Những đại gia mới làm chủ ngân hàng
Dù khó khăn nhưng NH vẫn là một ngành rất hấp dẫn. Trong khi nhiều ông lớn rút lui hoặc bắt buộc phải thoái vốn thì các đại gia khác âm thầm thế chân, bất chấp các đó đang vật lộn với nhiều vấn đề.
Đổi người, đổi tên
Ngày 25/4, KienLongBank đã bầu ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) giữ chức chủ tịch cho dù trong kỳ trước đó ông Thắng không hề nằm trong danh sách thành viên HĐQT hay cổ đông lớn của NH. Tới giờ, KienLongBank chưa công bố báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm nên chưa biết bầu Thắng đang nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần NH này.
Trong báo cáo cuối năm 2012, các thành viên HĐQT KienLongBank nắm giữ tổng cộng hơn 8,6% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, ông Trần Phát Minh nắm giữ hơn 9,8 triệu cổ phần (tương đương 3,28% vốn); ông Nguyễn Văn Hòa nắm giữ hơn 7,2 triệu cổ phần (2,41%); ông Huỳnh Bá Lân nắm gần 5,2 triệu cổ phần (1,72%); và thành viên HĐQT độc lập Phạm Văn Năng có 133.820 cổ phần (0,04%).
Nhiều NĐT cho rằng, bầu Thắng có lẽ đã mua được một lượng cổ phiếu khá lớn để có thể trở thành chủ tịch của NH này. Đây cũng là một bước đi mới, tiến sang lĩnh vực ngân hàng của ông bầu làm vật liệu xây dựng nhưng cũng ôm rất nhiều việc này
Trong khi đó, theo báo cáo hợp nhất sau soát xét của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), tại thời điểm 30/6/2013, công ty này đã hoàn tất bán 14,4 triệu cổ phiếu KienLongBank. Trước đó, ACBS cam kết chuyển nhượng 14,4 triệu cổ phiếu NHTMCP Kiên Long cho 1 cá nhân với giá chuyển nhượng 17.000 đồng/cp trong vòng 12 tháng kể từ ngày 27/12/2012.
Như vậy, trái ngược với xu hướng e sợ và rút lui khỏi ngân hàng của nhiều đại gia như ông Đặng Thành Tâm, ông Đặng Văn Thành… bầu Thắng lại tiến bước sang lĩnh vực này sau khi thành công trong nhiều lĩnh vực như bóng đá hay với Đồng Tâm (DTG).
Từ cuối tháng 5/2013, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường bằng việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank).
Vệc đổi tên của TrustBank gắn liền với sự thay đổi dàn lãnh đạo và cổ đông. HĐQT cũ của TrustBank được thay hoàn toàn bằng HĐQT mới và TGĐ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là một đại diện của Hiệp hội BĐS Việt Nam (Vnrea), Tổng thư ký Phan Thành Mai.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của cổ đông lớn mới là Tập đoàn Thiên Thanh. Trong kế hoạch tái cấu trúc TrustBank đã đề cập tới việc bán hơn 84% cổ phần cho nhóm cổ đông mới trong đó có Thiên Thanh và 20 cổ đông cá nhân khác. Hiện tại, TGĐ của Tập đoàn Thiên Thanh là ông Phạm Công Danh đang giữ chức chủ tịch của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Trước đó, dưới áp lực tăng vốn lên theo quy định của NHNN, hồi năm 2010 VietABank đã buộc phải gọi vốn mới vào và bán 51 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và vị Chủ tịch Phương Hữu Việt của tập đoàn này.
Video đang HOT
Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và ông Phương Hữu Việt đã trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu hơn 17% vốn điều lệ của Việt Á. Ông Phương Hữu Việt thay ông Đỗ Công Chính làm chủ tịch HĐQT. Đi theo đó, nhóm mới đã cầm trịch và tới cuối 2012 những cổ đông sáng lập, ban lãnh đạo cũ của VietABank có nhiều dấu hiệu sự rút lui.
