Những dấu hiệu của da báo hiệu cơ thể bạn đang mang bệnh hiểm
Trong một số trường hợp, tình trạng da có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh nội khoa trước khi chúng bắt đầu phát tác nặng hơn.
Cindy Owen – Bác sĩ da liễu, trợ lý giáo sư Khoa da liễu thuộc Đại học Louisville (Mỹ) – sẽ cung cấp cho bạn một số dấu hiệu về da giúp cảnh báo sớm các bệnh nội khoa nghiêm trọng. Điều này hết sức quan trọng trong việc tìm ra dấu hiệu bệnh sớm, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh trước khi chúng phát triển trầm trọng hơn.
Trong một số trường hợp, tình trạng da có thể cảnh báo sớm một số bệnh nội khoa trước khi chúng bắt đầu phát tác nặng hơn.
Phát ban bất thường, phát ban không phải do dị ứng thuốc hoặc phát ban đi kèm với sốt, đau khớp, đau cơ, hoặc các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu báo trước bệnh nội khoa hoặc nhiễm trùng.
- Viêm gan C: Phát ban trên mu bàn chân và cẳng chân, nếu không phải là phản ứng với thuốc trị nấm hoặc topical steroids (là loại steroid dùng tại chỗ cho tổn thương giảm nhanh nhưng chỉ giảm tạm thời), thì có thể đây là dấu hiệu nhiễm viêm gan C, hay còn gọi là hồng ban hoại tử đầu chi – một dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm gan.
- Hội chứng DRESS: Thông thường, phát ban có liên quan đến việc dị ứng thuốc mới. Tuy nhiên, cần theo dõi nghiêm ngặt vì phát ban rất có thể nặng hơn dẫn đến hội chứng gây nguy hiểm đến tính mạng có tên DRESS (Viết tắt của phản ứng thuốc phát ban kèm tăng bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng toàn thân). Tình trạng bệnh kéo dài từ vài tuần, thậm chí đến vài tháng sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới và rất khó chẩn đoán. Biểu hiện bệnh là phát ban da, kèm theo sốt, sưng hạch, tăng bạch cầu ưa eosin, bệnh lý hạch và có thể ảnh hưởng toàn thân bao gồm tổn thương gan, tim, thận, phổi và tuyến giáp. Bác sĩ Owen khuyên bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu DRESS nào.
Viêm da cơ có liên quan đến ung thư nội khoa, trong đó phổ biến nhất là ung thư buồng trứng.
- Ung thư: Viêm da cơ là bệnh viêm cơ với những thay đổi rõ rệt trên da và 20% có liên quan đến ung thư nội khoa, trong đó phổ biến nhất là ung thư buồng trứng. Dấu hiệu trên da bao gồm phát ban màu tím trên mí trên của mắt và trong các vùng da tiếp xúc với mặt trời, sưng vẩy trên các đốt ngón tay, mạch máu nổi lên trên các rìa móng tay, xướt da nghiêm trọng quanh rìa móng tay. Bác sĩ Owen lưu ý rằng, những dấu hiệu này nếu chỉ biểu hiện nhẹ thì sẽ được chẩn đoán viêm da, trước khi được xem xét đến ung thư giai đoạn sớm.
Da nổi mụn thịt, khối u
Bất kỳ một khối thịt mới nào xuất hiện trên da cũng đều được bác sĩ chuyên khoa xem xét kỹ bởi vì nguy cơ ung thư da ở đây rất cao. Thi thoảng, mụn thịt là dấu hiệu di căn của ung thư nội khoa. Ngoài ra, khối u trên da cũng tiên đoán cho bệnh nội khoa hoặc một số hội chứng di truyền khác. Ví như những khối u da màu vàng hoặc vàng sáp trên cánh tay, chân có thể chỉ ra hàm lượng chất béo trung tính cao, thường là dấu hiệu bệnh tiểu đường không tự chủ.
Video đang HOT
Sự thay đổi màu da
- Một ví dụ phổ biến nhất: Vàng da là dấu hiệu của bệnh viêm gan.
- Ngoài ra, vùng da sẫm màu trên các nếp nhăn, trên vùng da chịu nắng,trên khớp hay vết sẹo cũ có thể là dấu hiệu bệnh tuyến thương thân, chẳng hạn bênh Addison (một rối loạn hiếm gặp của tuyến thượng thận).
- Màu da sậm, có màu đồng thiết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể là một dấu hiệu của khiếm khuyết di truyền trong sự trao đổi sắt dẫn đến suy gan, được biết đến với cái tên hemochromatosis – một rối loạn gây ra do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống.
