Những dấu hiệu khẳng định tử thi là chị Huyền
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Sinh hóa Pháp lý, Bộ Công an cho rằng, để xác định được đúng là thi thể của chị Huyền cơ quan giám định phải lấy mẫu ADN của bố mẹ đẻ và con của nạn nhân…
Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Sau 10 tháng chờ đợi, hy vọng, nhiều lúc đã tưởng như mọi chuyện sẽ an bài khi tung tích nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân của vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường không thấy đâu, cuối cùng, gia đình, cơ quan điều tra và dư luận cũng đã có thể thở phào. Chiều 5/8, thông tin tìm được thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã được Thượng tá Võ Hồng Phương, Phó Phòng Hình sự Công an Hà Nội khẳng định. Điều dư luận băn khoăn là dựa vào cơ sở nào để khẳng định chính xác là thi thể của nạn nhân Huyền, khi xác chết được tìm thấy và mang đi giám định đã bị phân hủy, các bộ phận cơ thể đã bị rời ra. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Sinh hóa Pháp lý, Bộ Công an đã có lý giải về việc này.
PV: Ông có thể cho biết, cơ quan công an dựa trên những cơ sở nào để khẳng định thi thể đó là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền?
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hà: Sau khi xác định được xác nạn nhân nổi trên bờ sông Hồng thuộc địa phận xã Vân Đức, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, cơ quan cảnh sát điều tra huyện Gia Lâm đã tiến hành thu mẫu, gửi đến Viện Khoa học Hình sự để tiến hành giám định ADN. Như chúng ta đã biết, giám định ADN là một trong những công cụ rất là chính xác để giúp chúng ta có thể truy nguyên được cá thể con người, xác định được quan hệ huyết thống và có thể giải quyết được các yêu cầu khác liên quan đến ADN.
Trong vụ việc này, sau khi nhận được quyết định trưng cầu mẫu vật cùng mẫu vật là một đoạn xương được thu từ thi thể nổi trên bờ sông Hồng đoạn xã Vân Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Viện Khoa học Hình sự chúng tôi đã tiến hành giám định với mục đích là xác định xem mẫu xương của người phụ nữ nổi trên bờ sông Hồng đó có phải là của chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ án tại thẩm mỹ viện Cát Tường hay không.
Tôi là người trực tiếp chịu trách nhiệm để cùng với anh em tiến hành giám định cái xương để xác định tung tích nạn nhân.
Sau 3 ngày chúng tôi đã có được kết quả ban đầu là cái xương gửi giám định là của một người có quan hệ huyết thống mẹ con với bà Nguyễn Thị Hiềnmẹ đẻ của chị Lê Thị Thanh Huyền. Vì đây là một vụ việc hết sức quan trọng và gây ra rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội nên chúng tôi không vội trả kết quả ngay mà cần phải xác định một cách chính xác, khách quan rồi mới trả lời kết quả. Chính vì lý do đó, chúng tôi đã đề nghị cơ quan điều tra huyện Gia Lâm thu thêm mẫu của ông Lê Văn Viễnbố đẻ chị Lê Thị Thanh Huyền và thu thêm mẫu của cháu Nguyễn Hữu Hòa là con đẻ của chị Lê Thị Thanh Huyền. Sau 4 ngày giám định tiếp theo, chúng tôi xác định được mẫu xương là của một nạn nhân là con đẻ của bà Nguyễn Thị Hiền và ông Lê Văn Viễn. Đồng thời, chúng tôi cũng xác định được nạn nhân đó là mẹ đẻ của cháu Nguyễn Hữu Hòa. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra kết luận để gửi cơ quan điều tra, và cơ quan điều tra chắc chắn sẽ xác định được đây là thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền.
Video đang HOT
Khi đã xác định được thi thể đó chính là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, chúng ta có thể khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân gây tử vong hay không?