Có đổi vận?
Trước đó, tái cơ cấu tại TienphongBank cũng đã thành công với sự xuất hiện của cổ đông mới. TienPhongBank đã bán 20% cổ phần cho DOJI, người của DOJI nắm giữ các chức vụ quan trọng tại TienPhongBank.
Một trường hợp dấn thân vào ngân hàng khác là Viettel. Trong đề “Tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2013-2015″ được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 5 vừa qua, ngoài những lĩnh vực truyền thống, Viettel vẫn được phép kinh doanh tài chính, ngân hàng. Tập đoàn này đang nắm giữ 15% cổ phần MBBank.
Trong vài năm qua, hàng loạt các doanh nhân nổi lên ở nước ngoài như khu vực Đông Âu cũng đã về nước và tung một khoản lớn tiền vào đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng như Nguyễn Đăng Quang ( Techcombank), Hồ Hùng Anh (Techcombank), Ngô Chí Dũng (VPBank), Nguyễn Cảnh Sơn (Techcombank, VIB Bank)…
Những chuyển động ngầm, sự đảo chiều quyền lực ở các NHN luôn gắn liền với sự ra đi của nhiều đại gia và thay vào đó là các gương mặt mới. Thậm chí, có những người đã đi khỏi NHN này nhưng lại đầu tư phát triển những NH mới cho mình. Có thể kể đến trường hợp bà Nguyễn Thị Nga, sau khi rời khỏi Techcombank đã nhanh chóng thâm nhập vào SeABank và đảm đương chức chủ tịch tại đây.
Gần đây, hàng loạt các đại gia thế hệ thứ 1 cùng với những gương mặt trẻ khác cũng đang nhanh chóng nắm lấy những cổ phần tại các ngân hàng như sự quay trở lại ACB của ông Trần Mộng Hùng; sự lấn từ Southern Bank sang Sacombank của ông Trầm Bê; sự xuất hiện đầy mới mẻ của các doanh nhân trẻ, ông Trần Hùng Huy (tại ACB); Trầm Trọng Ngân và Trầm Khải Hòa tại Sacombank…
Cũng như các NĐT nội, rất nhiều NĐT ngoại đã và đang muốn bỏ vốn vào mua cổ phần NH trong nước. Vụ lớn nhất hồi cuối tháng 3 vừa qua là VietinBank phát hành 644,4 triệu cổ phiếu cho The Bank of Tokyo-Mitshubishi UFJ (BTMU). Trước đó là vụ Mizuho Financial đã bỏ ra 567,3 triệu USD để mua 15% cổ phần phát hành thêm, tương đương 347,6 triệu cổ phiếu của Vietcombank. Và hồi năm 2007, tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group đã mua 15% cổ phần của Eximbank với giá 225 triệu USD…
Có thể thấy, dù gặp rất nhiều khó khăn với nhiều NH nợ ngập đầu, vật lộn thanh khoản, lãi thấp, thậm chí thua lỗ nhưng đây dường như vẫn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều NĐT. Rất nhiều đại gia sẵn sàng bỏ tiền để thâm nhập vào lĩnh vực này. Dù những nhân tố mới luôn được kỳ vọng những để có được kết quả nhưng mong đợi là điều không dễ, nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Theo Mạnh Hà
Đại gia bán cả "niềm tự hào" để trả nợ
Những khó khăn trong kinh doanh, thiếu hụt về dòng tiền, gánh nặng nợ nần đã khiến nhiều đại gia phải bán đi những dự án, những thương hiệu, DN "con cưng" của mình nhằm tái cấu trúc mà trước hết là cắt bớt nợ cho nhẹ thân.
Rất nhiều trong số đó là những thương hiệu, DN, dự án từng làm nên tên tuổi và là niềm tự hào của DN, doanh nhân.
