấy tuổi già đang ùa đến với bạn.
Những sợi tóc bạc đầu tiên, những tiếng cười bất tận là các dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang già đi. Nhưng vẫn còn những chỉ báo khác, ít được biết đến trong quá trình lão hóa.
Các chuyên gia đã hé lộ những dấu hiệu của tuổi già đang đến, và những gì bạn có thể làm để trì hoãn và khắc phục chúng.
1. Răng trông dài hơn
Răng của chúng ta trở nên dài hơn khi về già.
Theo St. John Crean, Hiệu trưởng Trường Nha khoa và Y khoa của Đại học Lancashire Trung ương, cũng như làn da mất dần tính đàn hồi và mịn màng, các mô trong nướu răng sẽ mất đi khối lượng và thể tích. Điều này làm cho nướu răng teo lại – teo nướu răng có thể làm tăng chiều dài của răng lên đến 6,35mm.
Nướu răng bắt đầu suy giảm từ 40 tuổi, để lộ ngà răng cấu thành nên chân răng. Theo tiến sĩ Mervyn Druian của Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ London, bệnh về nướu có thể làm trầm trọng nướu đang bị tụt.
Điều này có thể tránh được bằng việc đánh răng kỹ và sử dụng chỉ tơ nha khoa. Nhưng điều quan trọng là tránh đánh răng quá mạnh vì có thể làm bong mô nướu.
2. Giọng của đàn ông cao hơn, còn phụ nữ thì trầm đi
Giọng nói người già thường yếu và khàn hơn – điều này là do cũng như tất cả các cơ trong cơ thể, quá trình lão hóa tác động tới các dây thanh. Cao độ giọng nói của bạn cũng có thể thay đổi, trở nên cao hơn ở đàn ông và trầm hơn ở phụ nữ. Đây là kết quả của mô sụn trong dây thanh (tạo nên âm thanh) trở nên kém đàn hồi.
Theo John Rubin, chuyên gia tư vấn phẫu thuật tai mũi họng ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Hoàng gia Quốc gia, khoảng 70 tuổi, ở đàn ông, mô sụn bắt đầu mỏng và điểm nối giữa các phần của sụn dây thanh trở nên bất ổn định hơn. Dây thanh tạo ra âm thanh khi chúng va chạm vào nhau – sự thay đổi ở sụn làm hoạt động của chúng bị yếu đi, vì vậy giọng nói trở nên run và cao hơn.
Ở phụ nữ, hormon estrogen bảo vệ sụn, làm trì hoãn sự thay đổi của giọng nói. Tuy nhiên, theo ông Rubin, sau khi mãn kinh, sự thiếu hụt hormon này có thể gây nề dây thanh, làm cho giọng nói trở nên trầm hơn.
Theo Henry Sharp, chuyên gia tư vấn phẫu thuật tai mũi họng của Bệnh viện East Kent, sử dụng giọng nói là cách tốt nhất để ngăn chặn quá trình lão hóa. Nói chuyện và hát là những cách để làm điều này, như một quá trình vật lý trị liệu, để chắc chắn rằng giọng nói được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, nên tránh căng giọng bằng cách hét.
Tư thế tốt cũng rất quan trọng. Khi chúng ta ngồi sụp xuống, làm thay đổi vị trí của đường thanh – đường hô hấp được dùng khi nói – ngăn ngừa thở sâu. Sau đó dây thanh phải làm việc chăm chỉ để tạo ra âm thanh.
3. Tăng cân
Qua tuổi 50, chúng ta bắt đầu tăng 1-1,5 kg mỗi năm.
Theo tiến sĩ David Ashton, nhà dịch tễ tim mạch học và là giám đốc Trung tâm Cân nặng khỏe mạnh, điều này không chỉ vì chúng ta trở nên lười vận động, mà vì càng già thì chúng ta càng bị mất khối cơ. Mất khối cơ làm chậm tốc độ chuyển hóa, vì vậy tăng tích trữ mỡ.