Trong thực tế, để xác định được nguyên nhân gây tử vong của một thi thể nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể đó là tình trạng của nạn nhân nếu nạn nhân còn nguyên vẹn, chúng ta có thể xác định được nguyên nhân gây tử vong dễ dàng hơn. Trong trường hợp thi thể mà chúng ta phát hiện thì đã không còn nguyên vẹn, phần lớn chỉ còn xương. Việc xác định nguyên nhân chết của cái xương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vấn đề đặt ra là xác định xem có những tổn thương gì trên xương không và những tổn thương trên xương ấy do công cụ gì gây ra. Việc đó là việc của các nhà pháp y học, họ sẽ phải tiến hành giám định từng mảnh xương để xem có bị tổn thương gì hay không.
Một trong những cái quan trọng nhất của vụ án này theo tôi đó là xác định xem xác chết vứt xuống sông đó, khi vứt xuống sông là sống hay chết, tức là xác định thời gian chết trước hay sau khi bị vứt xuống sông. Để giải quyết được yêu cầu này, đối với xác còn xương như vậy là một việc rất khó khăn. Nhưng với sự phát triển của khoa học hiện đại hiện nay, tôi nghĩ rằng, có thể sẽgiải đáp được phần nào yêu cầu như tôi vừa nói.
Thông thường, với những thi thể sau bao nhiêu ngày vẫn có thể giám định được những tổn thương của cơ thể và sau bao nhiêu ngày không còn khả năng giám định nữa, thưa ông?
Thật ra thi thể mà có thể giám định được nguyên nhân chết, giám định được những tổn thương trên cơ thể phụ thuộc vào tình trạng của thi thể. Nếu như đã để trong một tình trạng rất lâu ngày, các tổ chức phần mềm của cơ thể đã bị thối rữa thì việc xác định các tổn thương của phần mềm là hầu như không làm được nữa. Chỉ có thể xác định tổn thương trên xương, mà muốn xác định điều này thì phải có tác động ngoại lực vào xương thì mới có thể gây tổn thương cho xương.
Trong trường hợp của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, như tôi đã nói các nhà pháp y phải nghiên cứu tất cả các xương còn lại thì mới có thể xác định được sự tác động lên xương hay không. Thời gian thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt ở những nước nhiệt đới như Việt Nam, có độ ẩm cao, nhiệt độ nóng ẩm, thời tiết cộng với côn trùng thì phân hủy rất nhanh, mà phân hủy tử thi như thế thì việc xác định các tổn thương sẽ gặp nhiều khó khăn.
Với việc tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, nó sẽ ảnh hưởng ra sao trong quá trình xử án. Và vụ án sẽ đi theo hướng nào?
Đối với các vụ án có người chết hoặc mất tích thì việc tìm được tung tích nạn nhân là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Khi chúng ta đã xác định được tung tích nạn nhân thì sẽ có căn cứ để xác định được bước điều tra tiếp theo. Biết được tung tích nạn nhân chúng ta biết được thời gian chết, biết được nạn nhân chết như thế nào và trên cơ sở đó chúng ta sẽ có những bước điều tra tiếp theo chính xác hơn.
Trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, chúng ta đã xác định được tung tích nạn nhân, trên cơ sở của những mảnh xương còn lại của nạn nhân đó các nhà điều tra sẽ có phương án tiến hành các bước tiếp theo. Xác định được tung tích nạn nhân còn giúp cho các cơ quan điều tra xác định được nhiều vấn đề khác có liên quan đến nạn nhân, chẳng hạn sẽ định danh được tội mà thủ phạm gây ra, xác định được lời khai của thủ phạm. Lời khai trước đây có nhưng chưa xác định được tung tích nạn nhân thì chưa kiểm chứng được lời khai có chính xác hay không của cả hung thủ và những đối tượng biết được những tình tiết có liên quan đến sự việc.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Theo_VnMedia
Tìm thấy xác chị Huyền: Ông đánh cá kể lại phút vớt xác
Khi kéo lờ tôm trên sông Hồng lúc sáng sớm, ông Ngoan hoảng hốt khi nhìn thấy thi thể trong quá trình phân hủy, hai bên đùi có hai mảng bê tông to bằng viên gạch.