Bán hết những gì có thể bán
CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) vừa có chủ trương chuyển nhượng toàn bộ dự án trọng điểm Chung cư Bàu Sen, tại thành phố Vũng Tàu. Trong trường hợp không chuyển nhượng được, UDC sẽ điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh UDC tiếp tục gặp khá nhiều khó khăn. Trong quý II/2013, UDC lỗ 622 triệu đồng và nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên, từ mức 878 tỷ đồng cuối quý I lên 925 tỷ đồng vào cuối quý II, so với vốn chủ sở hữu 368 tỷ đồng của doanh nghiệp.
Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) đã quyết định bán các dự án thủy điện ở Việt Nam; rút chân khỏi BĐS trong nước; thu hẹp hoạt động khoảng sản và gỗ đá - hàng loạt những ngành từng là trọng tâm chiến lược phát triển của tập đoàn.
Splendora dự án tâm huyết, niềm tự hào của Vinaconex cũng được rao bán.
Nghị quyết HĐQT HAG hôm 19/8 cho thấy, dự kiến sau tái cấu trúc, số nợ của tập đoàn sẽ giảm mạnh. Cụ thể, việc tách các công ty con ngành BĐS giúp công ty giảm 1.882 tỷ đồng nợ vay; trong khi đó tách ngành gỗ ra khỏi tập đoàn sẽ giúp giảm nợ vay 374 tỷ đồng.
HAG cũng đã bán xong 6 dự án thủy điện tại Việt. Việc bán 4 dự án thủy điện đã vận hành (Bá Thước 2, Đắk Srông 2, Đắk Srông 2A và Đắk Srông 3B) và 2 dự án đang xây dựng (Bá Thước 1 và Đắk Srông 3A) đã giúp HAG giảm nợ vay 1.876 tỷ đồng và mang lại khoản doanh thu 2.099 tỷ đồng.
Trong tuần vừa qua, Bầu Thụy (ông Nguyễn Đức Thụy) đã chính thức rút khỏi bóng đá và vẫn đang trong kế hoạch bán toàn bộ cổ phần nắm giữ tại CTCK Xuân Thành. Bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển) cũng rút vào yên lặng tái cấu trúc ngân hàng SHB-Habubank, không còn mặn mà với chứng khoán.
Trước đó, nhiều doanh nhân có tiếng tăm như ông Đặng Văn Thành (và con trai) đã phải rút lui khỏi ngành nghề xây lên tên tuổi của họ là ngân hàng. Hai cha con doanh nhân này đã buộc phải bán gần 80 triệu cổ phiếu Sacombank để cấn trừ nợ 1.600 tỷ đồng. Giao dịch giải chấp nói trên đã chấm dứt tên tuổi của ông Đặng Văn Thành trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK và danh sách những ông trùm ngân hàng.
Gia đình và các công ty liên quan tới ông Đặng Thành Tâm cũng đã bán phần lớn cổ phần Navibank và WesternBank, đánh dấu sự rút lui của đại gia này khỏi lĩnh vực ngân hàng, bất chấp các giao dịch bán mang lại những khoản lỗ không nhỏ.
Trong gần 2 năm qua, Vinaconex (VCG) cũng đã tiến hành thoái vốn và lên kế hoạch thoái vốn ở một loạt các dự án BĐS trọng điểm của doanh nghiệp này như Splendora, ParkCity, xi măng Cẩm Phả... Dự kiến trong năm 2013, VCG sẽ thoái vốn thành công tại 10-15 doanh nghiệp nhằm tạo dòng tiền đủ lớn làm thay đổi bức tranh tài chính của công ty.
Trước đó, đại gia thủy sản Diệu Hiền cũng đã chấp nhận gán nợ toàn bộ cổ phần nắm giữ trong công ty con ruột Thủy sản Bình An (Bianfishco). Nhiều doanh nghiệp như Quốc Cường Gia Lai (QCG) và Đức Long Gia Lai (DLG) thoái vốn ở công ty con; Gemadept rút khỏi BĐS; Sudico, PET, KDH... thoái vốn ở nhiều dự án.
