Những dấu hiệu rõ nhất nhận biết con đã bị bạo hành
Theo các chuyên gia, có nhiều đặc điểm để nhận biết trẻ có bị bạo hành hay không. Một số ba mẹ đã bỏ qua những dấu hiệu của việc bị bạo hành đơn giản bởi họ không muốn đối mặt với sự thật.
Mặt khác, mặc dù bạn cố để ý các dấu hiệu về thể chất của trẻ hay sự thay đổi trong cách ứng xử chứng tỏ bé bị bạo hành, vẫn rất khó để nói chính xác điều gì đang xảy ra với con bạn.
“Bạn phải luôn đoán. Một đứa trẻ có thể có rất nhiều lí do để cư xử khác lạ. Tuy nhiên, bố mẹ luôn là người hiểu rõ con mình nhất nên bạn phải tin tưởng vào bản năng của mình.” Kathy Baxter – Tổng giám đốc của một trung tâm bảo trợ xã hội ở Mỹ nói.
Baxter gợi ý các bậc cha mẹ nên thường xuyên hỏi con những câu như “Có điều gì xảy ra hôm nay mà con không thích không?” hay “Con có bao giờ thấy sợ cô giúp việc không?” Nếu con bạn có thói quen kể với bạn những điều khiến bé không thoải mái, sẽ có nhiều khả năng trẻ sẽ nói với bạn khi có điều bất thường xảy ra.
“Trẻ nghĩ vì mình đã làm sai điều gì đó nên mới bị ngược đãi nên trong hầu hết các trường hợp, chúng sẽ im lặng.”, Baxter cho biết.
Nếu con bạn không giỏi giao tiếp, việc xác định bé có bị ngược đãi hay không sẽ trở nên rất khó khăn. Điều bạn có thể làm là quan sát cẩn thận hơn những dấu hiệu bất bình thường.
Nếu con bạn không giỏi giao tiếp, việc xác định bé có bị ngược đãi hay không sẽ trở nên rất khó khăn. (Ảnh minh họa)
Những dấu hiệu của trẻ:
Video đang HOT
Đã bị ngược đãi về thể chất
Khóc và làm loạn khi phải đến trường hay đi đến địa điểm nào đó, cảm thấy hoảng loạn khi người trông trẻ hay những người lớn khác đến gần.
Về nhà với vết bầm tím, trầy xước, bỏng, gãy xương, vết cắt, vết cắn, hoặc các chấn thương khác trên người mà không một lời giải thích. Những vết thương xuất hiện lặp đi lặp lại cũng là dấu hiệu đáng báo động.
Đã bị ngược đãi về tinh thần
Có những hành động bất thường như lảng tránh những biểu hiện yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên quá bám dính lấy cha mẹ, hay tức giận hoặc hay chán nản. Những trẻ bị ngược đãi thường có những biểu hiện thái quá: Một trẻ bình thường hay ra ngoài chơi và thường chủ động nay lại trở nên khép kín và bị động; trước thường hòa nhã, dễ gần lại tự nhiên trở nên bướng bỉnh…
Trở nên ít nói hoặc gần như không giao tiếp với mọi người, hoặc có những biểu hiện của sự rối loạn trong cách sắp xếp từ ngữ như nói lắp.
Thường hay phàn nàn về đau đầu hay đau bụng hoặc trở nên chán ăn mà không có dấu hiệu của bệnh về thể chất.
Trẻ hay gặp ác mộng, thường xuyên giật mình lúc nửa đêm rồi ngồi khóc.
Đã bị quấy rối tình dục
Trẻ bị đau, ngứa, chảy máu, hoặc bầm tím trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
Cảm thấy khó khăn khi đi hoặc ngồi có thể bởi vì sự đau đớn ở bộ phận sinh dục.
Từ chối cởi áo khoác hay áo len dài tay, kể cả vào những ngày rất nóng, hoặc khăng khăng mặc nhiều đồ lót.
Theo Trí Thức Trẻ
Bảo mẫu đánh đến chết bé 18 tháng: Chính quyền nói gì?
Trước đây một số gia đình gửi con cho Nhờ trông nhưng sau vài lần thấy người con có bị bầm tím nên rút vội. Chị Huyền cũng nhiều lần phát hiện cháu Long có biểu hiện lạ, trên tay và trán có vết tím, xước nhưng do bí người nên vẫn liều gửi Nhờ trông tiếp.
Vụ việc cháu Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) bị bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi) bạo hành đến chết khiến dư luận phẫn nộ. Theo lời khai ban đầu của Nhờ tại cơ quan điều tra, khi thấy cháu khóc, Nhờ bóp cổ, dùng chân đạp lên ngực, bụng khiến cháu bé dập phổi, đứt mạch máu tim dẫn đến tử vong.
