Những đặc sản ngon trứ danh nhưng lại có ‘độc’ chết người ở Việt Nam
Được xem là những đặc sản độc lạ, có giá bán đắt đỏ nhưng: cháo ấu tẩu, cá nóc, nhộng ve sầu… lại chứa độc tố, nếu không biết cách chế biến rất dễ gây nguy hiểm cho người ăn.
Món ăn nghe có vẻ lạ tai nhưng lại được xem là đặc sản của người Mông ở Hà Giang. Sở dĩ gọi đây là món “cháo độc” bởi món ăn được chế biến từ củ ấu tẩu là loại củ có độc mọc trên vùng núi cao biên giới phía Bắc.
Món cháo ấu tẩu hay còn gọi là cháo độc là đặc sản ở Hà Giang
Lượng độc của ấu tẩu nếu nhiều có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch máu, đông máu thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, người Hà Giang lại có cách chế biến khiến nó trở thành món đặc sản quý có tác dụng chữa bệnh lại có hương vị rất hấp dẫn.
Sở dĩ gọi đây là món “cháo độc” bởi món ăn được chế biến từ củ ấu tẩu là loại củ có độc mọc trên vùng núi cao biên giới phía Bắc.
Thông thường, trước khi nấu, người dân vùng cao Tây Bắc thường ngâm ấu tẩu trong nước gạo đặc, sau đó ninh nhừ khoảng 4 – 5 tiếng cho chất độc tiết ra hết.
Để biết cháo đã ăn được hay chưa, người ta dùng thìa múc ra một lượng nhỏ nếm thử, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng… thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc, nếu không thấy tê đầu lưỡi thì có nghĩa là cháo đã được nấu xong và có thể múc ra ăn ngay.
Cháo ấu tẩu Hà Giang có vị béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, vị đặc trưng của củ ấu tẩu. Theo kinh nghiệm của những người nấu cháo ấu tẩu bán ở Hà Giang nhiều năm nay, khi nấu cháo, tuyệt đối không được nấu vào nồi áp suất. Nếu nấu vào nồi áp suất thì ấu tẩu sẽ nhanh nhừ nhưng lượng độc tố có trong củ ấu lại không phân hủy được hết, dễ gây ngộ độc cho người dùng.
Cá nóc
Cá nóc là một loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Đây là loài cá sống ở khu vực nước mặn, quanh các khu vực bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới. Loại cá này có tính độc mạnh, gây chết người khi ăn nếu không được chế biến đúng cách.
Cá nóc là một loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Độc tố của loài cá này có thể gây nguy hiểm cho người ăn phải.
Ở Việt Nam đã thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.
Tại Nhật Bản, một suất sashimi cá nóc có thể tiêu tốn của một gia đình khoảng 200 USD cho 8 miếng khi dùng bữa tại những nhà hàng sang trọng.
Thông thường, thịt cá nóc thường được chế biến bằng cách lọc thịt cá nóc còn tươi nguyên. Chọn phần thịt cá không có độc, thái thành miếng mỏng và ăn như sashimi.
Cách chế biến cá nóc vô cùng khó khăn, và chỉ một số đầu bếp trên thế giới mới đủ khả năng chế biến món ăn này.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, một suất sashimi cá nóc có thể tiêu tốn của một gia đình khoảng 200 USD cho 8 miếng khi dùng bữa tại những nhà hàng sang trọng.
Tiết canh
Theo quan niệm của người Việt, tiết canh có tác dụng bồi bổ khí huyết. Nguyên liệu của món ăn này là tiết động vật tươi được pha với nước mắm, hành hoa, và trộn với phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Khi ăn có thể ăn kèm với chanh và rau sống.
Món ăn này bị chuyên gia Y tế khuyến cáo không nên ăn vì có khả năng lan truyền virut cúm gia cầm và các bệnh dịch nguy hiểm khác. Đặc biệt, với cách ăn sống huyết tươi của con vật, món ăn này của Việt Nam cũng lọt top các món ăn “kinh dị” bậc nhất trên thế giới. Nhiều du khách quốc tế cho biết, họ không đủ can đảm để nếm thử.
