Những đặc sản sâu đầy ‘ma lực’ của ẩm thực Việt
Rươi, sâu cát, sâu chít… là những món đặc sản hiếm có ở song không phải ai cũng có gan để thử.
Rươi
Những con rươi sống đủ sức làm xanh mặt người “yếu vía”.
Thế nhưng món chả rươi ngon lành lại có mãnh lực khó cưỡng.
Rươi là một giống hải trùng có nhiều ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình… Tuy vậy, món ăn lại nổi tiếng và quen thuộc với người Hà Nội.
Về hình dáng, rươi trông gần giống đỉa lai rết bởi thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân. Khi sống, rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ, sặc mùi tanh. Với hình dáng đó, nó không chỉ khiến trẻ em mà du khách cũng phải xanh mặt.
Thế nhưng, sau khi qua chế biến, kết hợp cùng một số nguyên phụ liệu khác, con rươi đáng sợ chuyển mình thành đặc sản thơm ngon khó quên với các món như chả rươi, rươi hấp, rươi xào củ niễng, rươi kho, mắm rươi, rươi khô, rươi đúc trứng…
Sâu măng có màu trắng đục, thon dài.
Video đang HOT
Không chỉ hấp dẫn ở vị ngọt, béo, đặc sản kinh dị này còn “lôi cuốn” thực khách ở hương thơm, vị giòn khó cưỡng.
Sâu măng là loại sâu sống trên cây măng và là đặc sản của huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sâu măng to bằng đầu đũa, dài cỡ 2 đốt ngón tay.
Cách săn sâu khá đơn giản, vào khoảng tháng 9, tháng 10, người săn sâu chỉ cần mang theo dao và giỏ đi một vòng quanh rừng nứa. Những bụi nứa có cây măng nào cao khoảng đầu người có biểu hiện héo ngọn, thân cong, mắt u thì hạ xuống, rồi đổ sâu trong ống nứa vào giỏ.
Có nhiều cách chế biến sâu măng nhưng món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là xào lá chanh. Giá bán sâu măng ngay tại thị trấn Mường Lát vào mùa thu hoạch có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/kg.
Sâu chít
Ngọn chít có sâu được bày bán để giữ nguyên hương và chất của đặc sản.
“Đông trùng hạ thảo của Việt Nam” không chỉ dành riêng cho đàn ông.
Sâu chít là côn trùng sống trong cây chít và là niềm tự hào về đặc sản đặc biệt địa phương của người dân Tây Bắc. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, sâu chít được xưng tụng là “đông trùng hạ thảo của Việt Nam”.
Cách bắt sâu chít khá đơn giản. Người thu hái sẽ lựa chọn những cây chít có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa, chẻ đôi ngọn để moi sâu ra, thả vào chậu rượu nhạt để sâu không bị biến chất.
Cách sử dụng phổ biến nhất của sâu chít là ngâm rượu, ngoài ra còn có thể sao khô, nấu cháo.
Sâu cát
Sâu cát đã được sơ chế sạch…
Và những món ăn ngon lành từ loại đặc sản không ai muốn ăn sống này.
Gọi là sâu cát vì nó thường sống sâu trong cát và có hình dáng giống với loài giun, còn gọi là trùn biển, sá sùng. Sâu cát được tìm thấy nhiều ở vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn.
Muốn bắt được sá sùng, bạn phải ra biển thật sớm, rồi lần theo hàng triệu vết bò ngoằn ngoèn đến hang và đào đào sâu từ 10 – 20 cm là có (gần trưa có lúc phải đào sâu tới 60 – 70 cm). Khi còn sống, trùn biển màu nâu đỏ có ánh bạc; con to dài khoảng 4 tấc, con nhỏ dài hơn 2 tấc; trên thân có nhiều bó cơ nên di chuyển linh hoạt.
Thoạt trông con trùn biển còn sống ngọ ngoậy trong thùng, chưa chắc ai dám ăn song sau khi qua chế biến như sá sùng xào với tỏi tươi, người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào hay rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì ăn hoài không ngán. Nếu không thích các món sá sùng tươi sống, bạn có thể phơi khô rồi chế biến tùy ý.
Đuông
Đuông tắm nước mắm là cách thưởng thức cao nhất của đặc sản này.
Đuông, ấu trùng của sâu, là một trong những đặc sản khó cưỡng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có hai loại đuông là đuông dừa và đuông chà là với kích thước và màu sắc khác nhau.
Cách bắt đuông khá đơn giản, cứ thấy cây dừa nào héo ngọn, vàng lá chặt đi là sẽ tìm thấy đuông. Mỗi cây dừa/chà là như thế có hàng trăm con đuông. Cách thưởng thức kinh dị nhất của đặc sản này là đuông sống tắm nước mắm – dành cho những tay sành ăn hay “kiên gan”. Riêng với những người mới tập ăn hay “yếu vía”, các món như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hầm… là món tủ.
Theo Tapchiamthuc
Đến hẹn lại... rươi
Thời gian này, dân thành phố Vinh (Nghệ An) và một số nơi đang kháo nhau tìm đến quán hoặc mua về một món ăn-nhậu "thức thời", đó là món rươi. Rươi - món ăn tưởng đã quen nhưng mãi là món lạ, vì mỗi năm chỉ xuất hiện dăm lần vào mùa heo heo gió.
