Những đàn trâu Sa Pa đi sơ tán tránh rét hại
Đến hẹn lại lên, vào dịp mùa đông giá lạnh, khi thời tiết bắt đầu rét đậm, bà con nông dân vùng núi cao Sa Pa (Lào Cai) lại sơ tán đàn trâu bò xuống vùng thấp ấm hơn để né rét hại.
Cả đoàn người lùa trâu bò đi tránh rét
Lên vùng du lịch Sa Pa ngắm tuyết rơi trong dịp này, du khách sẽ thấy hình ảnh những gia đình đồng bào Mông ở các xã Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải (huyện Sa Pa) lùa cả đàn trâu, đàn bò theo quốc lộ 4D xuống vùng thấp Cốc San, Toòng Sành (huyện Bát Xát) cách xa hàng chục cây số để tránh rét.
Những người dân đi theo nhóm những người cùng làng hoặc cùng gia đình để tiện cùng nhau chăm sóc, bảo vệ đàn trâu bò ở nơi sơ tán cho tới khi hết đợt rét mới đưa trở về nhà. Có những gia đình đã mượn đất của huyện bạn hạ trại trâu bò cho tới dịp qua Tết nguyên đán ấm áp mới về.
Video đang HOT
Chăm sóc gia súc chống lại cái lạnh
Chuồng gia súc phải che kín gió lùa và dự trữ cỏ tươi , cám gạo cho trâu bò ăn thêm để tăng sức đề kháng. Không thả trâu lên rừng khi nhiệt độ từ 12 độ C trở xuống. Đây là những cách chống rét hiệu quả cho trâu bò của hàng vạn hộ nông dân tỉnh Lào Cai mỗi khi mùa đông về.
Trước diễn biến xấu của thời tiết giá lạnh đầu đông 2013 , ngày 15/12/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã có công văn chỉ đạo các cấp, các ngành hữu quan chủ động phòng chống đói rét cho đàn đại gia súc; nơi nào để trâu bò bị chết rét nhiều, chủ tịch UBND huyện đó phải chịu trách nhiêm trước lãnh đạo tỉnh.
Chuẩn bị sẵn thức ăn cho trâu bò.
Những đứa trẻ giúp cha mẹ dẫn trâu bò đi sơ tán.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Trâu bò kiệt sức vì giá rét
Theo dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán, nền nhiệt độ luôn ở mức thấp. Tại các tỉnh miền núi, trâu bò đã bắt đầu chết vì kiệt sức, nhiều nơi phải di chuyển đàn gia súc xuống vùng thấp để tránh băng giá.
Người dân vùng cao đưa trâu bò đi tránh rét
Nếu không cẩn thận, coi như mất trắng
Kể từ đầu đợt rét tới nay, cả nước đã có gần 1.200 con trâu, bò bị chết rét. Trong đó, tỉnh Cao Bằng là một trong những địa phương có số gia súc chết do đói, rét nhiều nhất. Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Bằng ông Hoàng Thái cho biết, đợt rét đậm, rét hại đang diễn ra đã làm chết 85 con trâu, chủ yếu là nghé con có sức đề kháng thấp. Dù tỉnh đã cử các đoàn công tác bám sát các địa phương chỉ đạo chống rét cho đàn gia súc, đồng thời hỗ trợ thức ăn, thuốc phòng ngừa từ trước đó. Tuy nhiên, do hơn 10 ngày qua, nhiệt độ tại một số huyện vùng cao luôn ở mức dưới 10 độ C, nên nghé không còn sức để chịu rét. Ông Thái nhận định, với tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến xấu và rét đậm, rét hại kéo dài thêm nhiều ngày nữa thì nguy cơ sẽ có thêm nhiều gia súc chết. Tỉnh Yên Bái cũng có trên 50 con trâu, bò chết do thời tiết giá rét.
Theo ông Mã Bế Dương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc tại các xã. Bên cạnh đó, yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, hộ chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh, che chắn chuồng đảm bảo đủ ấm, dự trữ thức ăn khô cho đàn gia súc. Đặc biệt, không sử dụng trâu bò cày kéo trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Chị Hoàng Thị Tình, xóm Cô Bây, xã Phong Châu (Trùng Khánh) chia sẻ: Mỗi con trâu, bò trị giá hơn 10 triệu đồng, nếu không chăm sóc cẩn thận thì coi như mất trắng. Gia đình tôi luôn đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn trâu bằng cỏ khô, rơm rạ, cho trâu ăn thêm thức ăn tinh bột để tăng sức đề kháng.