Video đang HOT
Tăng cân là dấu hiệu của tuổi già đang đến
Tiến sĩ Ashton khuyên nên tập tạ nhẹ để củng cố và duy trì cơ bắp: “Dùng tạ tay 1 kg và co duỗi cánh tay 15 cái, 3 lần mỗi ngày. Hãy thử đứng lên ngồi xuống để củng cố cơ ở chân. Ngồi xuống sườn ghế và đứng lên không dùng tay vịn vào ghế. Làm đi làm lại vài cái, 3 lần mỗi ngày.”
4. Hắt hơi nhiều hơn
Đang có sự gia tăng số người trung niên bị viêm mũi dị ứng. Phản ứng dị ứng với phấn hoa và các chất khác có đặc điểm là hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, ngứa, cay mắt và gai họng không rõ nguyên nhân.
Theo nghiên cứu của công ty Chăm sóc sức khỏe Datamonitor, có ít nhất 4 triệu người từ 45 đến 65 tuổi bị viêm mũi dị ứng.
Các chất ô nhiễm như nitric oxide, do khói xe cộ sinh ra, làm chậm các cơ chế làm sạch trong mũi (như lông mũi), vì vậy bất cứ dị nguyên nào được hít vào sẽ ở lại lâu hơn, và gây phản ứng.
Chất ô nhiễm cũng có thể ảnh hưởng đến phấn hoa, làm gia tăng phản ứng. Vì hiện tại chúng ta có thể tiếp xúc với các chất ô nhiễm nhiều hơn thời chúng ta còn nhỏ, điều này có thể làm tăng số ca mắc bệnh ở tuổi trung niên.
5. Thêm nốt ruồi
Theo tiến sĩ Tabi Leslie, chuyên gia tư vấn da liễu, bạn có thể nghĩ rằng những đốm nâu hoặc đen là nốt ruồi, nhưng từ tuổi 40 trở đi, quá trình lão hóa bắt đầu tạo nên những “nốt đồi mồi”.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào ở mụn cóc hay nốt ruồi, chẳng hạn như chảy máu hoặc tăng kích thước.
6. Tai, mũi và bàn chân to ra
Không giống như xương và cơ bắp, tai, mũi và bàn chân tiếp tục phát triển kể cả khi chúng ta già đi. Tai được tạo từ sụn (mô liên kết dẻo không giống xương) tiếp tục phát triển cho đến khi ta chết.
Sụn cũng bắt đầu mỏng đi theo tuổi tác, làm cho da giãn và sệ, vì vậy tai sệ xuống, đầu mũi dài và khoằm. Trong khi đó, bàn chân dài và rộng theo tuổi, các gân và dây chằng liên kết các xương nhỏ mất đi tính đàn hồi. Điều này khiến cho ngón chân dài ra và bàn chân bẹt ra dần.
7. Tỉnh giấc vì đau đầu
Tiến sĩ Andy Dowson, giám đốc Trung tâm dịch vụ đau đầu ở Bệnh viện Trường Cao đẳng King, London, cho biết: đau đầu đánh thức bạn dậy sau vài tiếng ngủ hoặc đau đầu sau khi chợp mắt đều liên quan đến tuổi.
Dạng đau đầu này thường gặp ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ nguyên nhân. Điều trị bằng thuốc giảm đau toàn thân như paracetamol có thể ngăn chặn triệu chứng. Tuy nhiên, uống đồ uống có caffein như cà phê hơi trước khi ngủ có thể phòng tránh đau đầu.
8. Say nhanh hơn
Dược sĩ Stephen Foster cho biết, càng già thì bạn càng cảm thấy say nhanh hơn, đó là vì sự thay đổi thể chất.
Một nghiên cứu của Trường Đại học Kentucky cho thấy người cao tuổi (từ 50 đến 74 tuổi) nghiện rượu có thể bị say chỉ sau khi uống 1-2 chén.
