Những dấu hiệu nhận biết viêm xoang cấp tính điển hình
Những dấu hiệu nhận biết viêm xoang cấp tính thường khá giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Do đó dễ gây hiểu nhầm và tăng tính chủ quan dẫn đến người bệnh không được điều trị kịp thời.
Viêm xoang là một căn bệnh tai – mũi – họng phổ biến hiện nay. Bệnh nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu để lâu có thể dẫn đến viêm mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người mắc phải. Do vậy, chúng ta cần nắm bắt được rõ những dấu hiệu nhận biết viêm xoang điển hình để có thể kịp thời được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Viêm xoang cấp tính là gì?
Về mặt giải phẫu, xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ. Bên trong xoang có lớp niêm mạc mềm lót. Khi các lớp niêm mạc này bị viêm do hốc xoang bị bịt kín do chứa nhiều dịch hoặc mủ thì được gọi là viêm xoang.
Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm xoang kéo dài dưới 8 tuần (Ảnh: Internet)
Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm xoang xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng thường giống cảm lạnh và diễn ra không quá 8 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 8 tuần và tái phát nhiều lần là tình trạng viêm xoang mạn tính.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm xoang cấp tính
Các dấu hiệu nhận biết viêm xoang cấp tính thường không rõ ràng và tương tự nhiều với cảm lạnh. Do đó, mọi người cần theo dõi thật kỹ cơ thể để phát hiện những triệu chứng điển hình của viêm xoang cấp tính nhằm có thể được chẩn đoán kịp thời. Các biểu hiện của viêm xoang cấp tính thường gặp phải bao gồm:
- Người sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
- Cơn đau ở các vùng quanh mặt, xuất hiện theo từng cơn. Vị trí đau còn khác nhau tùy thuộc vào loại viêm xoang mắc phải. Ví dụ bệnh nhân sẽ bị đau má nên bị viêm xoang hàm, đau nhức trong đầu và sau gáy nếu mắc viêm xoang bướm, người bệnh sẽ thấy đau ở giữa 2 mắt nếu bị viêm xoang sàng trước, nếu bị viêm xoang trán sẽ đau ở vùng giữa lông mày.
- Có cảm giác nặng mặt, đặc biệt là ở 2 bên má và thái dương. Cơn đau nặng dần lên và đôi khi còn lan lên đỉnh đầu.
Video đang HOT
- Đau nhức vùng răng hàm.
- Chảy dịch mũi. Dịch nhầy đặc, có màu vàng hoặc xanh lục do có chứa mủ. Dịch chảy qua mũi hoặc mặt sau về họng. Một số trường hợp có thể có mùi hôi.
Tắc mũi, sổ mũi, nghẹt mũi là dấu hiệu nhận biết viêm xoang cấp tính điển hình (Ảnh: Internet)
- Tắc mũi, nghẹt mũi, gây khó thở khi thở bằng đường mũi.
- Sổ mũi kéo dài, tăng nhiều lên vào buổi tối.
- Suy giảm khứu giác và vị giác.
- Tăng áp tai.
- Ho, ho nhiều vào ban đêm.
- Các triệu chứng tăng nhiều lên khi cúi đầu.
- Hơi thở hôi.
Trên đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết viêm xoang cấp tính điển hình, bạn có thể gặp những triệu chứng khác không được nhắc đến. Đặc biệt các triệu chứng viêm xoang cấp tính ở trẻ em thường không rõ ràng. Tuy vây, tình trạng viêm xoang cấp ở trẻ em diễn tiến vô cùng nhanh và nguy hiểm, gây nhiều biến chứng như sưng nề vùng mắt, viêm xoang mạn tính…
Do đó, nếu có bất kỳ nghi ngờ liệu bạn hay người thân đang mắc viêm xoang, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời và có phương án điều trị thích hợp.
3. Khi nào nên gặp bác sĩ
Tuy rằng bệnh viêm xoang cấp tính thường có thể tự khỏi mà không cần đến kỳ điều trị y khoa nào. chỉ cần chăm sóc bằng các phương pháp hỗ trợ như xông mũi bằng tinh dầu, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp thích hợp:
- Các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm trong 1 thời gian dài hoặc tiến triển nặng thêm.
