Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị “sốc” sau tiêm chủng
Hầu hết các phản ứng sau tiêm chủng ở mức độ nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, việc theo dõi sát sát sức khỏe của trẻ sau tiêm là rất cần thiết để đảm bảo tối đa an toàn.
Trẻ mắc bệnh bẩm sinh có nguy cơ phản ứng nặng
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ như: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau và sẽ tự khỏi sau vài ba ngày. Tai biến nặng do vắc xin là rất hiếm gặp.
Chẳng hạn, phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào thường là phản ứng tại chỗ như: sốt, sưng, đỏ, đau. Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc có thể lên tới 60%.
Hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi
Theo TS. Điển, một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin có thể do trẻ mắc các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên hay gặp ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não…
Liên tục theo dõi khi trẻ có dấu hiệu phản ứng
“Không tự ý dùng các loại thuốc, lá cây, lòng trắng trứng…bôi, đắp tại vết tiêm vì với viết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng bội nhiễm, nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm”, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo.
PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết thêm, trẻ sau tiêm chủng, khi về nhà cần được tiếp tục theo dõi trong 1-2 ngày. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành biết cách chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi: Tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ (nếu có sốt phải cặp nhiệt độ), Phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…). Khi trẻ có những phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc… thì phải theo dõi liên tục, chú ý vào ban đêm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nặng.
Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành biết cách chăm sóc trẻ
Video đang HOT
PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lưu ý với các bà mẹ, nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau khi sử dụng thuốc chủ động thông báo lại cho cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, cần chú ý dùng đúng loại thuốc phù hợp cân nặng của trẻ và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
Cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau:
1.Sốt cao> 39oC, sốt kéo dài trên 24 giờ, khó đáp ứng thuốc hạ sốt.
2. Kích thích, quấy khóc kéo dài.
3. Kém tương tác: trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
4. Co giật.
5. Nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
6. Phát ban.
7.Thở nhanh, khó thở, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi.
8.Chân tay lạnh, da nổi vân tím.
9.Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.
Vân Anh
Theo phapluatplus
10 nguyên nhân khiến bạn bị ho
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh và thường do những bệnh của đường hô hấp gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bạn bị ho.
Hút thuốc lá: Hút thuốc gây tổn thương lâu dài đến cấu trúc bảo vệ đường hô hấp, khiến phổi phải tiếp xúc với mọi nhân tố gây kích ứng. Ho chính là phản ứng tự vệ của cơ thể để loại bỏ các nhân tố này.
Nhiễm khuẩn lồng ngực: Nhiễm khuẩn lồng ngực là tình trạng khi các virus gây cảm lạnh di chuyển sâu vào phổi, dẫn đến phản ứng ho của cơ thể nhằm đẩy chất đờm xanh xám ra ngoài. Bạn nên hạn chế sử dụng kháng sinh, vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt các virus này.
Lao phổi: Triệu chứng đặc thù của bệnh lao phổi là ho dữ dội, suy nhược cơ thể, ho ra máu, đổ mồ hôi khi ngủ và sụt cân. Đây là một bệnh có tính lây lan cao và cần điều trị bằng kháng sinh mạnh trong 6 đến 12 tháng.
Ho gà: Ho gà là một dạng nhiễm khuẩn nặng, khiến người bệnh ho kéo dài đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Bệnh này có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh ho gà.
Các vấn đề về tim: Các vấn đề về tim đôi khi có thể gây ho. Các vấn đề này khiến dịch lỏng trong cơ thể xâm nhập vào phổi, dẫn đến ho dai dẳng và suy nhược cơ thể, khiến bạn mệt mỏi ngay cả khi chỉ dùng ít sức lực.
Ho do thuốc: Các dược phẩm cũng có thể gây ho. Các loại thuốc điều trị huyết áp thường là thủ phạm gây ho khan, đặc biệt vào ban đêm. Nếu bạn bị ho khi sử dụng thuốc mới, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Ung thư phổi: Các cơn ho do ung thư phổi thường dai dẳng và ngày càng trầm trọng hơn. Ho ra máu, đau thắt lồng ngực và suy nhược cơ thể là các triệu chứng khác của bệnh này.
Hen suyễn: Hen suyễn làm sưng khí quản, khiến người bệnh khó thở. Hen suyễn thường gây ho nặng dần về đêm, đi kèm với âm thanh khò khè. Tiếng khò khè này cho thấy có dị vật trong khí quản, gây khó thở và khó ngủ.
Ho do virus: Virus thường gây viêm và ho kéo dài, kể cả khi bệnh lý đã được chữa khỏi. Cơn ho này thường do chảy ngược dịch nhầy, do đó bạn có thể uống si-rô ho để giảm bớt triệu chứng.
Ợ nóng: Ợ nóng đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn vòm họng, dẫn đến ho. Cơn ho do ợ nóng thường xuất hiện nếu bạn đi ngủ sau khi ăn nhiều vào bữa tối. Hãy tránh ăn tối gần giờ đi ngủ, hoặc sử dụng gối kê đầu cao hơn để ngăn trào ngược axit dạ dày./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
10 cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro không báo trước. Khi biết cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, bạn không những bảo vệ sức khỏe bản thân mà cũng góp phần làm chậm lại sự lây lan của bệnh. Giữ sạch nhà sẽ giúp giảm...