Những dấu hiệu báo động đỏ cảnh báo ung thư phổi
Người bị ung thư phổi thường có các dấu hiệu báo động đỏ như: ho ra máu, đau ngực, thỉnh thoảng co giật, đặc biệt giảm cân rất nhanh.
Có bệnh nhân giảm đến 10kg trong 3 tháng.
Có nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư phổi, tuy nhiên khoảng 90% bệnh nhân là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá bị động) trong thời gian dài. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Trong các nguyên nhân này, tác nhân thuốc là nguy hiểm nhất. Đặc biệt với ung thư tế bào nhỏ do thuốc lá rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong rất cao, chỉ khoảng 6% sống được 5 năm, do bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, cơ hội sống sót thấp.
Do dấu hiệu ung thư phổi rất khó phát hiện sớm do dấu hiệu khởi phát nghèo nàn, chụp Xquang thường không phát hiện được khối u kích cỡ nhỏ.
Ung thư phổi diễn biến rất âm thầm, chỉ có triệu chứng ở giai đoạn muộn. Chụp Xquang thông thường không thể phát hiện sớm tổn thương và đến nay cũng chưa có phương pháp nào phát hiện được sớm bệnh thực sự có hiệu quả.
Video đang HOT
Theo thống kê, ngay tại các nước phát triển, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2). Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu ung thư phổi rất nghèo nàn. Các biểu hiện như ho khan dai dẳng, sốt về chiều, sút cân, đau ngực, ho ra máu… đều không phải những dấu hiệu đặc hiệu của ung thư phổi, các triệu chứng này cũng dễ gặp trong viêm nhiễm phế quản phổi.
Nhưng khi đã có những dấu hiệu này báo động đỏ nguy cơ ung thư phổi. Có những bệnh nhân khi chụp Xquang phát hiện ra, khối u đã to 2-10cm.
Ho là dấu hiệu gặp trong ung thư phổi nhưng ho cũng biểu hiện rất nhiều bệnh lý khác. Nên nếu xuất hiện ho nhiều, ho ra máu, đau đầu, đau ngực, thỉnh thoảng bị co giật, đặc biệt giảm cân rất nhanh là những dấu hiệu báo động đỏ của tình trạng ung thư phổi.
Tại Việt Nam, ng thư phổi đứng thứ hai về số ca mắc và tử vong, nhưng trên 75% bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn.
Để phòng ung thư phổi, việc đầu tiên hãy từ bỏ thuốc lá và tránh nguy cơ bị hút thuốc lá thụ động.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi, tăng cơ hội cứu chữa và cải thiện chất lượng sống
Hằng năm có khoảng 10% người không sử dụng thuốc lá tử vong do bệnh lý ung thư phổi. Con số tử vong trên những người bệnh có liên quan đến hút thuốc lá cao gấp 9 lần.
Những dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi rất khó nhận biết, khiến nhiều người bệnh khi phát hiện bệnh đã rơi vào giai đoạn trễ. Do đó, tầm soát ung thư phổi định kỳ đối với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người thường xuyên hút thuốc là rất quan trọng. Việc kịp thời kiểm soát bệnh từ giai đoạn sớm sẽ tăng khả năng sống cho người bệnh cũng như duy trì chất lượng sống sau điều trị.
Ảnh minh họa
Thuốc lá: nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới, với hơn 2 triệu ca mắc mới mỗi năm và 2/3 trong số đó tử vong. Riêng tại nước ta, mỗi năm có 20.000 ca tử vong và mỗi ngày trong nước có hơn 90 ca mắc mới căn bệnh ung thư phổi này. Điều đáng lưu ý là theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, 90% số người chết do ung thư phổi đều liên quan đến tác nhân thuốc lá. Trong khi đó, theo báo cáo của Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng phát hiện có 10-15% những người chết do ung thư phổi tại Mỹ, chưa từng tiếp xúc với thuốc lá.
