Những ‘đại kỵ’ khi dùng mật ong không phải ai cũng biết
Mật ong vừa là thực phảm, vừa là dược phẩm. Nhưng không phải vì thế mà có thể dùng mật ong một cách bừa bãi bởi khi kết hợp với những thực phẩm này, mật ong có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm cho người dùng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo nghiên cứu, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori – thủ phạm gây nhiều trường hợp loét dạ dày. Nó cũng làm giảm chứng viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu, giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại.
Tuy vậy, mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.
Ngoài ra, khi kết hợp với một số thực phẩm ‘đại kỵ’, mật ong có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Mật ong kỵ với đậu phụ ( sữa đậu nành)
Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Mật ong rất kỵ với cá chép
Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Mật ong kỵ với cua
Cua tính hàn, mật ong ăn quá lượng rất dễ tiêu chảy. nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc. cho nên không nên ăn chung.
Mật ong kỵ với hành tây
Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho a-xít hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp a-xít amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Mật ong kỵ với hẹ
Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ cũng rất dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt… trong mật ong thì dễ gây ra phản ứng oxy hóa, hoàn toàn mất đi tác dụng vốn có.
Mật ong kỵ với hành
Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Mật ong kỵ tào phớ
Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm chúng với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzim có enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.
Mật ong kỵ rau thì là
Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Không dùng mật ong với nước sôi
Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
Mật ong và cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
Tuyệt đối không đựng mật vào bình sắt
Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Khi đó, ăn mật ong dễ bị đau bụng.Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Ảnh minh họa: Internet
Những người nên ‘tránh xa’ mật ong
Trẻ dưới 1 tuổi
Mật ong giàu dinh dưỡng. Vì thế nhiều bà mẹ do vừa muốn điều chỉnh hương vị, vừa muốn thêm mật ong để tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn dặm của trẻ. Ngoài ra, vì rất tốt cho họng, các cụ xưa cũng thường cho trẻ uống mật ong để trị và phòng ngừa ho cho trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Mật ong trong quá trình pha chế, vận chuyển, dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi và có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C.
Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc. Mặc dù các trẻ sơ sinh ít có cơ hội lây nhiễm bởi các vi khuẩn Clostridium botulinum, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên: Trước khi trẻ được một tuổi, không nên cho ăn mật ong và các sản phẩm từ thực phẩm này.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị xơ gan
Xơ gan là một bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Mặc dù, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.
Người bị tiểu đường
Như chúng ta đã biết, về cơ bản bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cabohydrat, protein, mỡ khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao gây phá hủy mạch máu nuôi dưỡng cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, thận, mắt, dây thần kinh dẫn tới biến chứng như suy thận, mù lòa, hoại tử chi,… Bởi thế, nên hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thực phẩm cao. Mật ong lại nằm trong số đó.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dử dụng mật ong. Bởi mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh huyết áp thấp và đường trong máu thấp
Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong vì dễ gặp biến chứng, vì vậy “kỵ” sử dụng.
Người vừa mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.
Người rối loạn chức năng đường ruột
Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón…
Người dễ bị dị ứng
Mật ong không thích hợp cho những người bị dị ứng. Những ai bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên ăn mật ong, có thể gây độc cho người bị dị ứng.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Dịch Covid-19: Chọn thực phẩm tăng cường sức đề kháng mùa dịch bệnh
Chế biến và sử đúng cách để phát huy hiệu quả từ thực phẩm mang lại là vấn đề mọi người cần quan tâm
Tại các chợ, siêu thị và các cửa hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ngoài những loại rau xanh, củ quả tươi, nhiều người lựa chọn thêm một số mặt hàng như sả, chanh, gừng và cả mật ong để về pha chế thành nước dùng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cả gia đình trong mùa dịch bệnh COVID - 19 đang diễn ra hiện nay.
Chị Phan Thị Ngọc Tú, ở đường Quốc lộ 1A, quận Cái Răng chia sẻ: Trong lúc các ngành, các cấp đã và đang ngày đêm gồng mình, nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID - 19, bản thân chị cũng chủ động cập nhật thông tin và ý thức trong tiêu dùng thực phẩm sạch và tốt cho sức khỏe. Hiện nay, gia đình chị rất hạn chế đến những chỗ đông người; các thành viên đều ăn uống tại nhà và chị là người tự tay chế biến các món ăn cho gia đình. Gần đây, cả nhà tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt chị duy trì mỗi buổi sáng pha từng cốc mật ong thiên nhiên cho cả nhà dùng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sả, chanh, gừng được nhiều người mua về tự pha chế nước uống giữ ấm cơ thể tự bảo vệ mình trong mùa dịch.
Bổ sung rau xanh, quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất là điều cần thiết cho cơ thể, để phòng ngừa dịch bệnh.
Được xem là hàng rào bảo vệ cho cơ thể, hệ miễn dịch đóng vai trò then chốt giúp chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Do đó, tăng cường sức đề kháng tốt, thể chất khỏe mạnh, là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Yếu tố cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch chính là bổ sung các loại thực phẩm thông qua khẩu phần ăn hàng ngày.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Đỗ Hồng Nhan - Khoa Dinh Dưỡng, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết: Để đảm bảo sức khỏe tốt, đăc biệt là sức khỏe trong mùa dịch bệnh, cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ về cả số lượng 1500 đến 2000kcal/ngày và phải phù hợp, đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bác sĩ Nhan khuyến cáo mọi người, cần lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng và nên cân bằng tất cả các nhóm thực phẩm như: Nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm (tương đương 200- 300gam thịt/cá nạc mỗi ngày). Bên cạnh đó, có thể cung cấp chất béo ưu tiên béo từ cá, từ dầu hoặc các loại hạt.
"Cần ưu tiên các vitamin và khoáng chất, lúc nào cũng được ưu tiên nhưng nhất là trong mùa dịch bệnh này chúng ta cần lưu ý và ưu tiên hàng đầu. Về rau chúng ta có thể dùng từ 300 - 400gam mỗi ngày. Một thành phần thiết yếu là nước, có thể cung cấp mỗi ngày từ 1,5 lít đến 2 lít nước; nhất là mùa này thiếu nước trầm trọng", bác sĩ Nhan nói.
Sả, chanh, gừng là những loại thực phẩm thông dụng và dễ tìm mua ở các chợ, siêu thị, mọi người không lo khan hàng, tăng giá. Tuy nhiên, chế biến và sử đúng cách để phát huy hiệu quả từ thực phẩm mang lại là vấn đề mọi người cần quan tâm. Để đảm bảo có sức khỏe tốt trong mùa dịch bệnh, ngoài chấp hành đeo khẩu trang thường xuyên khi đến nơi công cộng, mọi người cần đảm bảo đủ nguồn năng lượng, dinh dưỡng thiết yếu thông qua nguồn thực phẩm sạch an toàn để cơ thể hoạt động một cách nhịp nhàng, tạo sức đề kháng góp phần phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả./.
Thanh Tú
Những loại thực phẩm có thể gây hại cho trẻ nếu sử dụng không đúng Những loại thực phẩm tưởng như rất tốt cho sức khỏe như nước ép, sữa chua, mật ong, nho... nhưng với trẻ nhỏ chúng có thể không tốt nếu sử dụng không đúng cách. Nhiều trẻ bắt đầu ăn những thực phẩm chứa nhiều đường khi còn rất nhỏ. Điều này khiến cho vị giác của trẻ giảm cảm giác, vì vậy thức...