Những đặc sản trên đất “Hai Vua”
Vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa vốn là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: Hoàng đế Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và Hoàng đế Lê Thái tổ đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15.
Không chỉ vang danh là đất quý hương của hai đời vua, Thọ Xuân còn nổi tiếng với nhiều đặc sản ẩm thực.
Người dân làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân thực hiện các công đoạn sản xuất bánh gai.
Nằm bên dòng sông Chu, Thọ Xuân nổi tiếng với nhiều đặc sản: bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, nem nướng, bưởi Luận Văn… Chúng tôi về xã Xuân Lập, nơi có đặc sản tiến vua bánh lá răng bừa. Chị Đỗ Thị Khương, thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, cho biết: Bánh lá răng bừa gắn với thứ nông cụ quen thuộc của người nông dân. Bánh có nguồn gốc từ làng Trung Lập (xã Xuân Lập, Thọ Xuân), liên quan đến nghi lễ “cày tịch điền” xưa kia. Thuở ấy, dẹp xong giặc Tống, đất nước thái bình, cứ vào dịp đầu xuân năm mới, Vua Lê Đại Hành lại đích thân xuống đồng cày ruộng để mở đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, động viên Nhân dân tích cực lao động sản xuất. Để tỏ lòng biết ơn vua, người dân nơi đây đã dành những hạt gạo ngon nhất để làm nên một loại bánh với hương vị riêng dâng lên vua. Lệ ấy được giữ cho mãi về sau, trong các lễ giỗ vua hàng năm, Nhân dân Xuân Lập đều làm bánh ngon dâng cúng.
Video đang HOT
Ở Xuân Lập nhà nào cũng biết làm bánh lá răng bừa. Người dân Xuân Lập không dùng lá dong gói bánh như một số vùng khác mà dùng lá chuối hột để gói. Lá chuối được hơ qua lửa trở nên dẻo dai hơn, mỗi mảnh lá được xé rộng bằng bàn tay, gói vừa một chiếc bánh. Khi bánh được luộc chín, hương vị của lá chuối cũng làm cho bánh trở nên thơm ngon hơn.
Chia tay vùng tả ngạn sông Chu, chúng tôi sang vùng hữu ngạn sông Chu của huyện Thọ Xuân, nơi có đặc sản bánh gai tiến vua nổi tiếng của người dân Thọ Xuân. Theo người dân xã Thọ Diên, cho biết: Từ lâu bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân) đã nổi tiếng là món quà quê dân dã. Vị ngọt thơm trong chiếc bánh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức. Ở xã Thọ Diên nghề làm bánh gai khởi phát từ thời Hậu Lê, thế kỷ thứ 15, những người dân làng Mía vẫn giữ gìn và phát triển nghề ngày một hưng thịnh hơn. Để làm chiếc bánh nhỏ nhắn này, phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khi bánh hình thành rất phức tạp, tất cả đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và cả những kỹ năng của người làm. Lớp vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, bột lá gai và mật mía. Gạo nếp ngâm từ 2 đến 3 tiếng sau đó được xay mịn. Lá gai, nguyên liệu làm hương vị đặc trưng cho mỗi chiếc bánh, sau khi được chọn kỹ, luộc chín, rửa sạch, ép khô nghiền thành bột rồi mới đem trộn đều với gạo nếp và mật mía tạo nên hỗn hợp bột màu đen sánh nhuyễn. Nhân bánh là thành phần không thể thiếu quyết định đến sự thơm ngon của bánh. Nhân bánh được làm từ các nguyên liệu chính như: đường, đậu xanh, dừa nạo và một ít dầu chuối. Màu vàng tươi mới của đậu xanh giã mịn cùng màu trắng của những sợi dừa nạo, hương thơm phảng phất tinh dầu chuối giúp cho mỗi chiếc bánh càng trở nên hấp dẫn. Vỏ bánh đen bóng sau khi bọc đều bên ngoài nhân sẽ được rắc lên một lớp vừng trắng để tăng thêm độ bùi béo, vẻ bắt mắt và làm cho chiếc bánh dễ bóc hơn. Sự hòa quyện từ vị dẻo mềm của gạo nếp, vị bùi thơm của nhân đậu xanh trộn lẫn những sợi dừa tươi, sự ngọt ngào đặc trưng của mật mía… bánh gai Tứ Trụ đích thực là một món ngon, dễ “nghiện”. Để mỗi chiếc bánh gai đạt chất lượng, nguyên liệu chính là bột và nhân bánh thôi chưa đủ mà chính nguyên liệu lá chuối cũng rất quan trong việc quyết định đến hương vị của sản phẩm. Lá chuối dùng làm bánh gai phải là lá chuối khô già tự nhiên trên cây chứ không phải lá chuối tươi được đem đi phơi nắng như nhiều người lầm tưởng. Loại lá khô nắng tự nhiên sẽ giúp cho lá có độ dai và mang đến mùi thơm đặc trưng cho bánh.
