Những đầu bếp mang ‘thương hiệu’ 9X
Rủ nhau tìm đến với các trung tâm dạy nấu ăn nơi vẫn được coi là “thủ phủ” của các cô, các chị, còn có không ít những học viên 9X cũng ghi danh để được mặc tạp dề và cầm dao thái gọt…
Emo – er vẫn sợ đứt tay …
Xòe đôi bàn tay dán đầy những miếng ago trên mấy ngón tay Đỗ Th. (ĐH Hòa Bình) vừa chia sẻ: “Đây là chiến tích cho những lần thái gọt mấy củ xu hào, mấy củ cà rốt trong lần đầu tiên mình… học cách cầm dao”.
Mới tìm đến lớp học nấu ăn cơ bản trong dịp hè, Th. tâm sự: “Mình là con gái, cũng đã 19 tuổi nhưng ở nhà luôn có người giúp việc lo từ A- Z nên thực sự đây mới là lần đầu tiên mình cầm dao gọi là để nấu nướng. Hơn nữa bạn trai mình học khoa nấu ăn trường CĐ Du Lịch nên mình không thể “mù mờ” được”.
Những học viên đặc biệt học đứng ghế
Vừa hoàn thành kỳ thi vào lớp 10, tập hợp được cả bộ tứ tham gia lớp học “nữ công gia chánh” Cẩm Tú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hóm hỉnh chia sẻ: “Coi như cũng là một cách để relax cho học kỳ III vừa qua. Hơn nữa cũng là những khóa học thiết thực dành cho bạn gái chúng mình “cho ngày nay, cho ngày mai và cho muôn đời sau” của gia đình mình nữa”.
Rồi Tú kể thêm: “Trong nhóm ai cũng đã bị đứt tay nhưng lạ nhất có đứa từng là emo – er nhưng vẫn giật mình thon thót, ối ái nhiệt tình mỗi khi “dính đạn”. Cảm giác chơi “tự rạch tay” vẫn khác với cảm giác học “bị đứt tay”.
Video đang HOT
Là thành viên nhỏ tuổi nhất trong lớp học “start to cook – 9X” Nguyễn Hoàng Thanh Trang (Lớp 5 – Trường TH Đoàn Thị Điểm) đến với lớp học “là do mẹ bắt đi, nhưng bây giờ em cũng rất thích. Tự hào nhất là em gái có thể nấu ăn cho anh trai 18 tuổi ở nhà rồi”.
Đội ngũ 9X “sốt” việc gia đình không chỉ có những teen girl mà còn có cả những teen boy rất đặc biệt. “Sau lần đầu tiên nấu ăn cho bạn gái nhưng không được “động đũa” mình đã đăng kí tham gia một lớp học nấu ăn để quyết tâm thay đổi tình hình hy vọng là sẽ có được điều gì đó sau khóa học” - Tuấn Anh (Lớp 12- THPT Đống Đa) thành thật tâm sự.
Cũng giống với Tuấn Anh, H.T. Long (ĐH Thăng Long) sắp cùng bạn gái đi du học trong tháng 8 tới, vì thế, với Long, 10 ngày tham gia học tại lớp học nấu ăn “vừa là để giúp mình có thể tự túc trong việc ăn uống ở bên đó”. Anh chàng cũng bật mí thêm: “Nhưng thiết thực nhất là mình muốn tự tay làm một bữa tiệc nhỏ để cùng bạn gái thưởng thức trong những ngày cuối cùng chúng mình ở Việt Nam. Đó cũng là cách mình muốn lưu lại kỷ niệm đẹp cho ngày quay trở về”.
“Dở khóc, dở cười”
Những lớp học đặc biệt như thế cũng mang đến hàng ngàn những câu chuyện “dở khóc, dở cười” chỉ có ở những vị đầu bếp mang thương hiệu “made in 9X”.
Nấu ăn không chỉ là việc của con gái
Là một giảng viên đã gắn bó với nhiều khóa học “Start to cook” – dạy nấu ăn cho những người mới bắt đầu tại Trung tâm EZ Cooking Class, thầy Nguyễn Mạnh Cường đã cười khi nhắc tới những học viên đặc biệt: “Dạy các em từ những gì nhỏ nhất của việc làm bếp như phân biệt gia vị, các loại củ quả hay như cách cầm dao nên mỗi tiết học đều như là sự khám phá với các em. Bản sắc riêng của mỗi giờ học là những tiếng nhõng nhẽo “con mỏi tay”, “con mỏi lưng”… Và cũng chỉ có những học viên ấy mới dám kêu thầy… ngồi học làm bếp cho không bị mỏi chân”.
Và thêm vào đó là không ít những “tuyệt chiêu” mà teen nghĩ ra rất đặc biệt như Thu Phương – (14 tuổi – du học sinh Canada) đã phụng phịu kêu mỏi tay và không quên đưa ra một sáng kiến “ngày mai con sẽ gọt cho đứt tay để chỉ phải ngồi chơi không phải động vào dao thớt nữa hết mỏi tay luôn”.