Cá mặt quỷ
Cá mặt qủy là một loài cá nước mặn thường sinh sống tại những vùng nước nông dọc bờ biển. Chúng có vẻ ngoài xấu xí dến đáng sợ, với khả năng ngụy trang tài tình, trông không khác gì một tảng đá nên còn có một tên gọi khác là cá đá.
Khác với vẻ ngoài xấu xí, thịt của cá mặt quỷ ăn rất hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau
Khác với vẻ ngoài gớm ghiếc, thịt của cá mặt quỷ ăn rất hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trên thị trường, cá mặt quỷ được xem là đặc sản, được chào bán với giá đắt đỏ từ 700-1,6 triệu đồng/kg.
Trên thị trường, cá mặt quỷ được xem là đặc sản, được chào bán với giá đắt đỏ từ 700-1,6 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, vây lưng của loại cá này chứa độc tố nguy hiểm nếu không biết cách chế biến để loại bỏ
Tuy nhiên, cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. Chính vì thế, việc chế biến loại cá này đòi hỏi khá nhiều công phu và người đầu bếp phải thật sự khéo léo. Trước hết để lọc bỏ lớp da sần sùi, người đầu bếp phải nhẹ nhàng lách mũi dao giữa da cá và thịt cá để giữ nguyên khối thịt cá bên trong.
Nhộng ve sầu
Không chỉ là món ăn độc lạ, nhộng ve sầu còn được cho là chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trên thị trường, nhộng ve sầu được bán với giá từ 500-600 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, món ăn này dễ gây ngộ độc cho người dùng.
Nhộng ve sầu được xem là đặc sản “độc, lạ” được bán với giá đắt đỏ
Các chuyên gia cho biết, bản thân ấu trùng ve không gây độc cho con người. Tuy vậy, do sống dưới đất, ấu trùng dễ nhiễm nấm độc. Bào tử nấm phát triển, giết chết ấu trùng khiến nhộng trở thành một ổ độc tố.
Nếu không chế biến đúng cách, nhộng ve sầu dễ gây ngộ độc cho người dùng.
Ngoài ra, nhộng có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa không thích hợp. Môi trường đất cũng tạo cơ hội cho kí sinh trùng bám vào nhộng. Việc ăn sống có thể khiến kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người do cơ thể chứa nhiều protit. Nhộng chết có thể sinh ra nhiều độc tố gây hại.
Theo Dân trí
Chi cả ngàn USD để thưởng thức cá nóc Nhật Bản
Cá nóc, tiếng Nhật là Fugu là cá ngon nổi tiếng thường được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp. Chúng có mặt trong thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi, tiệc tối hoặc những sự kiện mang tính trịnh trọng.
Từng là món ăn "quốc cấm" vì quá độc
Loài cá này là 1 trong những sinh vật độc nhất thế giới. Trên cơ thể cá nóc có chứa độc tố tetrodotoxin - dạng chất độc thần kinh cực mạnh. Lượng độc tố này có trong gan, buồng trứng, trứng và thận. Độc tố cá nóc có thể "hạ thủ" 5 người đàn ông khỏe mạnh cùng một lúc.
Chất độc tetrodotoxin của cá nóc chỉ cần lượng 1 miligram cũng đủ khiến người ăn phải thiệt mạng trong vòng 4-6 tiếng. Hàng năm ở Nhật Bản, nhiều người phải nhập viện vì ăn cá nóc, thỉnh thoảng hậu quả rất nghiêm trọng. Theo Bô Y tê va Phuc lơi Nhât Ban, 17 ngươi đa bi ôm său khi ăn cá nóc vao năm ngoai, 1 người trong sô đo đa thiêt mang
Tuy nhiên bình thường độc tố tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố tetrodomin không độc. Chỉ khi cá bị ươn hoặc bị bầm dập, tetrodomin sẽ biến đổi thành tetrodotoxin gây độc. Đun sôi ở nhiệt độ 1.000 độ C trong 6 giờ độc tố tetrodotoxin mới giảm đi 50%, nó chỉ mất đi hoàn toàn khi đun sôi 2.000 độ C trong 10 phút. Vì thế, người ta không thể làm mất độc cá nóc bằng cách nấu và chế biến thông thường.
Chính vì vậy, cá nóc đã từng là một món ăn "quốc cấm" của Nhật Bản trong thế kỷ 16, sau sự kiện một nhóm samurai không thể tỉnh dậy nổi vì ăn phải nó. Đây cũng là loài cá duy nhất mà bất chấp hương vị thơm ngon cũng chưa bao giờ được phép xuất hiện trong hoàng cung.
