Những đặc sản làm say lòng du khách của Kiên Giang
Kiên Giang có nhiều đảo, những khối xanh với diện tích khác nhau trên vùng biển trù phú đem lại nền ẩm thực mang hương biển đặc trưng.
Video đang HOT
Theo VietQ
Ba món ngon không thể bỏ lỡ khi đến Phú Quốc
Những năm gần đây, các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế từng bước khám phá và quảng bá nhiều về tiềm năng du lịch của Phú Quốc.
Hòn đảo có sức hấp dẫn tuyệt vời du khách bốn phương. Bầu không khí trong lành, núi rừng nguyên sinh, bãi biển thơ mộng, tính cách phóng khoáng dễ thương của người Phú Quốc là những ấn tượng chính của bất kỳ ai có dịp thưởng ngoạn hòn đảo ngọc này.
Nhưng điều đặc biệt nhất trong trải nghiệm của tôi về Phú Quốc có lẽ chỉ cần gói gọn trong mấy từ này: Ra Phú Quốc ăn gì cũng thấy lạ và ngon!
Món cồi biên mai nướng ">
Món cồi biên mai nướng
Quả thực người dân Phú Quốc có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú, đa dạng và rất đặc sắc. Trong rừng Phú Quốc có rất nhiều loại thảo mộc và các loại động vật có thể làm thức ăn và họ cũng tìm được nhiều thứ dược liệu rất quí.
Du khách đến chợ cầu Dương Đông dễ dàng mua được những sản vật hiếm thấy trong đất liền như : Củ nầng, đọt cây nhum, đọt cây chà là gai, sim, vải, xây, trâm, lá sâm, lá mối, mỏ quạ, bứa, bình linh, chòi mòi... mà nhiều nhất là tiêu. Vùng biển Phú Quốc nằm trong Vịnh Thái Lan, là nơi có nhiều loài hải sản sinh sôi, trú ngụ. Một số là đặc sản của Phú Quốc mà nhiều du khách có thể mua khô hay ướp lạnh đem về làm quà như: cá cơm, biên mai, ốc đá, bào ngư, hải sâm, đẻn, cá ngựa, các loại mực, hàu, hàu bao, khiếu, điệp ...Đặc sản Phú Quốc thì không thể kể hết trong một bài viết, nhưng nếu có dịp ra Phú Quốc, xin bạn đừng bỏ lỡ món ngon là nấm tràm, cồi biên mai và cháo mực về đêm.
Nấm tràm
Tôi có người bạn ngoài Hà Nội, cứ hai năm một lần anh lại cùng gia đình đáp máy bay ra Phú Quốc. Một món ăn dân giã mà bạn tôi rất mê đó là nấm tràm, chỉ có vào đầu mùa mưa ở Phú Quốc. Chúng mọc nhanh thật nhanh sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm, và hết mùa cũng thật nhanh. Chỉ khoảng hơn một tháng thôi, nên phải tìm hiểu kĩ lắm mới ra đúng mùa để thưởng thức nấm tươi nấm mới từ rừng mang về nó ngon đến thế nào.Nấm tràm ngon hái vào lúc nó chưa nở bung ra đem về nấu súp thịt heo, thịt gà hoặc hủ tiếu khô. Những chiếc nấm nhỏ khi qua chế biến rất giòn xốp. Nó có mùi thơm thơm của đồng nội và vị đăng đắng, nhất là sau khi ăn, uống vào một hớp nước lạnh, vị đắng đó lại càng đậm thêm. Cái vị đó cộng với cái ngọt của thịt gà, cá lóc sẽ làm cho ta nhớ mãi và mong đến mùa nấm tràm để được thưởng thức thêm lần nữa. Nấm tràm là một vị thuốc có thể giải nhiệt nên dân rừng U Minh, Hà Tiên và Phú Quốc hay nấu canh nấm tràm ăn trong lúc thời tiết nóng bức. Đặc biệt là sau bữa nhậu mà có canh nấm tràm hay một nồi cháo nấm tràm thì thật tuyệt vời.
