Những đại án được phá khi Chủ tịch nước còn làm Bộ trưởng Công an
Dưới thời Chủ tịch nước, Đại tướng Trần Đại Quang còn làm Bộ trưởng Bộ Công an đã có rất nhiều vụ đại án được lực lượng Công an khám phá.
Ông Trần Đại Quang khi trao đổi với các Đại biểu Quốc hội.
Vụ đại án đầu tiên gây xôn xao phải kể đến là vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng tại Vinalines. Tháng 5.2015, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố vụ án, Dương Chí Dũng – nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đã bỏ trốn. Khi đó, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ khẩn trương truy nã đối với Dương Chí Dũng. Sau hơn 3 tháng lẩn trốn, Dương Chí Dũng đã bị lực lượng Công an bắt (ngày 4.9.2012).
Liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội (14.6.2012), Bộ trưởng Trần Đại Quang đã thẳng thắn thừa nhận: “Chúng tôi đã yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ tại sao ông Dũng bỏ trốn, có lộ lọt thông tin hay không để xử lý theo quy định pháp luật? Cơ quan cảnh sát điều tra cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ”.
Sau đó, đúng như lời Bộ trưởng hứa trước Quốc hội, Bộ Công an đã truy tìm ra người để lộ lọt thông tin, tiếp tay cho Dương Chí Dũng trốn thoát. Không phải ai xa lạ, đó chính là cựu đại tá Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng) – nguyên Phó GĐ Công an TP.Hải Phòng cùng một số đồng phạm.
Vụ đại án thứ hai phải kể đến là vụ khởi tố, điều tra đối với Nguyễn Đức Kiên (tức “bầu” Kiên) và đồng phạm vào tháng 8.2012. Hàng loạt hành vi sai trái của “bầu” Kiên như Kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã được lực lượng công an điều tra làm rõ dưới chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Đại Quang.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, dưới thời Chủ tịch nước còn làm Bộ trưởng Bộ Công an, nhiều vụ án lớn khác cũng đã được phá như vụ Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM, quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ và đồng phạm đã có hành vi cố ý làm trái với số tiền sai phạm gần 4.000 tỷ đồng.
Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank) với số tiền sai phạm hàng trăm tỷ đồng; Vụ tham nhũng xảy ra ở Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam liên quan tới Trần Quốc Đông và đồng phạm; Vụ khởi tố, bắt giam Hà Văn Thắm cựu Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và đồng phạm; Khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, vụ điều tra các sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam…
Đối với những vụ án hình sự về trật tự xã hội cũng được Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo sát sao. Vào tháng 7.2015, xảy ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước gây chấn động dư luận.
Ông Trần Đại Quang đến thăm gia đình nạn nhân trong vụ thảm án ở Bình Phước (ảnh Internet)
Khi đó, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã có mặt tại hiện trường để thăm hỏi gia đình nạn nhân và chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ sớm truy bắt hung thủ.
Cũng trong tháng 7.2015, ở bản Phồng, xã Tam Hợp Tương Dương, Nghệ An xảy ra vụ thảm sát 4 người trong gia đình, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trực tiếp nghe Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An báo cáo và sau đó ông chỉ đạo lực lượng Công an khẩn trương phá án. Cả hai vụ án hung thủ đều bị bắt.
Theo Dân Việt
TP.HCM khen thưởng ba đơn vị phá án
Công an quận Gò Vấp, quận 2 và Bình Tân được Thành ủy khen thưởng do phá án nhanh vụ tạt acid; bắt giữ nhiều tên cướp nguy hiểm; truy xét các băng nhóm sử dụng vũ khí quân dụng.
Ngày 1-4, tại trụ sở Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM đã biểu dương, khen thưởng ba đơn vị công an quận trên địa bàn TP.HCM vì đã có những thành tích xuất sắc trong việc phá các vụ án trọng điểm.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã biểu dương công tác giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân của lực lượng Công an TP.HCM thời gian qua. "Đặc biệt Công an quận 2, Gò Vấp, Bình Tân đã có những thành tích xuất sắc trong việc phá các vụ án. Mỗi đơn vị nhận được bằng khen và số tiền là 20 triệu đồng, đây là sự động viên tinh thần vì sự hy sinh mồ hôi công sức và cả xương máu của lực lượng công an" - Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang nói.
Lãnh đạo Thành ủy TP. HCM khen thưởng ba đơn vị phá án xuất sắc. Ảnh: TIẾN TÂN
Công an quận 2 được khen thưởng vì đã phá băng nhóm gây ra nhiều vụ cướp trên cầu Phú Mỹ (nối quận 2 và quận 7), bắt giữ 13 người trong băng nhóm này. "Những tên cướp chỉ 16, 17 tuổi và rất manh động. Trong đó có người còn đang học tại trường dạy nghề. Băng nhóm này luôn mang theo dao và khi gặp các cặp đôi đứng tâm sự trên cầu Phú Mỹ thì lao vào đâm, cướp. Công an mất nhiều thời gian theo dõi mới phá được đám cướp nhí này" - đại diện Công an quận 2 chia sẻ.
Để giảm thiểu các vụ án tại điểm nóng về an ninh trật tự khu vực cầu Phú Mỹ, ông Tất Thành Cang đề xuất lắp hệ thống camera cả ở làn xe máy có kết nối với lực lượng công an và các biện pháp giáo dục khác.
Ở quận Bình Tân, công an đã ngăn chặn một vụ thanh toán có sử dụng vũ khí quân dụng.
Trước tết, đơn vị này nhận thông tin có vụ tụ tập để thanh toán nhau trên đường Tên Lửa. Các trinh sát xác minh vụ thanh toán này có súng. Khi khống chế các thanh niên tụ tập chuẩn bị thanh toán, lực lượng công an đã thu giữ khẩu k54 và hai băng đạn, trong đó một băng đã lắp vào súng. Với thành tích ngăn chặn này và nhiều nỗ lực trong việc giữ gìn trật tự, Công an quận Bình Tân được Thành ủy khen thưởng để khích lệ.
Còn tại Gò Vấp, ngày 30-3 xảy ra vụ tạt acid gây rúng động dư luận nhưng chỉ trong hai ngày, công an đã bắt ba nghi phạm.
TIẾN TÂN
Theo_PLO
Những đại án nghìn tỷ khó thu lại được tiền thiệt hại Hơn 1.100 tỷ đồng phải thu hồi trong vụ Vinashin, 360 tỷ với vụ án Dương Chí Dũng hay 14.000 tỷ đồng tại vụ Huỳnh Thị Huyền Như đang khiến cơ quan thi hành án "đau đầu" vì tài sản kê biên có giá trị rất nhỏ. Đại án tiêu cực xảy ra tại Vinashin Theo bản án ngày 30/8/2012 của Tòa phúc...