Những đại kỵ khi ăn tỏi, biết mà tránh kẻo ‘hối không kịp’
Không chỉ thơm ngon, tỏi cũng được cho là trị nhiều bệnh và có tác dụng tốt trong việc mang đến vận may và xua đuổi khí độc. Tuy nhiên, nếu không biết những trường hợp phải kiêng ăn tỏi sau thì có thể bạn sẽ rước thêm bệnh vào người.
Ảnh minh họa: Internet
Những món ăn, thực phẩm đại kỵ với tỏi
Để tránh gây hại cho sức khỏe, khi ăn uống hoặc chế biến thức ăn, bạn nên tránh dùng các thực phẩm sau với tỏi:
Trứng
Ảnh minh họa: Internet
Trứng nếu kết hợp với tỏi có thể trở thành chất độc gây hại cho cơ thể, nhất là ki chiên quá cháy. Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe như bác sĩ An Thị Kim Cúc – Phó Chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết. Do đỏ, tỏi không được ăn cùng với trứng là khuyến cáo chung của nhiều chuyên gia.
Thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt ( nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Nguyên nhân là, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
Thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống. Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Thịt chó
Trong thịt chó giàu chất đạm, nếu kết hợp với tỏi dễ dẫn đến khó tiêu, chướng bụng hoặc tả lị. Do đó, bạn ăn thịt chó với sả, gừng, riềng nhưng không nên ăn với tỏi – thực phẩm có tính cay và rất nóng.
Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:
- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày
- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da
- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn tỏi
Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.
Tiền sử mắc các bệnh về gan
Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Nhưng đây là cách làm “lợi bất cập hại”.
Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, gây kích thích mạnh, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
Bệnh tả
Mặc dù có lợi cho dạ dày nhưng đối với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Đó là là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Người suy nhược và nóng trong
Tỏi là thực phẩm có tính nóng vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng thường hạn chế ăn tỏi. Tương tự, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi.
Bụng đói
Khi bạn bị bụng đói hoặc bụng đang cồn cào, bạn tuyệt đối không nên ăn tỏi vào vì bụng trống sẽ dễ kích thích ruột, dạ dày dẫn đến đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính.
Ảnh minh họa: Internet
Người mắc bệnh nghiêm trọng khác
Thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt thường rất hữu ích cho người khỏe mạnh giúp phòng ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị bệnh nặng thì không nên ăn tỏi dễ dẫn đến các tác dụng phục đáng kể. Ngoài ra, các thành phần trong tỏi còn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hoá
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Mối nguy rước bệnh chết người khi ăn thịt chó
Ăn nhiều thịt chó dễ bị nóng trong, khó tiêu, chướng bụng, ậm ạch hay thậm chí là nhiễm bệnh dại, giun sán, viêm màng não nếu ăn phải chó nhiễm bệnh.
Thịt chó vốn là món ăn ưa thích của không ít người. Tuy là thực phẩm khá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, nhưng ăn quá nhiều thực phẩm này cũng mang đến những hệ lụy về sức khỏe mà nhiều người không biết.
Theo các chuyên gia, do chứa nhiều chất đạm nên ăn thịt chó thường bị nóng trong, khó tiêu, chướng bụng và ậm ạch. Điều này khiến các cơ quan phải hoạt động hết công suất, chức năng hoạt động bị ảnh hưởng, lâu ngày dẫn tới các bệnh về gan, thận như xơ gan, suy thận.
Đáng lo ngại là hiện nay nguồn gốc của những con chó được dùng làm thực phẩm vẫn là dấu hỏi lớn với người tiêu dùng. Sẽ là thảm họa nếu người dân ăn phải thịt chó bị đánh bả, chó bị dại hay chó mắc bệnh.
Thịt chó vốn là món khoái khẩu của dân nhậu nhưng cũng là thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe.
Theo PGS. TS Bũi Vũ Huy - giảng viên khoa Truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội cho biết, có rất nhiều người để lạ miệng thường có thói quen ăn thịt chó chưa được nấu chín kỹ, chưa được vệ sinh đảm bảo hay tiết canh chó. Đây là việc làm tiềm ẩn rất nhiều mối nguy với sức khỏe.
Trong quá trình chế biến, dãi hay máu của chó thường dễ dính vào các món ăn khác rồi gây bệnh cho người dùng. Trường hợp này, người bệnh dễ bị nguy cơ lên cơn dại do dãi chó nhiễm virus dại. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, thậm chí là nhiễm liên cầu lợn, viêm màng não, sốc nhiễm trùng rồi thiệt mạng.
Một mối nguy khác nếu ăn thịt chó chưa được nấu chín đó là nhiễm vi khuẩn, giun sán lẫn trong máu và dãi chó. Những con vi khuẩn hay ấu trùng giun sán này khi vào cơ thể sẽ phát triển, gây chèn ép các dây thần kinh, khiến người bệnh bị điên loạn, mù lòa, hình thành nhiều u nang ở phổi, lách, thận.
Các cơ quan do chịu ảnh hưởng từ giun, sán hay vi khuẩn dần dần sẽ bị suy yếu, không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mất mạng.
Với trường hợp ăn phải thịt chó bị đánh bả, do lượng chất độc vẫn còn tồn dư trong thịt chó, người tiêu thụ dễ bị nhiễm độc gây rối loạn đông máu, suy giảm chức năng gan, thận, ảnh hưởng tới tính mạng.
Theo VTC
Những thực phẩm cực độc khi nấu cùng tỏi Tỏi là gia vị thông dụng và yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không thể ăn tỏi một cách tùy tiện bởi có những thực phẩm rất kỵ với tỏi, nó có thể gây phản tác dụng đối với sức khỏe. Ảnh minh hoạ: Internet Thịt gà Thịt gà là loại thực...