Cồi biên mai
Còn nhớ mấy năm về trước, có lần tôi được ngồi nhậu chung với ông Chín Vân - Chủ nhà hàng Tươi Sáng ở thị trấn Dương Đông. Chỉ vào dĩa Cồi biên mai, ông bảo :
- Chú mày đang đang được thưởng thức một trong số ít món sơn hào hải vị của Phú Quốc đấy, biết không hả?
Tôi gật gù nghe ông giải thích:
- Muốn bắt biên mai, người dân phải lặn tìm trong các rạn đá, con biên mai là một loại sò to bằng bàn tay. Phần ngon nhất của sò biên mai chính là phần cơ thịt nối liền hai mảnh của vỏ sò gọi là còi. Phần còi này có màu trắng, dày và to khoảng bằng ngón tay cái, vị ngọt và dai, thường được chế biến thành nhiều cách như xào, hay nướng...Bắt lên một thúng to họa may mới được một dĩa cồi mà thưởng thức. Cồi biên mai xào khóm chấm nước mắm hòn, dầm ớt thì khỏi chê. Nhai từ từ để cảm nhận chất ngọt của biển và cảm giác dai dai, giòn giòn làm ta không thể nào quên. Nếu thích món nướng để uống bia thì bạn có thể lấy cồi biên mai ướp nước mắm và tiêu chín rồi xiên qua một que tre hay sống lá dừa nướng trên lửa than làm cho miếng thịt có màu vàng nhạt, hơi khô, trông rất hấp dẫn. Bạn cũng có thể xào cồi biên mai với hành củ, xào ướp sa tế, xào rau cần đều được. Ra Phú Quốc, ngồi nhậu bên bờ sông Dương Đông với đĩa cồi biên mai nhâm nhi với rượu sim Phú Quốc thì thú vị vô cùng. Bây giờ ông Chín Vân - Chủ nhà hàng Tươi Sáng không còn nữa nhưng mỗi lần ra Phú Quốc tôi lại nhớ về người cũ món xưa với một niềm quyến luyến không nguôi.
Cháo mực
Một lần khác tôi được anh Huỳnh Phước Huệ - chủ Bảo tàng Cội Nguồn Phú Quốc dẫn ra bãi Dinh Cậu để ngắm cảnh về đêm. Dàn đèn từ thuyền câu mực của ngư dân lung linh trên mặt biển, như một thành phố nổi, huyền ảo và đẹp vô cùng. Chúng tôi lên một chiếc thuyền ra biển câu mực với ngư dân. Khoảng ba giờ sau khi đã có được một số chiến lợi phẩm góp chung từ thuyền bạn, chúng tôi cập bãi biển vừa hóng gió, vừa thưởng thức món cháo mực.
Anh Huệ cho biết: Thẻ mực là một nghề truyền thống của ngư dân Phú Quốc và cháo mực cũng là một món ăn truyền thống của họ. Muốn nấu chao mực thì phải có mực tươi mới vừa thẻ về thì cháo mới ngon. Đầu tiên là bắc nồi cháo trắng lên bếp, lấy mực ống tươi vừa thẻ về rửa sạch (không moi ruột) thả vô nồi cháo, nêm nếm sơ qua là dọn ra ăn liền. Mực tươi ngọt chấm với nước mắm Phú Quốc, một hớp rượu sim thì thật tuyệt.
Cháo mực thường được ăn vào khoảng nửa đêm về sáng, vì lúc bấy giờ người đi câu mực, thẻ mực mới về. Trong tiếng gió và sóng biển ngấn trăng dào dạt, chúng tôi nhấm nháp tô cháo mực mà lòng thầm biết ơn mẹ biển cả bao dung, hào phóng ban tặng cho con người nhiều ân huệ đến thế.
.Theo Petrotimes
Xì xụp bên bát bánh canh ghẹ cay cay, nóng hổi hấp dẫn Bánh canh ghẹ là một món ăn quen thuộc và dân dã trong thực đơn bữa ăn của người dân Sài Gòn và các tỉnh phía nam Việt Nam. Không ít các bạn vào du lịch và đã từng thưởng thức món bánh canh ghẹ này đều rất nhờ nhung mùi vị và đều muốn quay trở lại để được ăn một lần...