9. Nhìn rõ mạch đập ở cổ
Eddie Chaloner, nhà tư vấn phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện Lewisham, cho biết: mạch đập nhìn rõ ở cổ có thể là một cảnh báo, nhưng ở phụ nữ nó thường là dấu hiệu của sự lão hóa.
Khi phụ nữ về già, họ có thể giảm chiều cao vì xương sống bắt đầu ngắn lại do các bệnh ở xương như loãng xương. Tình trạng này có thể làm mất tới 5,1cm chiều cao nguyên bản. Tình trạng này không tác động tới nam giới.
10. Chảy nước mắt giàn giụa
Theo tiến sĩ Rob Hogan, chuyên gia đo thị lực tại Trung tâm tư vấn iCare, ngoài 60 tuổi, chúng ta dễ bị chảy nước mắt giàn giụa. Tình trạng này là do hẹp ống lệ liên quan đến tuổi.
Đôi khi tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài tuần và ống lệ sẽ thông, nếu ống lệ bị chẹn thì cần chỉnh sửa bằng phẫu thuật.
11. Xà phòng khiến bạn bị dự ứng
Khi về già, da bạn mất khả năng giữ ẩm và vì vậy trở nên khô hơn. Sau đó, da bị mất hàng rào chất ẩm bảo vệ trong lớp bề mặt và lớp biểu bì trên của da.
Không có lớp bảo vệ này, da nhạy cảm hơn với các hóa chất trong chất tẩy rửa và mĩ phẩm. Vì vậy, đột nhiên bạn có thể có phản ứng dị ứng với sản phẩm mà bạn chưa từng bị trước đó.
Để giải quyết tình trạng này, đơn giản là bạn hãy dùng các sản phẩm chứa ít dị nguyên hoặc không có xà phòng và giữ cho da luôn ẩm.
12. Luôn luôn bị khô họng
Nhiều tuyến bài tiết chất nhầy quanh dây thanh để bôi trơn chúng đã bắt đầu giảm tiết khi bạn về già. Thiếu chất nhầy kích thích họng, khiến họng thường xuyên bị khô.
Để khắc phục tình trạng này, hãy uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
13. Khó ngủ về đêm
Nhiều người nhầm lẫn khi nghĩ rằng tỉnh giấc đi tiểu là vấn đề ở đàn ông cao tuổi do bệnh của tuyến tiền liệt.
Thực tế, đây là dấu hiệu điển hình của quá trình lão hóa. Nó thường bắt đầu ở lứa tuổi 50 và do ban đêm thận sản sinh quá nhiều nước tiểu; tình trạng này tác động tới nam và nữ ngang nhau.
Có thể hạn chế đi tiểu ban đêm bằng cách trước khi đi ngủ 2 tiếng không nên uống nước.
Đi tiểu từ 2 lần trở lên mỗi đêm có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe ẩn dưới, như bệnh tiểu đường hoặc viêm bàng quang. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy đi khám bệnh.
Theo VNE
Điếc sớm
Tuổi già đi đôi với việc mắt mờ, tai điếc, nhưng ngày nay không ít người lại nghễnh ngãng, trông gà hóa cuốc... khi còn rất trẻ.
Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân khiến tai hoạt động kém đi. Ví dụ, lối sống không lành mạnh ảnh hưởng lớn đến thính lực; thú vui bia, rượu, hút thuốc lá khiến xơ cứng mạch máu toàn thân, trong đó có cả mạch máu nuôi tai. Những người không hút thuốc nhưng phải hít khói thuốc, khói xe, khói nhà máy, khói bếp... cũng lãnh hậu quả tương tự.