Hạ bạt, trú rét
Còn tại tỉnh Lào Cai, ngay từ khi bắt đầu đợt rét đậm, rét hại, UBND tỉnh đã có công điện chỉ đạo các huyện, TP trên địa bàn, yêu cầu chống rét cho gia súc. Đặc biệt, tỉnh này thông báo, địa phương nào để gia súc chết rét nhiều vì nguyên nhân chủ quan, người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch tỉnh. Hơn nữa, tỉnh cũng khẳng định, sẽ không hỗ trợ cho trâu bò bị chết rét như những năm trước. Có lẽ vì thông báo khá "rắn" này, mà ngay từ đầu mùa rét, một số huyện vùng cao người dân đã phải đưa trâu bò đi tránh rét. Những ngày này, người dân ở khắp các bản, xã của Sa Pa đang khẩn trương lùa đàn gia súc xuống vùng thấp tránh rét để nỗ lực giữ lấy "cơ nghiệp".
Đối với người dân vùng cao Sa Pa, máy cày vẫn chưa thể thay thế con trâu bởi đặc thù sản xuất trên những tràn ruộng bậc thang, nương đồi. Con trâu vẫn luôn là "đầu cơ nghiệp", là tài sản lớn nhất trong gia đình. Giá lạnh từng gây tổn thất hàng nghìn con trâu trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây. Không có trâu cày sẽ ảnh hưởng tới sinh nhai của mỗi gia đình, nghèo và đói trở lại đeo bám. Vì vậy, để bảo vệ tài sản, việc cho trâu, bò đi tránh rét đã trở thành một thói quen trong cộng đồng người dân vùng cao Sa Pa. Có những đợt rét kéo dài qua cả dịp Tết Nguyên đán, người dân vùng cao Sa Pa phải ăn Tết tại nơi tránh trú.
Chọn những bãi đất bằng phẳng, dưới những tán cây chắn gió, gần nơi có khe nước, người dân dựng lán trại và lấy tre, vầu, quây khu nuôi nhốt trâu, bò. Nơi ở của người chăn trâu thật đơn sơ, chỉ là lều bạt căng tạm, dưới đất lót áo mưa và tấm chăn cũ kĩ. Ban đêm họ căng bạt lên ngủ, ban ngày hạ bạt xuống che chăn, gối khỏi sương, mưa. Ông Châu A Dũng (xã Trung Chải, Sa Pa) cho biết: Có những đêm mưa to, nước xối xả làm ướt hết chăn, họ lại thức trắng đêm, co ro vì lạnh. Còn anh Cho A Chu (xã Trung Chải) kể trong nỗi buồn: Năm 2011, anh lùa trâu từ Cốc San (Bát Xát) về nhà ăn Tết, được vài hôm thì rét đậm, anh Chu đi vắng, đám trẻ đưa trâu lên đồi nhà, rét, chết mất cả 4 con trâu. Năm ấy mất mùa nên dân bản khổ sở, giờ 2 con trâu này là tài sản quý nhất của gia đình anh Chu. Năm nay nếu Tết còn lạnh, anh Chu sẽ ở lại cùng với mọi người đón Tết tại Cốc San mà không về nhà nữa.
Miền Bắc tiếp tục rét hại, rét đậm trên diện rộng, nhiều khả năng trong các ngày từ 10 đến 12-1 tại các vùng núi cao sẽ có băng tuyết. Dự báo, khoảng ngày 17-1, các tỉnh miền Bắc sẽ hứng chịu thêm một đợt không khí lạnh tăng cường nên trời tiếp tục rét buốt. Đợt rét này sẽ kéo dài đến đầu tháng 2, giáp Tết Nguyên đán, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân khắp các tỉnh miền Bắc.
Theo ANTD
Bao giờ mới được ăn thịt sạch? Giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tập trung, công nghiệp đã được nhắc đến hàng chục năm nay, Hà Nội vẫn chưa có một cơ sở giết mổ công nghiệp nào đi vào hoạt động. Vấn đề quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung bị chuyển đi chuyển lại giữa các ngành, trong khi, hơn 80% thịt GSGC tiêu thụ...