Những dấu hiệu cho thấy bạn đã lấy phải một ông chồng chẳng ra gì
Cả ngày làm việc với bao mệt mỏi, vậy mà đến khi đặt lưng xuống giường muốn thủ thỉ với chồng thì anh ấy lại đang mải mê với bộ phim mà quên mất bạn đang ở kế bên.
Không phải tự nhiên mà người ta lại nói: “Hạnh phúc của người đàn bà được đo bằng sự tử tế của người đàn ông”. Và để biết họ tử tế như thế nào, hãy nhìn vào những gì họ làm, họ dành cho người phụ nữ của mình.
Mê nhậu hơn mê vợ
Sống trên đời ai cũng có cho mình ít nhất một đam mê và người ta lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Có người thích viết lách, vẽ tranh, cắm hoa, hay thể thao, nấu nướng… Nói chung miễn là niềm đam mê lành mạnh và có thể mang lại lợi ích nhất định cho bản thân dù là vật chất hay tinh thần.
Tuy nhiên, nếu chồng bạn không có một trong những sở thích kể trên mà đam mê lớn nhất của anh ấy là những cuộc nhậu bù khú với bạn bè, tan giờ làm chẳng bao giờ về nhà mà chỉ biết ghé vào quán chén tạc chén thù cùng chiến hữu thì xin chia buồn với bạn. Một người đàn ông xem rượu chè còn quan trọng hơn người vợ tào khê và những đứa con của mình chứng tỏ anh ấy là một người chồng vô trách nhiệm.
Thích nhìn ngắm gái đẹp trên đường
Mỗi khi cùng bạn ra ngoài, mắt anh ấy luôn sáng như đèn pha khi nhìn thấy các cô gái ăn mặc nóng bỏng lướt qua. Mặc dù bạn rất không hài lòng và đã nhiều lần góp ý nhưng anh ấy vẫn chứng nào tật nấy. Chỉ có thể nói, anh ấy không hề dành cho bạn sự tôn trọng tối thiểu.
Video đang HOT
Quá coi trọng sự nghiệp
Chuyện đàn ông lấy sự nghiệp làm trọng không phải là chuyện quá to tát, thậm chí người ta còn cho rằng đó là một điều rất hiển nhiên. Nếu lấy phải người không lo làm ăn mới đáng nói, nhưng có ai biết một người quá coi trọng sự nghiệp còn kinh khủng hơn. Một tháng 30 ngày anh ấy đã có hơn 20 ngày lao đầu vào những dự án, những đêm tiếp đãi khách để kí hợp đồng. Khi bạn đã say giấc thì anh ấy mới trở về nhà, sáng bạn còn chưa thức thì anh ấy đã vội đi công tác. Vợ chồng ở chung nhà mà cứ như khách trọ, như vậy sẽ có hạnh phúc ư?
Không thể hiện tình cảm
Cả ngày làm việc với bao mệt mỏi, chưa kể về nhà còn trăm thứ phải quay cuồng, nào cơm nước, con cái, tính toán chi tiêu ngày mai… vậy mà đến khi đặt lưng xuống giường muốn thủ thỉ với chồng thì anh ấy hoặc đang mải mê với bộ phim Mĩ, hoặc đã ngáy o o rồi. Những lúc vợ chồng “yêu” nhau anh ấy cũng làm qua loa như nghĩa vụ mà chẳng nghĩ gì đến cảm xúc của vợ. Bấy nhiêu đó cũng thấy được anh ấy rõ ràng không phải một người chồng tốt.
Quá gia trưởng
Dù ở trước mặt mọi người hay khi chỉ có hai vợ chồng thì anh ấy luôn hét ra lửa với bạn. Nhất nhất mọi việc bạn đều phải tuân theo anh ấy răm rắp, anh ấy nói một bạn không được nói hai. Suốt bao năm chung sống, anh ấy chưa bao giờ rửa giúp bạn cái chén hay nhặt giúp bạn bó rau. Tất cả chuyện trong nhà và chăm sóc con cái đều do bạn lo liệu, mặc dù chi tiêu trong nhà cũng đều do hai vợ chồng chia đều. Lấy phải một người gia trưởng, không biết san sẻ với vợ chỉ có thể nói là bạn “bất hạnh” mà thôi.
Theo Blogtamsu
Sao mẹ chỉ xót xa lo cho con gái của mình, còn nàng dâu thì mẹ làm khó?
Bà dặn em chồng tôi: "Bất cứ khi nào rảnh thì về nhà để mẹ tẩm bổ cho". Mẹ chồng tôi quên mất rằng, bà lo cho con gái thế nào thì bố mẹ tôi cũng lo cho tôi như vậy. Thế mà bà lại nỡ ngăn cản tôi về thăm bố mẹ...
Lúc nào mẹ chồng tôi cũng tuyên bố, coi con dâu như con đẻ. Vậy mà thực tế, cách đối xử của bà với con dâu lại khác xa. Nhiều lúc, tôi tự hỏi: Con gái bà đi làm dâu thì bà thương, bà xót. Còn con gái nhà người về làm dâu nhà bà thì bà lại chẳng hề... "nương tay".
