Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thận không được bỏ qua
Bệnh thận thường diễn biến âm thầm, dấu hiệu ban đầu khó nhận biết nên việc phát hiện sớm bệnh giúp điều trị kịp thời và ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng.
Buồn nôn và ói mửa có thể là dấu hiệu của bệnh thận. ẢNH: FOODOFY.COM
Khi thận bị suy giảm chức năng, các chất phế thải, độc tố và nước sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo The Health Site, khi bị bệnh thận, những dấu hiệu dưới đây thường xuất hiện.
Thay đổi khi đi tiểu. Nếu bạn thường phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Điều này thường xảy ra khi chức năng lọc của thận bị suy yếu và những thay đổi khác như nước tiểu có nhiều bọt, nước tiểu có máu, đi tiểu khó khăn. Nếu có các triệu chứng trên bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.
Phù nề. Khi thận bị suy giảm chức năng, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ và tích tụ lại trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt và bàn tay.
Mệt mỏi, chán ăn. Nếu bạn cảm thấy rất mệt mỏi cho dù đã ngủ ngon đêm hôm trước, điều này có thể thận đang gặp vấn đề. Khi bị suy yếu, thận sẽ không sản xuất đủ lượng erythropoietin, một loại hoóc môn cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu dẫn đến mệt mỏi và thiếu máu. Ngoài ra, chán ăn đi kèm buồn nôn, ói mửa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận và hiện tượng này xảy ra khi có sự tích tụ độc tố trong cơ thể.
Chóng mặt, khó tập trung. Thận suy yếu sẽ gây ra thiếu máu và làm cho não không nhận đủ ô xy. Do vậy, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Thiếu máu cũng khiến bạn cảm thấy lạnh một cách bất bình thường cho dù đang ở trong một môi trường ấm áp.
Video đang HOT
Ngứa da, chuột rút. Khi thận bị suy giảm chức năng, các chất thải sẽ tích tụ trong máu và điều này gây phát ban, ngứa ngáy trên da. Ngoài ra, thận suy yếu còn gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải trong cơ thể, khiến bạn thường xuyên bị chuột rút.
Hơi thở có mùi hôi. Chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi và sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu mang ô xy đi khắp cơ thể khiến bạn bị khó thở. Hơn nữa, thận suy yếu làm tăng mức độ urê trong nước bọt. Urê này được phân hủy thành amoniac gây ra hơi thở có mùi khai như nước tiểu. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nói trên, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Lê Loan
Theo Thanhnien
Dấu hiệu nhận biết suy thận
Theo các nghiên cứu gần đây, suy thận đứng hàng thứ 3 trong danh sách các bệnh phổ biến, sau bệnh tim và ung thư.
Ảnh minh họa
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm này.
Rối loạn tiểu tiện
Khi lượng nước tiểu ít hơn, đó có thể là dấu hiệu thận đang gặp rắc rối. Mặt khác, nếu bạn đi tiểu nhiều vào đêm, bạn cũng có nguy cơ bị bệnh thận vì tình trạng này thường xuất hiện khi bộ lọc thận bị tổn thương.
Tiểu ra máu
Nếu bạn bị tiểu đau, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu có lẫn máu trong nước tiểu, tốt nhất là nên đi kiểm tra vì có thể đây là dấu hiệu suy thận.
Phù chân
Khi bàn chân và mắt cá chân bị sưng phù như quả bóng, bạn cần đi kiểm tra. Phù chân là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm, trong đó tình trạng giữ natri khiến chân bị phù lên.
Không muốn ăn
Ăn không ngon, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn là dấu hiệu đáng báo động khác. Tình trạng này xảy ra khi có sự tích tụ độc tố trong cơ thể, cuối cùng có thể dẫn tới suy thận.
Mắt sưng
Khi thận bị rò rỉ lượng lớn protein trong nước tiểu, mắt có thể bị sưng, phù.
Co rút cơ
Mất cân bằng điện giải có thể do chức năng thận suy giảm. Vì vậy, nếu bạn bị co rút cơ cả ngày, đây có thể là dấu hiệu thận có vấn đề.
Nước tiểu có bọt
Nước tiểu có bọt là dấu hiệu rõ ràng của suy thận. Bạn cũng sẽ thấy nước tiểu có mùi lạ và không nên bỏ qua dấu hiệu này.
Ngứa da
Khi thận không thể duy trì được sự cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng trong máu hợp lý, da sẽ trở nên ngứa. Nếu các loại kem và thuốc không giúp giảm tình trạng ngứa da, bạn cần đi khám bác sĩ.
Theo BS Tuyết Mai/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Những điều ít biết về hội chứng chân không nghỉ Hội chứng chân không nghỉ - RLS - là căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nó có thể cảnh báo bệnh tim và huyết áp cao, theo Prevention. Ảnh minh họa: Shutterstock RLS chia thành hai cấp độ gồm cấp 1 và cấp 2, theo ông David Raizen, nhà nghiên cứu giấc ngủ và trợ lý giáo sư thần kinh học tại...