- Sốt dai dẳng, sốt cao trên 31,8 độ C.
- Những người có bệnh sử viêm xoang tái phát hay viêm xoang mạn tính.
- Bệnh sử của viêm xoang tái phát hay mạn tính.
Sưng mắt là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng của viêm xoang cấp tính (Ảnh: Internet)
Ngoài ra nếu gặp các dấu hiệu sau, có thể bạn đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng, cần tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức:
- Đau mắt hoặc sưng quanh mắt.
- Sưng 1 bên trán.
- Đau đầu dữ dội và tăng dần mỗi ngày.
- Không tỉnh táo.
- Suy giảm thị lực, có thể nhìn đôi hoặc bị thay đổi tầm nhìn.
- Đau cổ.
- Khó thở.
Cô gái ngộ độc vì ngày nào cũng hít 10 quả bóng cười
Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai mới đây vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân trẻ phải nhập viện do ngộ độc khí N2O (khí cười).
Bệnh nhân là N.H.N (26 tuổi, ở Sơn La) nhập viện trong tình trạng không thể đi lại, ăn uống mất cảm giác, cơ thể mệt mỏi, tay chân tê bì. Cô gái trẻ sử dụng bóng cười (có bơm khí N2O) lần đầu tiên vào năm 2018.
Sau vài lần hít bóng, dần dần N. rơi vào cơn nghiện lúc nào không hay. Khoảng một năm trở lại đây, N hít nhiều và thường xuyên hơn. N. và bạn bè thường tập trung chơi thâu đêm. Ngày nào ít thì hít khoảng 10 quả bóng cười, còn ngày nhiều thì không kể hết.
Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, hít bóng cười khiến N. cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian, N. nhận ra, bóng cười không khác gì heroin. Nếu không hít bóng đều đặn, đúng giờ thì cơ thể sẽ co giật, tím tái, toát mồ hôi hột và chân tay bủn rủn.
Cách đây hơn 1 tháng, nhận thấy độ nguy hiểm của khí N20, N. quyết định cai bóng cười. Chỉ 10 ngày sau đó, cô gái trẻ bắt đầu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và sốt nhẹ. Dù vậy, N. hoàn toàn không nghĩ đây là ảnh hưởng của bóng cười gây ra.
Theo chuyên gia, tổn thương não và tổn thương tủy sống là điểm đặc trưng của ngộ độc khí cười. Hình minh họa.
Sau đó N. đi lại không vững, chân mềm nên liên tục loạng choạng và té ngã. N. đến bệnh viện khám nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Lúc ấy N được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày và thiếu máu lên não, cho truyền thải độc nhưng không cải thiện. Sau đó, em tiếp tục đi châm cứu khoảng chục ngày và kết quả chân tay mềm oặt. Nửa thân dưới liệt hẳn, không thể nhúc nhích.
Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, N. được chẩn đoán "ngộ độc khí N20". Khi nhập viện, bệnh nhân không thể đi lại dù có người dìu đỡ, ăn uống mất cảm giác, cơ thể mệt mỏi, tay tê bì.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương não và tổn thương tủy sống rất đặc trưng của ngộ độc khí cười. Những tổn thương này khiến bệnh nhân có biểu hiện rối loạn cảm giác và dẫn tới yếu cơ, liệt chi.
Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc khí N2O được ghi nhận khá phổ biến. Các bệnh nhân nhập viện ở độ tuổi trung bình từ 20-30, trường hợp trẻ nhất là 15 tuổi.
Bác sĩ Nguyên cũng lưu ý, N2O tác động tới hàng loạt các cơ quan khác của cơ thể, trong đó gây ức chế tủy xương khiến thiếu máu, làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới và dễ sảy thai... Có những bệnh nhân sử dụng N2O trong 10 ngày đã ghi nhận tổn thương trên cơ thể.
Viêm xoang khi mang thai, bà bầu cần làm gì để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé? Mẹ bầu xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng xoang mũi và thường hay bị nghẹt mũi, đau họng. Nếu xuất hiện tình trạng này đồng nghĩa với việc bạn bị viêm xoang khi mang thai. Viêm xoang xảy ra là tình trạng lớp niêm mạc ở các xoang bị sưng. Điều này sẽ gây ra cản trở dòng chảy của chất...