Hồ Ngọc Nhờ sinh năm 1995, ngụ ấp xã Đông Thạnh, xã Đông Thuận, huyện Thới An, thành phố Cần Thơ. Năm 15 tuổi, Nhờ lên Sài Gòn làm phục vụ quán cơm, rồi đi làm công nhân. Hơn hai năm trước Nhờ lấy chồng làm ở xưởng gỗ, hiện có một con trai 2 tuổi.
Bảo mẫu máu lạnh 9X tại cơ quan điều tra
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, một lãnh đạo UBND phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM cho biết, vợ chồng Nhờ mới chuyển về địa chỉ 9/45 tổ 9, KP6 được 14 ngày. Trước đó, vợ chồng Nhờ ở cùng bố mẹ chồng tại số nhà 20/33, tổ 10, KP 6 nhưng do gây lộn, mâu thuẫn với mẹ chồng nên mới ra ở trọ. Thời gian này, gia đình chị H. thuê trọ ở khu nhà đối diện với nhà Nhờ (nhà bố mẹ chồng-PV), thấy Nhờ ở nhà nên nhờ trong con giúp.
"Chị Nhờ và mẹ chồng có chút mâu thuẫn nhưng cũng chỉ ở trong phạm vi gia đình chứ chưa to tát đến mức chính quyền địa phương phải can thiệp. Chồng Nhờ làm việc ở xưởng gỗ, làm ăn lương thiện, mọi người đều tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật".
Cũng theo vị lãnh đạo này, chính quyền địa phương rất bất ngờ khi nhận được thông tin về cái chết của bé Long cũng như hành vi bạo hành của bảo mẫu Nhờ. Hiện, vụ việc đã được bàn giao cho công an quận Thủ Đức điều tra xử lý.
"Hành vi bạo hành của chị Nhờ đối với cháu Long là không thể chấp nhận được. Hành vi này sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", đại diện UBND phường Linh Trung nói.
Một nguồn tin khác cho biết, vợ chồng Nhờ về sống chung với nhau hai năm nay nhưng chưa qua cưới hỏi. Trước kia hai người sống ở quê nhưng sau do cuộc sống quá khó khăn, vợ chồng Nhờ cùng mẹ chồng, em gái chồng TP HCM sinh sống. Nhờ thường xuyên đánh đập những đứa trẻ mà bố mẹ chúng gửi trông hộ, thậm chí đánh cả con ruột của mình. Không những thế, Nhờ có thái độ hỗn láo với mẹ chồng.
Được biết, vợ chồng chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An) gửi Nhờ trông con trai là Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) được gần 4 tháng với giá 1,5 triệu/tháng. Mỗi ngày đón con về, chị Huyền đều phát hiện con có biểu hiện lạ, xuất hiện vết bầm trên tay và trán. Khi hỏi thì Nhờ giải thích vết ở trán là do cháu chạy nhảy va đập vào tường, cầu thang còn vết ở tay là do Nhờ đánh để dọa khi nghịch, nói không nghe lời. Sau vài lần như vậy, Huyền cũng thấy không yên tâm khi gửi con cho Nhờ trông nhưng do không thu xếp được chỗ gửi mới nên Huyền đành liều gửi tiếp.
Ngày 16/11, như mọi ngày, Huyền mang con đến gửi Nhờ lúc 7h, tại nhà trọ số 9/45 tổ 9, KP6, P. Linh Trung (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Đến khoảng 9h anh Đức (bố cháu Long - PV) nhận được điện thoại từ bệnh viện vội vàng chạy đến. Khi gặp, Nhờ đã nói dối anh là cháu Long chỉ bị nhẹ, do một đứa trẻ khác làm rơi khi bế.
Thế nhưng, tại cơ quan điều tra, Nhờ đã khai nhận: khi cho cháu Long ăn, do cháu khóc, không chịu ăn, Nhờ đã cầm tay và chân cháu dốc ngược lên để dọa. Khi cháu Long bị tuột tay rơi xuống nền nhà, bị đau nên càng khóc lớn. Lúc này, Nhờ dùng chân đạp mạnh lên ngực, lên bụng khiến cháu khóc ngất không ra tiếng. Sau đó, Nhờ đem cháu Long nhốt trong nhà vệ sinh. Khoảng 20 phút sau, Nhờ quay lại thì phát hiện cháu Long nằm bất động trong nhà vệ sinh nên nhờ người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu. Đến bệnh viện, bác sĩ xác định cháu Long đã chết trước đó.
Theo Người đưa tin
Bảo mẫu đánh chết bé trai nức nở trong trại tạm giam Lúc đó bé Long cứ quấy khóc, không chịu ăn nên em không kìm chế đã gây hậu quả. Giờ em rất ân hận và mong sẽ cố gắng cải tạo tốt chuộc lại lỗi lầm", Nhờ nức nở Trong trại tạm giam, Hồ Thị Nhờ (18 tuổi ở Cần Thơ) đã khóc nức nở khi tiếp xúc với phóng viên. Nữ 9X...