Những đám tang vội vã làm khổ gia đình nạn nhân Covid-19
Kyle Hui không có cơ hội gặp mặt mẹ lần cuối; anh dự định từ Thượng Hải về Vũ Hán đón năm mới nhưng bà đổ bệnh trước khi anh đến nơi.
Mẹ Hui có triệu chứng của Covid-19 nhưng kit xét nghiệm chưa có sẵn thời điểm đó. Ngày 14/1, 3 ngày sau khi nhập viện, bà được nối máy thở nhưng đã qua đời một ngày sau.
Anh trai của Hui nhìn mẹ lần cuối qua cửa kính khi người ta đưa bà đến khu cách ly. Vài hôm sau, bà lại được đưa ra, nhưng lần này là trong túi đựng xác màu vàng. Gia đình bị cấm mở túi ra vì nguy cơ lây nhiễm. Việc mai táng bà Hui diễn ra gấp rút. Một nhà tang lễ nhận xác và hỏa táng. Cùng ngày hôm ,gia đình đưa tro cốt bà đến nghĩa trang chôn ngay lập tức mà không có nghi lễ nào hết.
Người đàn ông mặc trang phục bảo hộ mang theo một hộp đựng tro cốt của người thân quá cố ở Vũ Hán ngày 1/4. Ảnh: EPA.
Hui cho biết: “Thông thường ở Vũ Hán, chúng tôi tổ chức lễ viếng vào buổi sáng để gia đình và bạn bè nói lời từ biệt với người đã khuất, trước khi hỏa táng thi thể. Sau khi tro cốt được chôn, gia đình thường tổ chức một bữa ăn, sau đó nghi lễ coi như hoàn tất. Điều mà gia đình tôi làm với mẹ cực kỳ không bình thường”.
Lễ mai táng diễn ra nhanh đến mức không có thời gian để chuẩn bị bia đá. Hôm nay, bức ảnh đen trắng của bà được đặt dựa vào một bia đá trần mà gia đình đã trang trí bằng hương, trái cây và hoa.
Đại dịch đã buộc những gia đình như Hui phải thích ứng với những nghi thức mới này, khiến họ không có thời gian để nói lời từ biệt với người đã khuất và ảnh hưởng đến lễ thanh minh sắp tới.
Theo truyền thống, mọi người trên khắp Trung Quốc đi thăm mộ tổ tiên vào ngày thanh minh, năm nay dịp lễ rơi vào 4/4. Tuy nhiên, lệnh hạn chế di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh vẫn còn hiệu lực. Những lệnh này bao gồm cả việc đóng cửa nghĩa trang. Theo một thông báo từ chính quyền Vũ Hán vào tuần trước, các nghĩa trang thành phố vẫn đóng cửa đến ngày 30/4. Các gia đình có thể đặt trước với nhân viên nghĩa trang để dọn mộ giúp họ. Nhiều lễ tang cũng không được tổ chức, vì đây là sự kiện đông người, bị cấm từ đầu mùa dịch.
Việc nhận tro cốt người thân cũng khó khăn. Vào tuần trước, nhiều bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy rất nhiều người, một số người còn mặc đồ bảo hộ, đang đứng xếp hàng ở nhà tang lễ, đợi nhận tro cốt của người thân đã khuất. Gia đình của Chen Huishan thấy bức ảnh và quyết định đợi một vài ngày trước khi đi nhận tro cốt của bố chồng, Yang Wanzhou. Ông Yang (72 tuổi) nhiễm bệnh ở Bệnh viện trung tâm Vũ Hán. Ông đến đó hàng tuần để lấy thuốc chữa bệnh Parkinson, căn bệnh đã theo ông hơn 10 năm nay. Ông đổ bệnh rất nhanh nhưng không được nhập viện do thiếu giường. Vào 23/1, sức khỏe của ông tệ hơn. Gia đình gọi xe cứu thương nhiều lần nhưng họ đều quá bận. Ông qua đời sáng hôm sau, vào ngày cuối cùng của năm âm lịch. Gia đình gọi cho nhà tang lễ và đón năm mới ở đó. Thi thể của ông Yang được hỏa táng ngay lập tức.