Trải qua thời gian, lệnh cấm cho cá nóc đã được gỡ bỏ một vài phần. Hiện tại, Nhật Bản cho phép kinh doanh cá nóc, nhưng chỉ là các lát cá chứ không phải cá nguyên con.
Dù có thể đoạt mạng người nếu không được chế biến đúng cách, song cá nóc Nhật Bản vẫn được coi là cao lương mĩ vị. Khách sẵn sàng chi từ 250-300 USD (khoảng 5,5 - 6,5 triệu đồng) cho món ăn chế biến từ loại hải sản cực độc này tại nhà hàng cao cấp.
Cá nóc
Mặc dù cá nóc Nhật Bản không nổi tiếng bằng cá ngừ, hay thịt bò Kobe, nhưng mỗi năm, quốc đảo này vẫn xuất khẩu được một lượng lớn sang Mỹ. Mức giá cho mỗi suất 50gram thịt cá có vị không khác nhiều so với thịt gà lên tới 200 USD, thậm chí sẽ đắt gấp vài lần nếu là cá nóc hoang dã.
Những người mê mẩn cá nóc nói rằng cảm giác ngưa ngứa, kích thích mà thịt cá nóc để lại trên lưỡi, vốn do chất độc thần kinh có trong người loại cá này gây ra là một điều đặc biệt. Các đĩa cá nóc thường được đầu bếp các nhà hàng xếp rất cầu kỳ. Ngon nhất là món làm từ cá nóc hổ (tiger fugu). Chúng sống ở vùng nước gần bờ, thỉnh thoảng vào khu vực nước lợ, giá cá nóc hổ tới 40.000 Yen (tương đương khoảng 7 triệu đồng).
Đầu bếp phải có chứng chỉ chế biến
Loài cá này có thể đem lại cho nước Nhật hàng triệu đô la mỗi năm. Mặc dù biết có độc đến mức gây chết người nhưng giới nhà giàu luôn sẵn sàng chi đến cả ngàn USD để được thưởng thức món "sơn hào hải vị" này.
Vì nọc độc nguy hiểm, nên quy trình chế biến được các đầu bếp tiến hành rất tỉ mỉ và cẩn thận. Thậm chí, chính phủ Nhật đã ra luật yêu cầu chỉ những người có chứng chỉ gọi là "giấy phép Fugu", mới được phép làm thịt và buôn bán cá nóc.
Để có được tờ chứng chỉ này, một bếp trưởng với kỹ năng tốt cũng phải trải qua 2 năm đào tạo, cùng ít nhất 2 năm kinh nghiệm xử lý cá nóc. Ngoài ra, đi kèm trong quá trình đó là muôn vàn các bài kiểm tra lý thuyết siêu khó mà bắt buộc học viên phải đạt điểm tối đa.
Các bếp trưởng không học cách "loại bỏ chất độc", mà là biết "chất độc nằm ở đâu". Với cá nóc, độc tố nằm rất nhiều ở ruột, nội tạng và da cá. Sau quá trình chế biến, toàn bộ những phần có độc của con cá nóc sẽ được cho vào khay kim loại và khóa kín.
Sau đó, người ta sẽ mang chiếc khay này đến chợ cá và tiêu hủy chúng trong lò bằng củi. Họ cũng cần phải biết cách tránh cắt phải phần có độc tố - như gan, nếu không có thể khiến phần thịt cá vốn an toàn cũng bị nhiễm độc.
Chế biến cá nóc
Quá trình rèn luyện gian nan sẽ kéo dài ít nhất là 4 - 5 năm, nhưng cũng có thể lên đến 7, thậm chí là 10 năm. Kết thúc quá trình, các đầu bếp phải trải qua một bài thực hành cuối cùng: bóc tách và chế biến thành công một con cá nóc, dưới sự giám sát của các đầu bếp Fugu giàu kinh nghiệm. Chỉ khi vượt qua thử thách ấy, họ mới nhận được chứng chỉ.
Do vậy, nếu một bếp trưởng của một nhà hàng Nhật Bản không có tờ "giấy phép Fugu" do chính phủ cung cấp, người đó cũng không được phép tùy tiện làm thịt hay chế biến cá nóc.