Trần Hiếu (Trường THCS Cát Linh) cũng không giấu nổi cảm xúc khi nhắc đến ngày đầu tiên học đứng bếp: “Đúng là cười đến phát khóc. Cả giờ học 2 tiếng đồng hồ em chỉ ngồi để học cách cầm dao sao cho đúng mà không bị run, và gọt đi gọt lại một củ su hào. Tưởng đơn giản vậy mà gọt đến đứt tay vẫn “không thuộc bài” nên đành “nợ môn” ngày mai trả nốt”.
Cũng là bếp trưởng đặc biệt của khu nhà bếp teen, thầy Nguyễn Đỗ Anh Tuấn thành thật chia sẻ: “Dạy pha chế cho các em nhưng cũng gần như kiêm luôn nhiệm vụ làm “bảo mẫu” nào nhắc nhở các em trật tự, chú ý rồi cả việc cấm dùng điện thoại, làm việc riêng trong giờ. Có hôm lớp học còn trang bị thêm ghế không chỉ để ngồi mà còn để ưu tiên cho những học viên đặc biệt với chiều cao chỉ ngang tới mặt bàn… đứng học”.
“Sốt” đừng chỉ là trào lưu
Có thể với vô vàn những lí do không giống ai mà rất nhiều teen đã tìm đến những trung tâm xin được học nghề để làm việc gia đình. Những lớp học chỉ kéo dài từ 10 – 15 buổi đến 1 tháng, nhưng đã thể hiện nhận thức mới của giới trẻ về “nữ công gia chánh”.
Những đầu bếp 9X
Ghi nhận của chúng tôi, những học viên đang ngày càng được trẻ hóa, những lớp học cũng ngày càng được mở rộng phong phú hơn từ những teen yêu thích việc nấu nướng đến những cô cậu chuẩn bị đi du học hay du học sinh khi đã nếm mùi mì gói triền miên… Điều này đang đưa đến một trào lưu mới, một cơn sốt mới tích cực phục vụ thiết thực nhất cho teen.
Lắng nghe tâm sự của cô Linh (Khu TT Thành Công, Hà Nội) đã từng được cô “con gái rượu” 15 tuổi lần đầu nấu 1 món ăn cho cả nhà: “Vừa học ở trung tâm sau những buổi đầu tiên, cô nàng đã đòi “trổ tài” ngay. Làm được một món nộm mà cả căn bếp đều lộn tung. Nhưng cả nhà được thưởng thức món ăn con tỉ mẩn làm cả buổi chiều đã làm cô mừng đến chảy nước mắt…”.
Theo Vietnamnet
Điệu với tạp dề
Không chỉ dừng lại với những mẫu cơ bản mà XinhXinh đã giới thiệu, bạn hoàn toàn có thể tự làm một chiếc tạp dề thật đáng yêu này với những sáng tạo thú vị.
Chuẩn bị:
Một mảnh vải hình chứ nhật kích thước 12,5cm X 75cm (Miếng 1) Một mảnh vải hình chữ nhật kích thước 10cm X 100cm (Miếng 2) Hai mảnh vải kích thước 50cm X 50cm. Với 2 mảnh vải này, bạn chập đôi, cắt chúng như hình vẽ dưới đây. Bạn có thể ướm thử vào người để cắt cho phù hợp. Máy khâu, kim gài cố định, kim khâu Dây để luồn Miếng dán-dính Hoa vải trang tríCách làm:
Gập đôi miếng vải 2 lại, lộn trái
May hai đầu vải, cách mép khoảng 1cm để vải không bị xổ
Lộn phải
Sử dụng đường may zic zắc may phần còn lại, sau đó luồn dây qua đường chỉ
Rút gọn sợi dây luồn để làm nhúm vải, tạo đường lượn sóng như hình dưới
Đặt mảnh vải 2 sau khi đã làm nhúm lên mặt phải của 1 mảnh vải to như hình. Dùng ghim cài cố định chúng lại.
Bạn nhớ để 2 phần đầu của mảnh vải 2 cách miệng khoảng 5cm và lộ ra như hình, dùng kim gài cố định.
Úp mặt phải của mảnh vải to thứ 2 đè lên trên, cân chỉnh cho khớp, dùng kim gài cố đinh. May chúng lại với nhau. Đường may cách mép vải 1cm để tránh xổ vải, không may phần miệng.
Lộn phải
May thêm 1 đường nữa để tạo nếp đẹp.
Miếng vải 1 bạn gập đôi, rồi gập các mép vải lại và may cả 4 cạnh lại tạo thành 1 đai dây như hình. Dùng kim gài cố dịnh 1 phần của đai lên miệng tạp dề.
May miếng dán và miếng dính vào hai đầu của dây đai. Nhớ ướm thử nếu không bạn sẽ may nhầm.
Đính thêm một bông hoa vải trang trí.
Và bạn đã có 1 chiếc tạp dề rất điệu đà và dễ sử dụng rồi.
Gia Nguyên
Ảnh skiptomylove
Theo Xinh Xinh
May tạp dề cực xinh từ chiếc áo phông cũ Lấy chiếc áo của bạn ra và bắt đầu nào! Bước 1: - Cắt lấy toàn bộ phần thân trước của áo nhé! Bước 2: - Gấp ngược phần gấu áo lên rồi khâu theo các đường đã đánh dấu như trong hình để tạo thành những chiếc túi nhỏ cho tạp dề. Bước 3: - Với phần thân sau của áo, ta...