Tìm thấy xác chị Huyền: Ông đánh cá kể lại phút vớt xác
Gần 20 ngày sau khi phát hiện xác nữ giới nổi trên sông Hồng, cảnh sát cho biết kết quả ADN của người này trùng với mẫu của mẹ chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường.
Là người đầu tiên phát hiện thi thể xấu số, ông Nguyễn Văn Ngoan (52 tuổi) nhớ lại, 6h30 ngày 18/7, khi đang kéo lờ tôm ở thôn Trung Quang, xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội), ông phát hiện một vật nửa đen, nửa trắng lập lờ trên mặt nước. Vật này cách bờ khoảng 2 m, xung quanh nhiều bèo, cây chuối và rác bám vào.
Tiến lại gần, người đàn ông 52 tuổi giật mình bởi đó là thi thể người nằm úp đang trong quá trình phân hủy không có đầu, không còn bàn tay, bàn chân và mảng bê tông dính ở người. Nạn nhân mặc quần tối màu, áo màu trắng có hoa văn màu tím. Ở hai bên đùi nạn nhân có hai mảng bê tông bằng viên gạch, các vị trí khác ở quần, áo cũng có nhiều vết xi măng nhỏ.
"Vài chục năm làm nghề sông nước, chứng kiến nhiều thi thể trôi sông nhưng tôi chưa từng thấy thi thể nào dị thường không đầu, không tay chân như vậy", ông Ngoan nói. Nói về thi thể trôi sông, người đàn ông vạn chài nhận định nếu cơ thể bị dìm dưới nước, thời gian phân hủy có thể lâu hơn 8 - 9 tháng. Còn khi đã nổi gặp ánh sáng mặt trời sẽ bị phân hủy ngay sau đó vài ngày.
Ông Nguyễn Văn Hậu, trưởng bến đò Văn Đức trực tiếp chứng kiến công tác khám nghiệm kể lại.
Là người trực tiếp chứng kiến công tác khám nghiệm tử thi, ông Nguyễn Văn Hậu, trưởng bến đò Vân Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cho hay khi chưa có giám định ADN, ông đã nghi ngờ đây là xác chị Lê Thị Thanh Huyền. Bởi ngay sau khi vụ án xảy ra, người nhà nạn nhân thường xuyên xuống bến đò để tìm kiếm và miêu tả về ngoại hình, quần áo cho mọi người nơi đây biết.
Theo lời ông Hậu, hôm đó ngoài luật sư, nhiều người được cho là người thân của nạn nhân cũng xuất hiện. "Một phụ nữ luống tuổi xưng là mẹ của nạn nhân đã khóc ngất khi vớt thi thể không nguyên vẹn lên bờ. Bà liên tục nói 9 tháng mới gặp được con xong rồi gục xuống bên người thân", ông Hậu kể.
Vị trí phát hiện thi thể Lê Thị Thanh Huyền.
Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Văn Tuyến - Phó trưởng công an xã Văn Đức cho hay khi nhận được thông tin của người dân, công an địa phương đã có mặt ngay sau đó để bảo vệ hiện trường.
Trưa hôm đó, cơ quan chức năng đã giám định tử thi. Dù chưa khẳng định đó có phải xác chị Huyền hay không nhưng phía gia đình nhận ra chiếc áo và quần giống hệt thời điểm cuối gặp người phụ nữ này.
Cuối giờ chiều 18/7, sau khi dự lễ án táng cho nạn nhân xấu số, gia đình chị Huyền mới ra khỏi nghĩa trang thôn Trung Quang, xã Văn Đức.
Theo Xahoi
Truy bắt hung thủ giết hại vợ chồng chủ tiệm cầm đồ Chưa đầy 24 giờ phá án, cơ quan CSĐT đã bắt được hung thủ giết hại vợ chồng chủ tiệm cầm đồ ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa). Khoảng 9h30 sáng ngày 1/6, công an huyện Đông Sơn nhận được tin báo về vụ án mạng nghiêm trọng tại thôn 3, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn. Vợ chồng anh...