Nhân viên địa phương đến cửa nhà họ một vài ngày sau, thông báo rằng một chiếc xe sẽ được sắp xếp để đưa gia đình đến nhận tro cốt người đã mất. Chen cho biết: “Các nhân viên địa phương sẽ đi cùng chúng tôi đến nghĩa trang và giám sát để chắc chắn rằng không có nghi lễ. Nhưng điều này cũng dễ hiểu thôi, để đề phòng lây nhiễm chéo”.
Một vài người bạn của cô cũng có người thân qua đời vì dịch bệnh và được nhận 3.000 tệ (gần 10 triệu đồng) an ủi từ chính quyền thành phố.
Video đang HOT
Hàng nghìn người dân Vũ Hán xếp hàng nhận tro cốt người thân sau khi nhà tang lễ mở cửa. Ảnh: Tim Wang.
Ủy ban Y tế Quốc gia ra một thông báo từ tháng 2, hướng dẫn về các việc làm cụ thể đối với người chết trong dịch bệnh. Các thi thể cần được khử trùng và gửi đi hỏa táng ngay lập tức. Nếu gia đình từ chối, cơ sở y tế sẽ ký giấy tờ và cùng cảnh sát địa phương đưa thi thể đi hỏa táng. Thi thể sẽ được nhà tang lễ gần bệnh viện nhất nhận và vận chuyển trên một tuyến đường đã định sẵn.
Đầu tháng 2, nhiều nhà tang lễ kêu gọi sự giúp đỡ trên mạng. Họ cần đồ bảo hộ, cồn sát khuẩn, kính và túi đựng thi thể. Họ thiếu người và phải làm qua đêm.
Sau khi ông Yang qua đời, gia đình Chen lo sợ vì những dấu hiệu của bệnh. Chen và chồng, cùng đến bệnh viện trung tâm Vũ Hán với ông Yang, cho biết họ sợ hãi khi bắt đầu thấy đau phổi và khó thở, ngay cả khi không bị sốt. Mẹ cô bị sốt và tự cách ly trong khi vẫn uống thuốc. Chen cho biết: “Hồi tháng 2 tôi sợ đến mứcsụt 5kg”. Những thành viên khác trong gia đình cũng bị bệnh. Dì của Chen bị tăng nhịp tim và bệnh viện chữa cho bà theo phác đồ bệnh tim trước khi thấy tổn thương phổi trên kết quả chụp CT. Bà sau đó được điều trị theo phác đồ của Covid-19.
Nhiều người dân Vũ Hán bày tỏ sự khó hiểu và thất vọng với những sắp xếp trong hoàn cảnh này. Hui cho biết: “Không có chính sách rõ ràng đối với hóa đơn thuốc và tang lễ đối với những người mất trước lệnh phong tỏa như mẹ tôi”.
Anh gọi cho chính quyền Vũ Hán vào tuần này về việc sắp xếp tang lễ cho mẹ, nhưng được trả lời rằng chính quyền đang tập trung vào việc xử lý những người chết sau khi phong tỏa trước”. Các nghĩa trang bắt đầu đưa ra dịch vụ trực tuyến. Người dùng có thể click vào “đồ lễ” để trang trí bia đá với trái cây, hoa và hương. Họ cũng có thể viết tên của người chết trên bia và để lại lời nhắn.
Darren Chen, ở thành phố Thâm Quyến, có mẹ mất ở Vũ Hán vào tháng 1, cho biết anh chỉ có thể thể hiện đau buồn qua mạng vì chính sách của chính phủ. Đối với anh, sự kết thúc đúng nghĩa chỉ xảy ra khi mẹ anh được công nhận là nạn nhân của Covid-19. Anh cho biết: “Nguyên nhân tử vong trên giấy chứng nhận chỉ ghi ‘viêm phổi’. Điều này không công bằng với người đã khuất, đó là chẩn đoán thiếu trách nhiệm. Nếu điều đó không thay đổi, chuyện này sẽ không bao giờ chấm dứt”.
Các nhân viên cộng đồng ở Vũ Hán đã gọi cho Chen một vài lần, nhưng họ không nhắc đến mẹ anh. Họ liên tục hỏi về sức khỏe của anh, hỏi anh có bị sốt không. Anh cảm thấy thất vọng vì họ chưa bao giờ chia buồn về mẹ anh, cũng như không nói gì về chuyện sắp xếp mai táng.
