Những danh tướng thất sủng: MacArthur – vị tướng thách thức tổng thống Mỹ
Từng làm mưa làm gió trên khắp Thái Bình Dương, song Douglas MacArthur phải giã từ binh nghiệp trong cay đắng sau cuộc đối đầu với Tổng thống Harry Truman.
Tướng MacArthur ký nhận lời đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trên chiếc tàu USS Missouri trong Thế chiến thứ hai – Ảnh: US Navy
Danh tiếng của Thống tướng Douglas MacArthur (1880 – 1964) thấm đẫm lịch sử hiện đại của Mỹ. Chiến tích chói lọi của ông được ghi lại trong vô số quyển sách, gần nhất là cuốn Chiến tranh của MacArthur: Thiên tài thiếu sót thách thức hệ thống chính trị Mỹ của tác giả Bevin Alexander. Con đường leo lên đỉnh cao quyền lực của ông được xây trên những chiến công hiển hách trong cuộc chiến đẫm máu tại Philippines hồi Thế chiến thứ hai, nhờ tài năng quân sự trời phú.
MacArthur được biết đến với câu nói nổi tiếng: “Trong chiến tranh, chiến thắng vượt trên tất cả”. Vị tướng tài hoa người Mỹ từng tham gia 3 cuộc chiến lớn trong lịch sử hiện đại, gồm Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai (dưới vai trò Tư lệnh lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương) và Chiến tranh Triều Tiên. Ông là một trong 5 nhân vật được phong hàm Thống tướng lục quân của Mỹ. Tuy nhiên, chuyện đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông chính là cuộc đối đầu với Tổng thống Mỹ Harry Truman liên quan đến việc triển khai Chiến tranh Triều Tiên.
Binh nghiệp lẫy lừng
Douglas MacArthur là con nhà nòi đích thực. Ông được sinh ra tại căn cứ lục quân ở Little Rock, bang Arkansas, vào ngày 26.1.1880. Cha ông là trung tướng Arthur MacArthur Jr (người được nhận Huân chương Danh dự và từng là Toàn quyền của Philippines), cháu nội của chính khách Arthur MacArthur Sr. Trong cuốn hồi ký Những ký ức, MacArthur nhớ lại: “Tôi đã học cưỡi ngựa và bắn súng trước khi có thể đọc, viết, hay nói đúng hơn là trước khi biết đi và nói”, theo trang biography.com. Trong Thế chiến thứ nhất, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Sư đoàn bộ binh 42 của Mỹ. Đến năm 1935, Tổng thống Franklin D.Roosevelt chọn MacArthur làm cố vấn quân sự tại Philippines và gửi ông đến đó thiết lập quân đội, trở thành thống tướng tại nước này. Ông giải ngũ vào tháng 12.1937, nhưng được triệu tập trở lại với cấp bậc trung tướng và được bổ nhiệm làm Tư lệnh lục quân Mỹ tại Viễn Đông vào tháng 7.1941. Đến tháng 12, ông trở thành đại tướng khi quân Nhật tấn công trên khắp các mặt trận tại Thái Bình Dương.
Cuộc xâm lược do Nhật Bản tiến hành tại Philippines đã đẩy bật lực lượng Mỹ do MacArthur dẫn đầu khỏi quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, vài năm sau, vị tướng thiên tài đã chỉ huy nhiều chiến dịch thắng lợi trước quân Nhật. Trong suốt thời gian này, ông không ngần ngại lên tiếng chỉ trích các quyết định của thượng cấp về việc tập trung nguồn lực quân sự tại châu Âu hơn là tại Thái Bình Dương. Đến năm 1945, vào cuối cuộc chiến, Tổng thống Truman chỉ định ông vào vị trí Tư lệnh tối cao Lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương. Trong cuộc đời binh nghiệp, tướng MacArthur nhận vô số huân chương danh giá của quân đội Mỹ, trong đó không thể thiếu Huân chương Danh dự, Bội tinh các loại, Ngôi sao bạc, Ngôi sao đồng, Quả tim tím…
Cuộc chiến cuối cùng của MacArthur
Video đang HOT
Trận thua đau đớn nhất trong tất cả các cuộc chiến của vị tướng tài hoa MacArthur chính là trận chiến với Tổng tư lệnh quân đội Mỹ – Tổng thống Truman. Khi cử tri Mỹ bầu tổng thống, họ cũng đồng thời chọn ra một thường dân để lãnh đạo quân đội mạnh nhất thế giới. Đôi khi, việc một dân thường đứng trên mọi quân nhân từng dành trọn đời leo lên các cấp bậc trong quân đội có thể gây nên vấn đề thực sự. Điều đó đã xảy ra vào thời của Truman, làm nổ ra cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa một vị tướng được ngưỡng mộ với một nhà lãnh đạo dân sự không được lòng dân chúng.