Việc ăn uống không khoa học sẽ làm cho thính giác sớm nói lời chia ly. Trong đó, ăn các loại thực phẩm (cá mập, cá mặt quỷ, tôm alaska...) tẩm ướp nhiều gia vị, dầu mỡ, bơ, phô mai, margarine và cả hóa chất độc hại dẫn đến máu có mỡ, di chuyển chậm, gây xơ vữa mạch máu nhiều vùng trong cơ thể, trong đó có mạch máu nuôi tai.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại cũng là một trong những yếu tố gây điếc sớm. Cụ thể, "tám" liên tu bất tận qua điện thoại là một nguyên nhân. Khi lao động quá sức, tai cũng "lên tiếng" bằng các triệu chứng khó chịu như rát, ù... nhưng hầu hết các dấu hiệu này đều bị bỏ qua. Chưa hết, tai còn bị "vắt" kiệt bằng những âm thanh qua tai nghe: học ngoại ngữ, nghe nhạc liên tục, khiến tai bị quá tải tiếng ồn. BS Đỗ Hồng Giang - Khoa Thính học BV Tai - Mũi - Họng TP.HCM nhắc nhở: "Tiếng ồn quá lớn, nghe liên tục hai giờ mỗi ngày, 10 năm mới thấy rõ hậu quả".
Điều ít ai ngờ là khi bị một căn bệnh nào đó, không phải ở tai cũng khiến cho thính giác bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như khi nhiễm siêu vi, viêm họng, nhiễm trùng, bị bệnh kéo dài đến cuối đời (tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, suy thận, suy gan...) lại uống thường xuyên một loại thuốc làm ảnh hưởng cơ quan thính giác (gan thận lọc không tốt nên chất độc gây "liệt" cơ quan thính giác).
Phát hiện sớm
Khi thính giác có vấn đề, tai sẽ có "báo cáo" đầy đủ, nhưng đôi khi lời kêu cứu này lại rơi vào "im lặng đáng sợ". Chẳng hạn như bệnh điếc đột ngột. Điếc đột ngột có thể coi như "đột quỵ" vùng thính giác do mạch máu nuôi thần kinh tai trong bị hẹp dẫn đến thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Song, bệnh nhân thường coi thường, bỏ qua vì cho rằng không quan trọng, tai này nghe không rõ, ù, lùng bùng thì... còn tai kia. Nhưng, nếu không chữa trị thì chỉ vài ba tháng sau là trở thành người tàn tật vì việc điều trị không còn hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân gây điếc đột ngột: viêm, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, rối loạn tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, nhiễm độc, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài... Tình trạng trên cần được điều trị sớm bằng các loại thuốc giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, kháng viêm, kháng dị ứng... để giúp tai phục hồi. Khi có triệu chứng ù tai, nghe không rõ... phải đến chuyên khoa tai - mũi họng trong 24 - 48 tiếng đồng hồ.
Đối với trẻ em, việc phát hiện sớm bệnh điếc sẽ giúp bé thoát cảnh tàn tật. Bé bình thường khoảng hai-ba tháng tuổi đã biết ngoái đầu tìm tiếng kêu, sáu tháng tuổi đã "hóng hớt" muốn nói. Từ bảy-chín tháng thích các đồ chơi có tiếng động như: lắc trống, gõ thùng... Bé từ mười tháng trở đi đã hiểu được lời nói đơn giản, phát âm được âm: ba, má... Câm là hậu quả của chứng điếc sớm. Bé bị điếc sau khi sinh không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói. Theo BS Đỗ Hồng Giang: "Hệ thần kinh của bé giai đoạn này phát triển nhanh, vì thế phát hiện điếc càng trễ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phát hiện khoảng sáu tháng tuổi thì việc điều trị đạt kết quả tốt, trẻ sẽ phát triển bình thường...".
Phương Nam
Theo PNO
Người già không nên bổ sung vitamin Việc bổ sung vitamin đối với người già là vô cùng cần thiết. Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm các chuyển hóa, các quá trình hóa học trong cơ thể, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi già. Do vậy, bổ sung vitamin đối...