Em họ anh, Shang Manqing, cho biết anh tìm được một người bạn giúp treo cờ tang quanh hồ thần Namtso ở Tây Tạng ngay khi lệnh hạn chế được gỡ bỏ, như một cách để tưởng niệm. Shang cho biết: “Điều này là vì người đã khuất. Vì người thân, người lạ và vì cả thành phố của chúng tôi”.
Huyền Anh
Trung Quốc dỡ phong tỏa Hồ Bắc, 50 triệu dân được tự do đi lại
Chính phủ Trung Quốc ngày 25-3 đã chính thức dỡ lệnh 'phong thành' đối với tỉnh Hồ Bắc và cho phép hơn 50 triệu người ở đây được tự do đi lại. Một số nhà ga xe lửa và sân bay cũng bắt đầu hoạt động trở lại.
Người dân Vũ Hán dỡ bỏ rào chắn trên đường ngày 24-3 - Ảnh: REUTERS
Người dân tỉnh Hồ Bắc thức dậy với một tin vui: lệnh phong tỏa áp dụng hơn 2 tháng qua đã chính thức bãi bỏ.
5h25 sáng 25-3, một chiếc xe buýt rời bến tại nhà ga xe lửa Hán Khẩu và lăn bon bon trên đường phố Vũ Hán. Đó là một cảnh tượng đã 9 tuần rồi người dân Vũ Hán không được thấy.
Hồ Bắc và thủ phủ của nó, Vũ Hán, là nơi khởi phát dịch COVID-19 với hơn 420.000 ca nhiễm trên toàn cầu tính tới thời điểm hiện tại, trong đó có hơn 81.000 ca ở Trung Quốc.
Theo thông báo của nhà chức trách Trung Quốc, người dân Hồ Bắc được phép tự do đi khỏi tỉnh này nếu cảm thấy khỏe mạnh. Một số nhà ga xe lửa và sân bay đã bắt đầu mở cửa trở lại nhưng các trường học vẫn đóng cửa.
Riêng tại Vũ Hán, tâm dịch của Trung Quốc, cư dân chỉ được phép rời đi sau ngày 8-4 tới.
Số liệu được Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố sáng 25-3 cho thấy không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong nước. Tất cả 47 trường hợp nhiễm mới trong ngày 24-3 đều là người vừa nhập cảnh Trung Quốc.
Cũng theo NHC, trong ngày 24-3 đã có thêm 4 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 3.281 người. Số người được cho xuất viện tiếp tục tăng lên 73.650 người sau khi có thêm 491 người được chữa khỏi trong ngày 24-3.
Như vậy Trung Quốc chỉ còn 4.287 trường hợp đang điều trị, trong đó có 1.399 trường hợp nguy kịch.
Giới chức Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn đợt dịch thứ hai bùng phát ở nước này trong bối cảnh số ca nhiễm là người nhập cảnh nước này liên tục tăng trong một tuần trở lại đây. Theo NHC, số ca nhiễm mới từ nước ngoài nói trên rải rác tại nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã ban bố các sắc lệnh cứng rắn cách ly và giám sát người vừa nhập cảnh, trong lúc Bắc Kinh chuyển hướng tất cả chuyến bay quốc tế tới các địa điểm khác để kiểm dịch.
Nhân viên y tế Vũ Hán tập trung chuẩn bị khử trùng nhà ga xe lửa trung tâm - Ảnh: AFP
Các hoạt động đi lại bằng đường sắt và xe buýt đã bị ngưng trệ trong hơn 2 tháng qua sau khi Hồ Bắc bị phong tỏa - Ảnh: AFP
Khử trùng ghế ngồi bên trong nhà ga xe lửa Vũ Hán - Ảnh: REUTERS
Bến xe buýt trung tâm ở Vũ Hán nhìn từ trên cao - Ảnh: AFP
Nhịp sống tại Vũ Hán đang dần trở lại bình thường. Trong ảnh: các công nhân đeo khẩu trang làm việc tại một công trường xây cầu ở Vũ Hán - Ảnh: REUTERS
BẢO DUY
Trung Quốc vinh danh Lý Văn Lượng, bác sĩ 'thổi còi' cảnh báo virus Chính phủ Trung Quốc đã vinh danh một số nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch virus corona, bao gồm những người đã qua đời trong cuộc chiến như "người thổi còi" Lý Văn Lượng. Ủy ban Y tế Quốc gia, Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội, Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc ngày 5/3 ca...