Chuyện xảy ra khi CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc vào năm 1950. Quân LHQ, dưới sự chỉ huy của MacArthur, đã nhanh chóng đẩy lui quân miền Bắc và truy đuổi đến tận sông Áp Lục, nằm trên biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã xua quân vượt sông Áp Lục và phản công quân LHQ. Trước đó, Truman đã cảnh báo MacArthur không nên khiêu khích Trung Quốc nhưng ông tự tin Bắc Kinh sẽ không can thiệp, dẫn đến thất bại sau đó. Tức giận trước việc Trung Quốc tham chiến, MacArthur lớn tiếng vận động mở rộng chiến tranh sang bên kia sông Áp Lục, liên tục yêu cầu triển khai chiến dịch không kích các mục tiêu quân sự tại Trung Quốc và thậm chí còn muốn Truman chuyển bom nguyên tử để sẵn ở Okinawa. Ý định của MacArthur là thả từ 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống khu vực Mãn Châu và từ biển Nhật Bản đến Hoàng Hải, tạo ra vành đai bức xạ hạt nhân trong ít nhất 60 năm để ngăn ngừa các cuộc tấn công từ miền Bắc. Lo sợ thái độ quá khích của MacArthur có thể châm ngòi Thế chiến thứ ba, Truman quyết định tước chức tư lệnh của ông vào tháng 4.1951, khiến dân Mỹ bị sốc nặng và phản đối dữ dội lên quốc hội. Trong bài diễn văn từ biệt trước quốc hội, McArthur đã tuyên bố một câu nói để đời mà ông trích dẫn từ một bài ca của lính: “Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ nhạt nhòa dần”.
Dù ra đi trong cay đắng, khả năng lãnh đạo quân sự của MacArthur vẫn được các đời tổng thống Mỹ sau đó nể trọng. Theo biography.com, Tổng thống John F.Kennedy từng khẩn khoản xin ý kiến MacArthur về các vấn đề quân sự và ông đã cảnh báo Kennedy nên tránh gia tăng quân sự tại chiến trường Việt Nam.
Theo TNO
Obama rơi từ đỉnh cao xuống vực thẳm?
Sau 5 cầm quyền, từ ở vị thế "sáng chói", Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với vực thẳm trước mắt khi uy tín của ông liên tục sụt giảm một cách thảm hại. Mặc dù khác biệt mọi thứ nhưng ông Obama hiện tại đang có chung một điểm khá đồng nhất với người tiền nhiệm Bush - đó là con số tỉ lệ ủng hộ của người dân.
Tổng thống Obama (bên phải) và người tiền nhiệm Bush
Khi Tổng thống Obama lần đầu tiên bước vào Nhà Trắng năm 2008, ông đem theo lời cam kết được người dân Mỹ kỳ vọng rất lớn, đó là lật giở qua "trang sử" đáng buồn của thời Tổng thống George W. Bush. Nhưng 5 năm trôi qua, những kỳ vọng dường đã tan vỡ và cuối cùng, đến thời điểm này, hóa ra là người dân Mỹ có cách nhìn nhận về Tổng thống Obama giống như với người tiền nhiệm đã gây thất vọng cho họ.
Chắc hẳn, ông Obama và nhiều người dân Mỹ đến giờ vẫn chưa quên được thời khắc lịch sử vào một ngày đầu năm 2009 khi một vị Tổng thống da màu đầu tiên bước vào Nhà Trắng đem theo ánh sáng rực rỡ của sự cuồng nhiệt, kỳ vọng và niềm tin lớn lao từ hàng triệu triệu con người.
Ông Obama đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ trước biển người nghìn nghịt ở phía dưới đang phát cuồng vì nhà lãnh đạo mới của họ dù thời tiết lúc đó vô cùng giá lạnh, có lúc xuống mức -7 độ C. Ước tính, có khoảng 2 triệu người đổ về thủ đô Washington D.C để được chứng kiến thời khắc lịch sử mà họ chưa bao giờ tin là có thể xảy ra - đó là sự kiện nước Mỹ lần đầu tiên có một Tổng thống da màu.
Không chỉ người dân Mỹ "phát sốt" vì Tổng thống Obama mà người dân khắp thế giới cũng háo hức, cũng vui mừng, nô nức chào đón, mở tiệc ăn mừng sự kiện ông Obama nhậm chức.
Tuy nhiên, 5 năm sau đó, trái với hào quang sáng chói của những ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Obama đang phải đối mặt với sự thất vọng của người dân - điều đáng sợ nhất đối với bất kỳ vị lãnh đạo nào.
Tỉ lệ ủng hộ Obama đang "lao dốc"?
Theo một cuộc thăm dò dư luận của Gallup, tỉ lệ ủng hộ ông Obama trong tuần đầu của tháng 11 trong năm thứ 5 ở trên cương vị Tổng thống Mỹ rất giống với người tiền nhiệm Bush - người bị đánh giá là một trong những Nhà lãnh đạo kém cỏi nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Thực tế còn đáng thất vọng hơn bởi vào thời điểm này, ông Bush vẫn còn vượt người kế nhiệm Obama 1% điểm. Cụ thể, cựu tổng thống Bush được 40% người dân ủng hộ trong khi con số dành cho ông Obama chỉ là 39%.