Tôi vẫn còn nhớ, sau tuần đầu tiên vợ chồng đi hưởng trăng mật về, mẹ chồng đã gọi tôi vào phòng riêng nói chuyện. Bà bảo, lệ ở nhà này là vợ không được lấn lướt chồng. Dù chồng có làm gì sai thì vẫn luôn là bề trên. Bà không cần biết ở ngoài xã hội, tôi làm ông to bà lớn thế nào, nhưng khi đã về nhà tôi không được quên trách nhiệm tề gia nội trợ.
Trước kia, khi chưa có tôi, bà là người đi chợ nấu cơm, nay bà "bàn giao" căn bếp cho tôi. Tôi phải nấu đủ hai bữa ăn sáng và tối cho mọi người trong nhà. Khỏi phải nói, tôi choáng váng thế nào. Tôi vốn là con gái rượu của bố mẹ. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ biết đi học chứ có bao giờ biết đến bếp núc đâu. Ngày nhà trai đến đón dâu, mẹ tôi cũng đã nói khó để thông gia thông cảm cho tôi. Chính mẹ chồng tôi đã vui vẻ nhận lời và còn bảo, con gái thời @, cô nào chẳng vụng về. Bà sẽ chỉ giáo tôi dần dần.
Vậy mà, bây giờ, bà lại đổ lên vai tôi trọng trách nặng nề như vậy. Những ngày sau đó, tôi vận dụng hết khả năng để cố gắng hoàn thành trách nhiệm con dâu mới. Buổi sáng, tôi không còn được ngủ đến sát giờ đi làm mà phải dậy từ rất sớm để đi chợ. Sau khi mua đủ thức ăn cho bữa tối, tôi vòng qua hàng quà, khi thì mua xôi, lúc mua bánh mì để mang về cho cả nhà ăn sáng. Chiều đến, tôi luôn là người ra khỏi cơ quan đầu tiên, tất tả về nhà nấu cơm. Nhà chồng tôi có quy định, cứ 7 giờ tối là phải dọn cơm ăn.
Vậy mà, bây giờ, bà lại đổ lên vai tôi trọng trách nặng nề như vậy. (Ảnh minh họa)
Bố chồng tôi rất khó tính và gia trưởng, Ông không cần biết vợ con bận bịu gì nhưng đúng giờ mà chưa có cơm là ông nổi giận. Bố mẹ đẻ tôi khá dễ tính trong khoản ăn uống, nhiều khi bữa cơm chỉ cần bát canh rau, đậu phụ luộc là xong. Nhưng, nhà chồng tôi thì trái ngược. Bữa cơm luôn luôn phải có đủ món canh, xào, thịt, cá... Mẹ chồng tôi cũng hay nấu những món lạ mà trước kia tôi chưa từng được ăn. Vì thế, trở thành người đứng bếp, tôi rất lo lắng. Tất nhiên, vốn không giỏi nấu nướng, lại bị áp lực phải nấu nhanh để cả nhà ăn đúng giờ nên những món tôi nấu không tránh khỏi việc chưa hợp khẩu vị mọi người.
Không biết bao lần, khi ngồi vào mâm, mẹ chồng tôi chỉ nếm thử một miếng đã nhăn mặt chê tôi nấu dở. Khi bưng bát đi rửa, nhìn thức ăn tôi nấu bị cả nhà "tẩy chay" thừa ê hề, tôi ứa nước mắt vì tủi thân. Tôi chỉ muốn hét lên với bố mẹ chồng: Tôi đã cố gắng lắm rồi. Bố mẹ có biết rằng, từ khi lấy chồng, trong đầu tôi không còn chỗ cho phim ảnh, thơ ca mà chỉ lẩn quẩn câu hỏi hôm nay ăn gì, phải nấu thế nào cho ngon không? Mới đi lấy chồng, phải xa bố mẹ, tôi không thể tránh khỏi cảm giác nhớ nhà. Vì thế vào cuối tuần, tôi thường muốn rủ chồng về thăm nhà ngoại. Nhưng mẹ chồng tôi lại không muốn như vậy, bà bảo tôi lấy chồng mà "hồn" cứ vương vấn ở nhà đẻ thì làm sao hoàn thành tốt trách nhiệm dâu con. Rồi các ngày cuối tuần, tôi phải dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện gần gũi với các thành viên trong nhà chồng. Ngay như việc bố mẹ tôi thường gọi điện cho tôi hỏi han, bà cũng khó chịu ra mặt. Biết chuyện, bố mẹ tôi dù rất nhớ con nhưng chẳng còn dám mong tôi về nữa. Thay vào đó, ông bà còn bảo tôi một hai tháng hãy về nhà để "toàn tâm toàn ý" lo cho nhà chồng.