Ngoài bánh răng bừa, bánh gai, khi nhắc đến đặc sản vùng đất “Hai vua” không thể không kể tới món nem nướng nơi đây. Đây là loại nem đã được lên men chua, khá gần gũi với món nem chua nổi tiếng Thanh Hóa. Nem nướng cũng được làm từ các nguyên liệu chính như thịt nạc, bì lợn, gia vị, tỏi, ớt, thính, lá đinh lăng như nem chua. Một điểm khác biệt khá rõ là thịt lợn khi làm nem nướng không xay nhuyễn như nem chua mà được thái thành những lát mỏng, nem chua sau khi chín có thể ăn ngay, còn nem nướng thì cần trải qua công đoạn nướng nữa mới hoàn thành.
Nem sau khi nướng có mùi của lá chuối, lá đinh lăng quyện mùi bì lợn và tiêu thơm lừng. Khi ăn, nem nướng có vị béo và bùi của thịt, vị ngọt và giòn của bì lợn, vị thơm nồng của tỏi ớt. Một chiếc nem nướng chua nhẹ, nóng hổi, cay nồng của tỏi ớt là những trải nghiệm hấp dẫn khó quên khi thưởng thức món ăn này.
Theo anh Đỗ Văn Vinh ở khu 1, thị trấn Thọ Xuân, cho biết: nem nướng ngon nhất là vùi trong than củi hồng rực. Khi bóc ra, nem nghi ngút tỏa mùi thơm của lá chuối, lá đinh lăng quyện mùi thịt nạc, tiêu sọ thơm lừng.
Về Thọ Xuân, nơi có dòng sông Chu xanh mát chảy qua, không chỉ là vùng “địa linh” sinh ra những bậc nhân kiệt lưu tiếng thơm muôn đời, mà còn là nơi kết tinh những giá trị quý báu của nền văn minh lúa nước. Những ẩm thực độc đáo này tuy chỉ làm từ những nguyên liệu dân dã như gạo nếp, gạo tẻ, thịt lợn, mật mía, đậu xanh, lá cây…, hình thức giản dị, mộc mạc, nhưng đã có lịch sử từ hàng trăm, ngàn năm trước. Những món ăn cha ông ta đã sáng tạo ra từ xa xưa vẫn tồn tại trong đời sống của người dân từ đời này sang đời khác, trở thành một nét văn hóa đặc trưng của xứ Thanh. Những người dân của vùng đất sinh vua này, dù đi xa nơi đâu cũng không thể nào quên được hương đất, tình người thấm đượm trong những món quà quê!
Những đặc sản tiến vua trên đất xứ Thanh
Xứ Thanh không chỉ là miền đất "địa linh nhân kiệt" mà còn nổi tiếng là một vùng văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc.
Từ vùng núi, đồng bằng đến miền biển của xứ Thanh đều có những món ăn truyền thống, chỉ góp mặt trong đời sống thường ngày nhưng qua bàn tay, sự sáng tạo, chế biến tinh tế của người dân đã trở thành những món ăn "trứ danh". Trong đó, nhiều món ăn đã trở thành sản vật tiến Vua một thời, như: Mắm tép Hà Yên (Hà Trung); phi cầu Sài (Hoằng Hóa); bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, bưởi Luận Văn (Thọ Xuân); mía tím Kim Tân (Thạch Thành)...
Bánh gai Tứ Trụ - sản vật tiến vua nổi tiếng của huyện Thọ Xuân.
Với những nguyên liệu đơn giản cộng với bí quyết gia truyền, sự khéo léo và sáng tạo, người quê Thanh đã cho ra đời những sản phẩm vừa thơm ngon vừa đậm đà hương vị quê hương. Cách chế biến món ăn của người Thanh Hóa không quá cầu kỳ nhưng luôn hấp dẫn, mang một hương vị riêng và gắn với những câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa. Ví như món bánh răng bừa của quê hương xã Xuân Lập (Thọ Xuân) gắn với tục cày ruộng tịch điền của Lê Đại Hành hoàng đế; món chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc) gắn với nghĩa quân Lam Sơn "nếm mật nằm gai"; mía tím Kim Tân, mắm tép Hà Yên gắn với câu chuyện Vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh...