Ở giai đoạn đầu, bệnh không có các dấu hiệu đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Các triệu chứng đáng chú ý bao gồm ho dai dẳng nhưng không đáp ứng với các thuốc thông thường, đau tức ngực, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, ho ra máu, sụt cân, v.v... Tuy nhiên, với bấy nhiêu triệu chứng thường không làm người bệnh nghĩ đến ung thư phổi.
"Tầm soát thường xuyên là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ mắc cao như hay hút thuốc, thường tiếp xúc với các chất độc hại, môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, amiang, phóng xạ radon, chất độc asen" , TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh (Chuyên khoa Nội Phổi - Bệnh viện FV) cho biết.
TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh (Chuyên khoa Nội Phổi- Bệnh viện FV) đang thăm khám cho bệnh nhân
Thuốc lá không chỉ là tác nhân lớn gây ra bệnh ung thư phổi, mà còn có thể dẫn tới 20 loại bệnh ung thư khác, các vấn đề tim mạch, suy nhược thần kinh,... Do vậy, bác sĩ Tường Oanh đặc biệt khuyến nghị người trên 50 tuổi và sử dụng thuốc lá trên 15 năm là đối tượng chính nên thực hiện tầm soát ung thư phổi.
Ung thư phổi - phát hiện sớm tăng cơ hội sống cho người bệnh
Cô Lê Thị B (70 tuổi, Tp.HCM) một bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi (loại không tế bào nhỏ) dù cô không hút thuốc và cũng không tiếp xúc nhiều với môi trường có khói thuốc. Cô B là người khá quan tâm đến sức khỏe nên thường xuyên thăm khám và tầm soát bệnh. Nhờ vậy, năm 2011, cô đã phát hiện được căn bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Sau thời gian chữa trị kịp thời tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, bệnh viện FV, sức khỏe của cô đã hồi phục và khỏe mạnh cho đến nay.
Bác sĩ Tường Oanh cho biết: "Đối với bệnh ung thư phổi, việc phát hiện sớm mang lại kết quả điều trị rất khác biệt. Có thể cứu sống được người bệnh, kéo dài thời gian sống, hay cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ". Hiện nay, tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật CT scan liều thấp giúp phát hiện sớm những khối bướu nhỏ, hay những bất thường ở phổi mà khó được phát hiện bằng phương pháp chụp phim X-quang qui ước. Phương pháp CT scan liều thấp an toàn khi liều bức xạ được đặt ở mức thấp, có thể không sử dụng thuốc cản quang nên không gây ra các phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ.
Sau khi tầm soát, nếu có các bất thường về phổi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tư vấn và thăm khám sớm bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của Chuyên khoa Nội Phổi. Khoa có sự tham gia điều trị của TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp và lao phổi; Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Tiến sĩ Đại học Y khoa Shiga (Nhật Bản), Trưởng bộ môn lao và bệnh phổi ĐH Y Dược Tp.HCM, hơn 18 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, phổi và lồng ngực.
Từ ngày 25/5 - 30/6/2021, Bệnh viện FV sẽ giảm 20% gói chụp CT scan liều thấp tầm soát ung thư phổi cho các đối tượng có nguy cơ cao như: người trên 55 tuổi, từng hút thuốc 1 gói/ngày trong 30 năm hoặc 2 gói/ ngày trong 15 năm; hoặc những người có tiếp xúc với các chất độc hại và môi trường ô nhiễm như khói thuốc, amiang, phóng xạ radon, chất asen...
Để đặt hẹn tầm soát, vui lòng liên hệ: Bệnh viện FV, số 6 Nguyễn Lương Bằng, Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 028 62906167 hoặc 0972279420.
Lý do 75% ung thư phổi tại Việt Nam không phát hiện được sớm Ung thư phổi đứng thứ hai tại Việt Nam về số ca mắc và tử vong nhưng trên 75% bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn. PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư phổi là một trong những ung thư phổ biến nhất. Số liệu WHO năm 2020 công bố, Việt Nam có thêm hơn 26.200...