Những dấu hiệu cảnh báo bệnh gan bạn cần quan tâm
Hôi miệng, da ngứa, thiếu tập trung, vết thâm, bầm tím, ra máu, lòng bàn tay đỏ là dấu hiệu cảnh báo gan có vấn đề.
Ảnh minh họa
Da ngứa
Có lẽ bạn không coi trọng việc ngứa da trừ khi bị phát ban. Nhưng da ngứa có thể xảy ra khi mật chảy vào máu do tổn thương gan.
Khi ống mật của bạn bị tắt, mật bị ứ đọng và chảy ngược vào máu rồi tích tụ dưới da, ngứa, theo Health 24.
Nhện nhện
Đây là những mao mạch nhỏ giống như nhện, có thể nhìn thấy dưới da. Chúng xuất hiện bởi mức độ estrogen cao hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy gan không hoạt động đúng và chuyển hóa hormone.
Những tĩnh mạch này thường xuất hiện trên mặt và chân vì sự mở rộng của các tiểu động mạch.
Bầm tím và ra máu
Nếu bạn bị bầm tím hoặc ra máu dễ dàng sau khi bị thương, có thể là dấu hiệu cho thấy gan không khỏe mạnh.
Video đang HOT
Hôi miệng
Hơi thở có thể chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như viêm xoang hoặc bệnh nướu răng. Đây cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của tổn thương gan.
Hôi miệng trong suy gan còn được gọi là Foetor Hepaticus. Lúc ấy một mùi trái cây, mùi xạ hương trong hơi thở được gây ra bởi nồng độ dimethyl sulphide cao, xuất hiện trong máu của bạn khi bị xơ gan.
Vết thâm và tăng sắc tố trên mặt
Sắc tố nâu trên mặt có thể xảy ra nếu gan không hoạt động như bình thường.
Khi gan không hoạt động đúng, estrogen trong hệ thống tăng lên. Điều này làm cho một chất có tên tyrosinase, một loại enzyme có chứa đồng tạo ra nhiều melanin (sắc tố da) và gây ra các nhược điểm trên mặt hoặc toàn bộ cơ thể.
Lòng bàn tay đỏ
Đỏ, nóng rát lòng bàn tay, còn được gọi ban đỏ lòng bàn tay, có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. Tình trạng này xảy ra là kết quả của nồng độ hormone bất thường trong máu.
Thiếu tập trung
Thiếu tập trung có thể là một dấu hiệu lá gan không khỏe mạnh.
Hai trong số các chức năng quan trọng nhất của gan là giải độc và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Khi máu bị quá tải với độc tố, kết quả từ gan không hoạt động đúng, não của bạn có thể bị ảnh hưởng. Kết hợp với việc chuyển hóa năng lượng chậm chạp, điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự minh mẫn của tinh thần.
Cao Khẩm
Theo VNE
4 hiểu sai khiến nhiều người ngại tiêm chủng
Hệ miễn dịch của con người khỏe mạnh hơn nhiều người vẫn nghĩ. Tiêm chủng trong phần lớn các trường hợp sẽ giúp hệ miễn dịch mạnh hơn.
Tiêm vắc xin sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch - SHUTTERSTOCK
Những ngộ nhận thường thấy về tiêm chủng vắc xin gồm:
Vắc xin có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng
Vắc xin đúng tiêu chuẩn sẽ trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được đưa vào sử dụng. Người tiêm có thể bị một số tác dụng phụ nhẹ như bầm tím hoặc cảm thấy mệt mỏi trong khoảng một ngày sau khi tiêm.
Tuy nhiên, tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm vắc xin là cực kỳ hiếm gặp, Reader's Digest dẫn lời chuyên gia dịch tễ học tiến sĩ Jennifer Fisher thuộc bệnh viện NYU Langone Medical Center (Mỹ).
Hệ miễn dịch trẻ em không thể xử lý nhiều loại vaccine
Trên thực tế, tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Tiêm nhiều loại vắc xin cũng lúc chỉ làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi tạm thời.
Trong các trò chơi và hoạt động thường ngày, cơ thể trẻ bị phơi nhiễm đến hàng trăm loại vi rút và vi khuẩn. Do đó, tiêm một vài loại vắc xin phòng bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch, ngay cả là với trẻ sơ sinh, các chuyên gia sức khỏe cho biết.
Thậm chí, các nghiên cứu gần đây còn phát hiện hệ miễn dịch có thể mạnh hơn khi kết hợp tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc, tiến sĩ Fisher cho biết.
Không nên tiêm vắc xin khi bị cảm lạnh
Hệ miễn dịch mạnh hơn so với mức mà nhiền người vẫn nghĩ. Do đó, tiêm vắc xin sẽ không khiến bệnh cảm lạnh từ nhẹ trở thành nặng, theo Reader's Digest.
Ngay cả với trẻ em, nếu trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi, viêm tai hoặc tiêu chảy nhẹ thì cũng có thể tiêm vắc xin mà không làm cho các triệu chứng bệnh nặng hơn, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC).
Tuy nhiên, với những người mắc các bệnh mạn tính hoặc bệnh nặng thì hoàn toàn khác. Những trường hợp này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Vắc xin có thể bảo vệ tuyệt đối
Trên thực tế, người đã tiêm chủng vắc xin vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Thế nhưng, tỷ lệ này là rất thấp. Tại Mỹ, các mũi tiêm vắc xin cho trẻ em, chẳng hạn như bệnh thủy đậu, theo khuyến nghị của CDC có thể bảo vệ đến 95 % số trẻ được tiêm chủng, bà Fisher cho biết.
Có từ 1 đến 5 % trẻ không hình thành khả năng miễn dịch sau tiêm sẽ tiếp tục được tiêm liều thứ hai, giúp nâng tỷ lệ phòng bệnh lên mức gần 100 %, theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
Kỹ năng sơ cứu: Cách sơ cứu khi bị gãy xương nhanh và an toàn nhất Tai nạn gãy xương là một trong những tai nạn phổ biến nhất trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Chính vì thế, trang bị cho mình kỹ năng xử lý sau là hết sức quan trọng. Xương gãy hoặc rạn nứt là một chấn thương đáng kể và cần được chăm sóc y tế. Tuy nhiên, việc sơ cứu kịp thời...