Thoát nợ để thoát chết?
Giải thích về quyết định tháo chạy khỏi BĐS trong nước, trong báo cáo hôm 19/8, HAG cho rằng, thị trường Việt Nam còn tiếp tục khó khăn trong một thời gian khá dài. Trong khi, HAGL lại có cơ hội khai thác thị trườngMyanmar vì tiềm năng tốt và lượng cung đang thiếu hụt lớn so với nhu cầu.
Tuy nhiên, trên thực tế, HAG không chỉ tính nước rút khỏi BĐS mà còn rút cả khỏi thủy điện, một ngành vốn được đánh giá có tiềm năng khá cao và rất nhiều doanh nghiệp gần đây đang lao vào lĩnh vực này. HAG thậm chí còn lên kế hoạch co gọn lại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản và gỗ, đá.
HAG đang đầu tư rất mạnh cho nông nghiệp, trong đó có cao su, mía đường và BĐS ở nước ngoài. Số tiền đổ ra để trông và duy trì hàng vạn hecta cao su, mía ở cả Lào, Campuchia, Việt Nam và dự án BĐS khủng ở trung tâm Myanmar chắc chắn là rất lớn, trong khi nguồn thu của HAG lại đang rất hạn hẹp, chưa tới kỳ thu...
Tài sản của HAG có thể rất nhiều. Theo báo cáo cuối quý II/2013, tài sản lên tới gần 33.000 tỷ đồng, nhưng vấn đề nằm ở chỗ các tài sản này đều đang trong quá trình đầu tư. Doanh thu và lợi nhuận đang rất thấp (doanh thu quý I có 801 tỷ, quý II hơn 1.200 tỷ đồng), trong khi tổng nợ theo báo cáo tài chính quý II/2013 lên tới gần 19.400 tỷ đồng (so với vốn chủ sở hữu 12.660 tỷ đồng) và nợ vay là gần 14.600 tỷ đồng.
Giả sử kế hoạch tách công ty con BĐS và tách ngành gỗ, đá ra khỏi tập đoàn thành công, số nợ vay sẽ giảm xuống còn 12.339 tỷ đồng, vừa đủ thấp hơn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này.
Trong trường hợp Thủy sản Bình An, đại gia Diệu Hiền bán Bianfishco là điều khó tránh khỏi bởi những khoản nợ quá lớn, vượt qua khả năng chi trả và doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, bị người nông dân giăng biển đòi nợ tận nhà.
Những khoản nợ lớn cùng với một số vấn đề trong quá trình phát triển cũng là nguyên nhân buộc các đại gia như Đặng Thành Tâm, Đặng Văn Thành rút khỏi ngân hàng; QCG, UDC, DLG, VCG... rút gọn hoạt động trong lĩnh vực BĐS; nhiều CTCK rút môi giới, bỏ tự doanh, chấm dứt tư cách thành viên và giải thể.
Việc nhiều doanh nghiệp đang đầu hàng, thoái vốn toàn bộ, hoặc co gọn hoạt động tại các lĩnh vực thế mạnh của mình đang dấy lên sự lo lắng trong giới đầu tư. Tuy nhiên, với người trong cuộc, điều quan trọng nhất lúc này phải thoát được nợ để sống sót.
Theo Dantri
Sếp thiếu gia đuối sức vì vận đen Sóng gió trên thị trường đã khiến doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều thay đổi. Trong khó khăn, các cậu ấm, cô chiêu dù mới khởi nghiệp lại phải đương đầu, gánh vác trọng trách nặng nề. Ngoài sự thành công, không ít người đã đuối sức. Nối nghiệp đại gia Cuối tháng 5/2013, giới đầu tư khá xôn xao khi bà...