Chúng tôi tìm về huyện Thọ Xuân, nơi được mệnh danh là vùng đất "hai Vua" với bề dày về truyền thống, văn hóa. Khi được hỏi về những sản vật tiến Vua nức tiếng một thời, mỗi người dân Thọ Xuân đều tự hào khi kể về chúng. Đó là bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, chè Sánh Lược, bưởi Luận Văn... Bánh lá răng bừa Xuân Lập là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng đất Thọ Xuân. Theo sử sách, thuở ấy, dẹp xong giặc Tống, đất nước thái bình, cứ vào dịp đầu xuân năm mới, Vua Lê Đại Hành lại đích thân xuống đồng cày ruộng để mở đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, động viên Nhân dân tích cực lao động sản xuất. Để tỏ lòng biết ơn vua, người dân nơi đây đã dành những hạt gạo ngon nhất để làm nên một loại bánh với hương vị riêng dâng lên vua. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, trộn với nhân bằng thịt lợn rồi gói bằng lá chuối tươi (chuối hạt) đã được hơ mềm qua lửa. Sau khi gói, chiếc bánh răng bừa có hình thon nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, chiều dài khoảng 20 cm rồi đem luộc hoặc hấp. Hương vị của bánh là sự kết hợp của mùi hương từ thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành phi, hạt tiêu... Tục lệ làm bánh răng bừa dâng vua được người dân làng Trung Lập giữ mãi về sau. Hiện nay, toàn xã Xuân Lập có khoảng 240 hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh răng bừa (170 hộ thường xuyên và 70 hộ không thường xuyên), tạo việc làm cho hơn 300 lao động với thu nhập bình quân 3-3,5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm được bán quanh năm, đặc biệt bán chạy vào dịp cưới hỏi, lễ hội, tết cổ truyền.... Nhờ sự nổi tiếng, hương vị độc đáo và những đặc trưng riêng, bánh răng bừa được người dân trong, ngoài tỉnh ưa chuộng. Ước tính hằng năm, người dân xã Xuân Lập cung cấp cho thị trường hơn 12 triệu chiếc bánh, doanh thu đạt gần 20 tỷ đồng.
Lần theo tiến trình dựng nước, giữ nước của dân tộc, xứ Thanh không chỉ khẳng định vị thế là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi tinh hoa văn hóa hội tụ; mà ẩn sâu trong hương vị ẩm thực xứ Thanh luôn lồng ghép, gắn với những sự tích, huyền thoại, những câu chuyện gắn liền với cuộc đời, công trạng của các vị vua, anh hùng, hào kiệt nổi danh trong lịch sử. Chẳng ai biết, cây mía tím Kim Tân gắn bó với người dân huyện Thạch Thành từ khi nào nhưng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cây mía tím chính là đòn bẩy để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo các cụ cao niên kể lại, cây mía Kim Tân có từ lâu đời, gắn với truyền thuyết của Vua Quang Trung. Tương truyền rằng, xưa kia Vua Quang Trung đem quân ra Bắc đánh quân Thanh đã cho quân lính nghỉ ngơi tại vùng đất Thạch Thành. Người dân lấy mía ra thiết đãi nhà vua và nghĩa quân. Nhà vua ăn thì thấy mía rất thơm ngon nên lấy tên của vùng đất Kim Tân đặt cho loại mía này. Khi đại phá quân Thanh thành công, Vua Quang Trung đã có chiếu dụ tổ chức hội Mía tại Phố Cát (nay là thị trấn Vân Du). Cây mía Kim Tân vốn kén đất, chỉ thích hợp với đất đỏ bazan. Vì vậy, mặc dù được trồng tại rất nhiều nơi của huyện Thạch Thành, song chỉ cây mía trồng trên đồi đất xã Thành Trực là thơm ngon, mềm và phát triển tốt nhất. Hằng năm, toàn huyện phát triển khoảng 250 ha cây mía tím, tập trung nhiều ở các xã Thành Trực, Thành Tân, Thành Công... Khi vào chính vụ, nhiều thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và TP Thanh Hóa... đổ về thu mua, cung không đủ cầu. Thực tế phát triển của cây mía tím trên địa bàn huyện Thạch Thành cho thấy, tuy vốn đầu tư ban đầu cao nhưng các hộ trồng mía tím đạt doanh thu tới hơn 200 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, bên cạnh việc trồng, chăm sóc, UBND huyện Thạch Thành còn chỉ đạo các địa phương thực hiện phục tráng, đăng ký chỉ dẫn địa lý để xây dựng thương hiệu cho cây mía tím Kim Tân...
Theo khảo sát, trưng cầu ý kiến từ các nhà văn hóa, đến nay, chưa có tài liệu chính thống nào tổng hợp đầy đủ về những sản vật tiến vua trên đất Thanh Hóa. Nhưng với mỗi vùng, miền, địa phương đều có những sản vật riêng kết hợp hài hòa, tinh túy từ địa lý, văn hóa, phong tục và được người dân tương truyền là sản vật tiến vua. Mùa nào thức nấy, người dân xứ Thanh đã tạo nên những thứ sản vật vừa gần gũi vừa thanh tao để làm phong phú thêm cho sắc màu văn hóa của mình. Thời gian trôi đi, dù nếp gấp, vết hằn in của lịch sử có phai mờ thì những nét đặc sắc trong những sản vật ấy vẫn còn lưu mãi. Để ngày nay, mỗi vùng miền trên xứ Thanh đều tự hào, tự tin về những sản vật quê hương để đưa những sản vật ấy tiến xa hơn trên thị trường.
Nem nắm mẹ làm, không ngon sao được! Quê tôi, một vùng đất ven biển thuần nông với nhiều đặc sản mang đậm tính chất vùng miền như: Gạo tám, bánh nhãn, kẹo lạc, nem nắm, bánh gai... Những món ăn đã đi vào truyền thống, thói quen gắn liền với với tuổi thơ của nhiều người. Nam Định quê tôi, một vùng đất ven biển thuần nông với nhiều đặc...