Có lẽ vì thế chăng mà thời giờ đến các quán ăn thấy "thất kinh" vì giá: ngót nghét từ 70.000 - 100.000 đồng/lạng, nghĩa là chỉ cần hơn 1kg là phải bỏ ra tiền triệu! Tưởng món ăn dân dã, nay rươi là sơn hào hải vị!
Chen chúc vớt rươi ven hạ nguồn sông Lam
Đi dọc các vùng hạ nguồn sông Lam thời gian này như Xuân Hội, Xuân Hải (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh); Hưng Hòa (TP Vinh), Hưng Lợi, Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên)... đâu đâu cũng nghe kháo nhau về chuyện rươi. Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho hay: "Mọi người háo hức là cũng đúng thôi, vì một năm được có mấy lần rươi chui lên. Cái loài rươi chỉ "mọc" theo quy luật của riêng nó, rộ lên nhất theo các ngày 1, 15 âm lịch, mà chỉ từ tháng 9 trở đi mới có nhiều". Loài rươi có những điều rất kỳ lạ mà người dân không thể lý giải nổi. Ví như, 3 thửa ruộng nằm kề nhau, nước tràn bờ không ngăn cách nhưng có thời điểm rươi lên ở ruộng này nhưng không lên ở ruộng khác và ngược lại. Có nhà vì rươi không lên phải ngồi trên bờ chờ, chờ mãi không thấy, đến khi về nhà rồi rươi mới lên, quay ra ruộng lại không thấy.
Trong các làng, nhà nào "bén duyên" với rươi thì vào vụ năm nào cũng trúng, còn những nhà khác chỉ đủ ăn chơi hoặc có bán cũng không được là bao. Theo một số cụ cao niên ở Hưng Nhân kể thì rươi sống theo mùa trăng, theo sự lên xuống của nước biển. Vào các thời điểm bắt đầu từ các ngày 1, 15-9; 1, 15, 25-10, 1-11... là thời điểm rươi lên để bước vào mùa giao phối. Ngày trước rươi lên chủ yếu vào ban đêm, bắt đầu từ khoảng 12 giờ đêm, nhưng thời gian sau này rươi lại lên cả ban ngày, lượng rươi cũng ngày càng ít dần. Có lẽ thời tiết thay đổi hay đồng đất, nước sông bị ô nhiễm?
Một điểm thu mua rươi tại xã Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên).
Thời điểm này, giá thu mua rươi ngay tại ruộng dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/lạng, tùy theo loại rươi to hay nhỏ. Tại chợ Mý (xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên) giá rươi được tính theo giờ, sáng sớm giá mềm hơn và tăng lên dần ngay sau đó. Có thời điểm đầu mùa giá 1kg rươi từ 400.000 đồng lên tới 470.000 đồng! Một số người đang bán thịt heo, những ngày có rươi chuyển sang làm đầu nậu rươi. Nếu tính giá mua tại ruộng, tại chợ và giá được bán trong các nhà hàng ở thành phố thì mấy đầu nậu, quán ăn cũng lời to.
Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân, cho biết thêm, các gia đình có ruộng rươi ở xã này tập trung chủ yếu ở xóm 1 và xóm 2. Họ không tiết lộ việc mình bán được bao nhiêu tiền rươi, nhưng chắc chắn một điều mỗi đợt rươi mọc mỗi nhà ít nhất cũng thu được vài triệu, nhà nhiều ruộng thu được hàng chục triệu đồng là không hiếm. Rươi được làm nhiều món, như: chả rươi, rươi đúc với trứng, rươi xào măng... Ngày trước rươi nhiều, giá rẻ mạt, lại không biết bán ở đâu nên người dân Hưng Nhân sau khi bắt rươi muốn giữ được lâu đã rang rươi và làm mắm. Người dân thường rang rươi bằng nồi đất, sau khi lót lá chuối trong nồi thì bỏ rươi vào, lấy một nồi đất nữa úp lên, sau đó đem đốt. Rươi rang để lâu được hàng tháng. Còn mắm rươi thì cách thức làm cũng gần như làm mắm tép, nhưng đặc biệt không thể thiếu vỏ quýt, gừng, rượu nếp...
Tuy nhiên, hiện nay vì rươi hiếm và đắt nên không ai còn làm hai thứ này nữa. Đối với một xã nghèo nằm lọt thỏm trong lòng sông Lam như Hưng Nhân thì rươi là một nguồn thu lớn, một năm lại chỉ có mấy ngày nên bà con phải bán để có tiền lo trang trải cuộc sống. Chả thế mà người dân nơi đây vẫn truyền tụng câu ca: "Bao giờ cho đến tháng mười/Bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy".
Theo SGGP
Tranh thủ đi ăn chả rươi Rươi bán quanh năm là rươi để tủ lạnh, trữ dùng dần nên không ngon. Mùa rươi chỉ kéo dài hai, ba tuần rồi hết. Mùa rươi sinh sản vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch (tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng 5). Nhìn con rươi ngọ nguậy trong chậu, ai mà dám nghĩ mấy cho giống "giun" này lại...