Bố chồng tôi rất khó tính và gia trưởng, Ông không cần biết vợ con bận bịu gì nhưng đúng giờ mà chưa có cơm là ông nổi giận. (Ảnh minh họa)
Một năm sau đó, em chồng tôi cũng lên xe hoa. Lúc đó, tôi mới có điều kiện để so sánh sự khác biệt trong đối xử của mẹ chồng với tôi và con gái bà. Tôi còn nhớ, khi em chồng tôi mới về nhà chồng được một tháng, trong bữa cơm tối, mẹ chồng tôi than thở với bố chồng: "Ông xem, nhà chồng nó ác quá. Ai đời bắt con bé phải nấu ăn cho cả đại gia đình. Nó thì biết gì đâu. Họ giàu thì thuê người giúp việc chứ sao lại đổ việc nhà lên con nhà mình vậy".
Bà quên mất rằng, tôi cũng đang phải làm tất cả mọi việc trong nhà mà chưa một lần bà hỏi tôi có vất vả không. Những ngày sau đó, mẹ chồng tôi bỗng nhiên nhận đi chợ thay tôi. Tôi để ý bà mua nhiều thức ăn hơn hẳn mọi khi. Sau đó, bà chủ động vào bếp, lúi cúi nấu nấu nướng nướng. Đến chiều, tôi thấy em chồng ghé về nhà và xách đi những hộp nhựa đựng đầy thức ăn mà mẹ chồng tôi đã chuẩn bị sẵn. Thì ra, bà cực chẳng đã phải nấu ăn giúp con gái. Tôi còn thấy bà giấu diếm giúi tiền cho em chồng tôi để nếu đi chợ mà hụt tiền tháng thì lấy ra để bù vào.
Lại đến một ngày, em chồng tôi trở về nhà, khóc lóc với mẹ chồng tôi. Em than nhà chồng quá hà khắc, ai đời mẹ chồng cấm chỉ chồng nó không được giúp vợ việc nhà. Bà còn nghĩ ra các việc để con dâu làm, nhiều hôm đến đêm mà nó vẫn chưa hết việc. Bà liền gọi điện ngay cho con rể, mắng nó không biết thương vợ. Rằng em chồng tôi sức khỏe yếu, ở nhà lâu nay được bố mẹ cưng chiều nên phải làm nhiều thì sẽ ốm. Bà còn bảo em rể tôi không được nghe lời mẹ mà luôn phải đứng về phía vợ. Nghe đến đây, tôi bỗng nhớ đến hoàn cảnh của mình. Chẳng may chồng tôi có giúp tôi rửa cái bát mà bị mẹ chồng nhìn thấy là bà sa sẩm mặt mày, tức tối. Rồi bà sẽ gọi tôi lại, nói chồng tôi là đàn ông phải làm công to việc lớn. Chồng tôi đi làm mệt, phải nghỉ ngơi để lấy lại sức. Mấy chuyện lẻ tẻ, tôi không được phép "nhờ" chồng làm. Nếu chồng có trót bênh vực tôi thì bà bù lu bù loa, bảo chồng tôi bất hiếu, có vợ thì quên mẹ. Thế mà bây giờ, bà lại dặn con rể phải chống lại mẹ đẻ để bảo vệ con gái của bà
Em chồng tôi lập gia đình có mấy ngày mà tối nào tôi cũng thấy mẹ chồng tôi gọi điện cho em. Mấy ngày không thấy em về là mẹ chồng tôi nhắc. Bà lo em chồng tôi về bên đó có được nhà chồng đối xử tốt không? Bà dặn em chồng tôi: "Bất cứ khi nào rảnh thì về nhà để mẹ tẩm bổ cho". Mẹ chồng tôi quên mất rằng, bà lo cho con gái thế nào thì bố mẹ tôi cũng lo cho tôi như vậy. Thế mà bà lại nỡ ngăn cản tôi về thăm bố mẹ. Mỗi lần em chồng về, bà mừng rỡ, sai tôi nấu món này món nọ đãi em. Em chồng chỉ việc ngồi chơi xơi nước, còn tôi thì lụi cụi nấu nướng, cơm bưng nước rót tận nơi. Ăn xong, em đi về luôn còn tôi lại lụi cụi dọn dẹp một mình.
Mẹ chồng tôi nói em là khách, cấm tôi sai em làm việc gì. Sợ nhà chồng của em không thương em, dù trong bụng không bằng lòng nhưng bà vẫn ra sức lấy lòng thông gia. Trong nhà có của ngon vật lạ gì, bà đều gói lại để mang sang bên đó biếu bố mẹ chồng em.
Cũng là mẹ, nhưng sao mẹ chồng tôi chỉ xót xa lo cho các con gái của mình còn nàng dâu thì... phân biệt đối xử thế này?
Theo Blogtamsu
Đàn ông mà đánh vợ thì chỉ là "đồ hèn" mà thôi Anh cứ thao thao kể chuyện với bạn nhậu rằng, hôm nay anh vừa cho bà vợ anh một trận nhừ tử nên cứ yên tâm mà uống, bà ấy không dám gọi điện giục anh về. Nhìn khuôn mặt hớn hở của anh khi kể &'chiến tích' của mình, thật đáng khinh bỉ. Khinh bỉ bởi lẽ, anh xem chuyện đánh vợ...