Thay đổi kết cấu da
Bất kỳ sự mềm hay xơ cứng da bất thường đều là dấu hiệu bệnh lý.
- Xơ cứng bì toàn thể (Systemic sclerosis) là một bệnh tự miễn, trong đó những dấu hiệu ban đầu là sưng, tiếp theo là xơ cứng da. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến xơ cứng cơ quan nội tạng như phổi hoặc tim.
Vàng da là dấu hiệu của bệnh viêm gan.
- Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans): Biểu hiện bên ngoài bằng những mảng da màu nâu thẫm hoặc nâu xám ở các nếp của cơ thể như nách, cổ, bẹn, rốn, quanh hậu môn hoặc cơ quan sinh dục… Bệnh thường gặp ở người béo phì, nhưng đây nó còn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường sớm hoặc thậm chí là ung thư một cơ quan nội tạng.
- Bệnh nhão da (cutis laxa): Bệnh mô liên kết da hiếm gặp khiến da trở nên thiếu đàn hồi và tạo thành những nếp chảy xệ, lão hóa. Đây còn có thể là dấu hiệu ung thư hạch hoặc đa u tuỷ và có thể liên quan tới bệnh mất tính đàn hồi của cơ quan nội tạng. Bác sĩ Owen lưu ý thêm nếu được chẩn đoán đúng, có thể làm chậm tiến triển của bệnh.
Lời khuyên của bác sĩ Owen:
Bác sĩ Owen khuyên bạn nên đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan tới:
- Phát ban không kèm theo một nguyên nhân cụ thể.
- Phát ban không phải là phản ứng với bất cứ loại loại điều trị nào.
- Phát ban kèm sốt, đau cơ hoặc các triệu chứng bất thường khác.
Theo Trí Thức Trẻ
Ngăn chứa nước tủ lạnh có thể là ổ dịch
Sốt xuất huyết là căn bệnh khá quen thuộc và đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đây là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây lan do muỗi chứa vi rút truyền từ người này sang người khác.
Làm sạch môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết. Tranh minh họa
Dấu hiệu đặc trưng của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết lưu hành ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh dễ gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đột ngột, sốt cao trên 38,5oC, kéo dài từ 5-7 ngày với các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, có ban xuất huyết, đốm xuất huyết hoặc chảy máu và có thể sốc do mất máu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi và có tới 2 - 2,5% trong số mắc đã tử vong. Năm 2014, sốt xuất huyết vẫn lưu hành với tỷ lệ cao tại nhiều quốc gia, trong đó Malaysia tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Tại nước ta, sốt xuất huyết được đưa vào là một trong những bệnh thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế. Bệnh thường tập trung ở các tỉnh miền Nam, miền Trung. Mỗi năm trung bình nước ta có khoảng 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và có khoảng 100 người tử vong vì bệnh này.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh, thành. Số bệnh nhân mắc giảm so với cùng kỳ năm trước tới hơn 40% nhưng bệnh cũng đã cướp đi sinh mạng của 7 người.
Ổ dịch có thể nằm ngay trong nhà
Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện chưa có thuốc và vắc xin điều trị sốt xuất huyết, trong khi đó tập quán của nhiều người dân là hay dự trữ nước trong các thùng, chum, vại... Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường, phòng bệnh còn yếu nên khả năng xảy ra dịch là rất lớn.
Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp phòng chống như diệt bọ gậy/loăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc và số tử vong.
Trong gia đình, có rất nhiều nơi muỗi có thể sinh sản như bể, chum chứa nước ăn hay thậm chí là các bình hoa tươi, ngăn đựng nước xả sau tủ lạnh...
Bộ Y tế đưa ra nhiều khuyến cáo tập trung chủ yếu vào công tác vệ sinh các dụng cụ chứa nước. Theo khuyến cáo này, người dân cần đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần cần diệt bọ gậy/loăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước cho bình hoa thường xuyên; đổ nước ngăn xả sau tủ lạnh thường xuyên hoặc bỏ muối vào, các bát nước kê chân chạn thì cần bỏ dầu hoặc muối để ngăn chặn việc muỗi đẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo: Hàng tuần, người dân cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ...
Ngoài những biện pháp trên thì một điều rất quan trọng là cần ngủ màn, mặc quần áo dài để phòng muỗi đốt. Người dân cũng cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch và khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám tư vấn và điều trị, không điều trị tại nhà.
Theo Hoàng Phương
Gia đình Xã hội
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi chứa virus, bệnh dễ lây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đột ngột, sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 2-7 ngày với các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, có ban xuất huyết,...