Ông Kunio Miura - một bậc thầy về cá nóc - đã học xẻ thịt loài cá này từ năm 15 tuổi. Miura phải thực hành trên hàng trăm con cá, chấp nhận bỏ ra chi phí hàng trăm nghìn yên, vượt qua kỳ thi khó khăn với chỉ 60% cơ hội thành công, để trở thành người phục vụ cá nóc khi ông tròn 20 tuổi.
"Chất tetrodotoxin của cá nóc độc gấp 200 lần so với xyanua. Cái chết sẽ đến nhanh nhưng đau đớn, trước tiên là tê miệng, sau đó là mạch máu. Không có thuốc giải độc", ông Miura nói. Đến nay, dù có tới 60 năm kinh nghiệm, ông vẫn cực kỳ thận trọng mỗi khi xử lý một con cá nóc bởi một sai lầm dù nhỏ nhất cũng có thể tước đoạt đi tính mạng của khách hàng.
Ông Suzuki la môt trong cac đâu bêp cao câp ơ Tokyo, ngươi đa trai qua qua trinh huân luyên đăc biêt va đươc câp phep đê phuc vu thưc khach mon ca noc nguy hiêm ơ Nhât Ban. "Hoan toan không dê đê nhưng ngươi không co giây phep lam sach các nóc", Suzuki noi tai nha hang 'Torafugu-tei' cua ông ơ khu Ginza, trong khi tay thoăn thăt lôt bo phân nôi tang rât đôc cua con ca noc mơi bi làm thịt, băng môt con dao cưc săc.
"Tôi cũng chăng ăn miêng ca nao vi tôi sơ chung", ông tiếp tục chia sẻ trong khi câm buông trưng mau vang nhat, môt trong nhưng phân đôc nhât cua con ca va nem no vao môt cai nôi thep đươc đây kin.
Món ăn tinh hoa của người Nhật
Với những người yêu thích cá nóc, món ăn được chế biến từ loài này mang đậm tinh hoa ẩm thực Nhật Bản. Ngày nay, Shimonoseki được xưng tụng là "Kinh đô cá nóc của Nhật Bản". Ở đây hình ảnh con cá nóc được làm vật trang trí ở khắp nơi trong thành phố.
Và chợ cá Hae-domari của Shimono-seki là chợ cá nóc có tiếng thế giới. Đây là nơi duy nhất ở xứ sở anh đào chuyên đặc chế những món ăn danh bất hư truyền từ cá nóc, một trong những sơn hào hải vị của Nhật Bản.
Cá nóc nổi tiếng là một trong những món ăn đắt đỏ nhất Nhật Bản
Có nhiều loại sashimi cá nóc sống nhưng nổi tiếng nhất là fugu-sashi. Để làm món này, đầu bếp dùng dao chuyên dụng thái thịt cá thành những lát thật mỏng và bày trí chúng theo những đường tròn bên trong chiếc đĩa to có hoa văn đẹp mắt.
Người Nhật thường thái cá thành những lát mỏng, xếp lên đĩa như cái hoa cúc, hoa biểu trưng cho sự trường thọ và cao quý. Do đó, fugu-sashi ngoài là món ăn thơm ngon còn là một tác phẩm nghệ thuật.
Gia vị không thể thiếu trong món fugu-sashi là chén nước tương và súp dashi làm từ cá ngừ khô và rong biển, đôi khi có thêm một ít hành lá cọng nhỏ đặc trưng. Ngoài sashimi, nhiều món ăn cá nóc khác cũng được chế biến, nổi tiếng không kém fugu shasi là món lẩu và cháo được nấu từ thịt và xương cá nóc.
An Yên
Theo baophapluat
Pa pỉnh tộp và các món ăn có tên gọi lạ lùng ở Việt Nam Những món ăn như pa pỉnh tộp, khâu nhục, nậm pịa... mang tên gọi lạ lùng nhưng được đánh giá là đặc sản đáng thử tại nhiều địa phương ở Việt Nam. 1. Pa pỉnh tộp: Nghe tên là lạ nhưng thực chất đây là món cá nướng đặc biệt của người Thái ở Tây Bắc. Nét độc đáo của món ăn nằm...