Theo kết quả cuộc thăm dò của Gallup vừa được công bố ngày hôm qua (5/11), Tổng thống Obama chỉ nhận được sự ủng hộ của 39% người dân trong khi có tới 53% người được hỏi phản đối cách điều hành của ông chủ Nhà Trắng.
So sánh với tỉ lệ ủng hộ của người dân trong thời kỳ tuần đầu tiên hồi tháng 11 năm 2005 của cựu Tổng thống Bush, ông này nhận được 40% lá phiếu ủng hộ, 55% là phiếu phản đối.
Việc so sánh tỉ lệ ủng hộ ông Obama với những con số của cựu Tổng thống Bush có thể sẽ là một điều tồi tệ cho ông chủ Nhà Trắng hơn là chỉ một cái tít tin khó chịu. Như cựu cố vấn của ông Bush - ông Matthew Dowd cho biết trên chương trình "This Week" của đài ABC mới đây, "tổn thất thực sự nằm ở thực tế là những con số ủng hộ thấp kỷ lục thường hạn chế khả năng hồi phục của một vị tổng thống".
Nhấn mạnh đến việc tỉ lệ ủng hộ ông Bush rơi tự do "không phải hoàn toàn vì cơn bão Katrina", ông Dowd cho rằng, Tổng thống Obama cũng đang đối mặt với một cuộc tấn công tương tự từ nhiều mặt trận.
Vào mùa thu năm 2005, Tổng thống Bush khi đó phải đối mặt với cơn khủng hoảng về uy tín do thất bại của ông trong cách xử lý cơn bão Katrina cũng như cuộc chiến ở Iraq. Và dù ông này tái đắc cử nhiệm kỳ hai, uy tín của ông cũng đã sụt giảm 13% điểm, từ mức 53% xuống 40% kể từ cuộc bầu cử tháng 11 năm 2004.
Ngược lại, Tổng thống Obama đang phải đối mặt với tình trạng trì trệ kéo dài của nền kinh tế, sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ khiến chính phủ phải đóng cửa dài ngày, làn sóng chỉ trích về chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia cùng với những thất bại gần đây liên quan đến dự luật về y tế.
Kết quả của một loạt thách thức trên là ông Obama đang phải trải qua một sự sụt giảm uy tín tương tự như của người tiền nhiệm Bush, cũng mất 13% điểm so với tỉ lệ ủng hộ 52% trong Ngày Bầu cử tháng 11 năm 2012 .
Tất nhiên, chẳng có gì được ấn định trước là không thay đổi và những con số đáng buồn trên không đồng nghĩa với việc nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama phải kết thúc đúng như của ông Bush trước đó - nghĩa là các con số tiếp tục sụt giảm liên tiếp xuống 25% trong 3 lần thăm dò dư luận riêng rẽ trước khi ông này kết thúc nhiệm kỳ hai. Vẫn có những nhân tố có thể giúp ông chủ Nhà Trắng khôi phục lại uy tín trong mắt dân chúng Mỹ. Nền kinh tế có thể hồi phục và cải thiện, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới có thể củng cố vị thế cho ông Obama và những cản trở ban đầu đối với sự luật về y tế có thể sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu lịch sử gần đây có thể là một dấu hiệu thì Tổng thống Obama có thể sẽ nhận thấy mình đang rơi vào một tình huống không mong muốn và không chờ đợi - đó là vị trí của một vị tổng thống không được lòng dân mà ông được bầu chọn để thay thế.
So sánh rộng hơn thì hiện tại Tổng thống Obama đang được xếp ở vị trí thứ 5 trong số 8 vị tổng thống gần đây nhất của nước Mỹ. Tất nhiên, đây vẫn là cuộc so sánh uy tín trong quý thứ 19 của nhiệm kỳ tổng thống.
Theo cuộc thăm dò của Gallup, Tổng thống Obama nhận được 44,5% lá phiếu và đang đứng trước ba người tiền nhiệm gồm các ông Bush (43,9%), Lyndon Johnson (41,8%) và Richard Nixon (31,8%). Tuy nhiên, ông Obama lại đứng sau cựu Tổng thống Bill Clinton (58,8%), Ronald Reagan (61,3%), Dwight Eisenhower (59,5%) và thậm chí là cả ông Harry Truman (45%).
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Venezuela dùng F-16 chống mafia Quân đội Venezuela thẳng tay bắn hạ 2 máy bay có dấu hiệu vận chuyển ma túy vào cuối tuần trong nỗ lực triệt phá hoạt động buôn chất cấm. Một trong hai chiếc máy bay bị bắn cháy trên không phận Venezuela - Ảnh: Twitter Tướng Vladimir Padrino, Tư lệnh Trung tâm tác chiến chiến lược thuộc Lực lượng Vũ trang quốc...