Những đặc sản ăn sống nổi tiếng khắp Việt Nam mà không phải ai cũng can đảm thử
Không chỉ ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, Việt Nam cũng sở hữu nhiều món ăn sống tươi ngon, nhưng không phải ai cũng ăn được những món đặc sản này.
Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú khiến biết bao người say đắm, nhưng trong số đó cũng có những món ăn khiến nhiều người phải rùng mình. Đặc biệt phải kể đến những món ăn hoàn toàn chưa qua nấu chín, còn tươi sống. Các món ăn sống này cũng thử thách nhiều du khách vì không phải ai cũng ăn được. Đôi khi nhiều món ăn sử dụng nguyên liệu vừa mới đánh bắt được, hay thậm chí là nguyên liệu còn… bò trên dĩa. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của những món ăn sống này không thể hiện ở hình thức bên ngoài mà nhờ vào hương vị thơm ngon, lạ và nét độc đáo không hề trộn lẫn. Đối với những ai có niềm yêu thích với sự tươi ngon, đặc biệt là đồ sống thì đây lại là những món ăn ngon lành mà họ từng thử.
Đuông dừa tắm mắm
Nếu có dịp đi đến các tỉnh miền Tây, du khách sẽ bắt gặp món đặc sản được làm từ loại sâu sống trong thân cây dừa này. Thoạt nhìn, vẻ bề ngoài của món này sẽ khiến nhiều thực khách “khóc thét”. Nhưng đây lại là món ăn yêu thích của người dân miền sông nước vì độ béo ngậy của nó. Cách làm phổ biến chính là cho đuông dừa vào trong một chén nước mắm mặn thật cay để thưởng thức. Món ăn là sự kết hợp hương vị béo ngậy hòa vào vị mặn mà kết hợp với vị cay nồng của ớt. Tuy cách chế biến món đuông dừa tắm mắm không khó, nhưng không phải ai cũng có can đảm để ăn con đuông đang tung tăng bơi trong một chén nước mắm.
Tây Bắc quả là nơi có nhiều món đặc sản vừa lạ tai mà cũng vừa lạ miệng, trong đó không thể thiếu món gỏi cá nhảy, một đặc sản có vẻ ngoài hơi “đáng sợ” nhưng lại hấp dẫn vô cùng. Để đạt được hương vị tươi ngon nhất, những con cá suối được đánh bắt phải được chế biến và ăn ngay tại bàn và phải được tuyển chọn kỹ càng, gắt gao. Người dân thường chỉ chọn loại cá bé bằng đầu ngón tay, rồi trộn chung với các gia vị và nhiều loại rau sống lõi chuối tươi, rau thơm để át bớt mùi tanh. Ngoài các gia vị cơ bản thì không thể thiếu hạt mắc khén để tạo ra món ăn có độ chua, cay, nồng, ngọt và mùi thơm đặc trưng.
Ảnh: Quán họ Hứa
Nhum biển là loại hải sản rất phổ biến tại các vùng biển nước ta với ngoại hình xù xì nhưng bên trong lại có thịt nhum cực kỳ bổ dưỡng. Nhum biển chứa giá trị dinh dưỡng cao nên thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đa phần là nhum nướng mỡ hành, cháo nhum,… nhưng có một đặc sản mà không phải ai cũng dám thử chính là nhum ăn sống hoặc nhum tái chanh. Người ăn chỉ cần tách đôi nhím biển, rửa sạch các sợi gân máu bên trong, rồi vắt chanh hoặc cho ít mù tạt vào đánh lên là có thể thưởng thức. Món này cũng được đánh giá là vô cùng bổ dưỡng vì giữ trọn được các chất dinh dưỡng bên trong.
Video đang HOT
Ảnh: Flikrt, Tàu cao tốc Côn Đảo Express
Gỏi cá sống kiến vàng Kon Tum
Món ăn đặc sản vùng núi có cái tên nghe thật “kêu”, nhưng khi biết đây là món gỏi được làm từ cá sống hoàn toàn thì nhiều người lại không dám ăn. Tuy nhiên, nếu được nếm thử một lần thì thực khách sẽ bị cuốn hút bởi sự thơm ngon, bổ dưỡng và hương vị vô cùng đặc biệt của món ăn này. Công đoạn chế biến món gỏi cũng rất cầu kỳ, cũng giống như món cá nhảy tại Tây Bắc, người dân tộc Tây Nguyên cũng chọn những con cá suối với phần thịt chắc, tươi ngon để không bị tanh khi thưởng thức. Ngoài ra còn có phần thịt kiến và trứng kiến cũng được làm nhuyễn rồi đem phơi dưới nắng cho se lại. Vị ngọt của cá hòa quyện với sự béo ngậy của trứng kiến mang hương vị vô cùng mới lạ.
Ảnh: mia.vn
Nha Trang có món ăn đặc sản mà hầu như ngư dân hay người địa phương nào cũng biết nhưng không ít du khách nơi khác đến chưa từng nghe qua. Những con mực vừa mới đánh bắt được chế biến nhanh gọn bằng cách cắt miếng vừa ăn, sau đó sẽ đậm tỏi ớt thật cay rồi thêm vào nước mắm nhĩ nguyên chất. Chỉ cần chờ 5 phút để mực thấm nước mắm là có thể ăn được món ngon, khi ăn cũng có thể lấy lá cải xanh cuộn mực vào thì hương vị thơm ngon sẽ tăng thêm gấp bội. Người Nha Trang chỉ cần nghe thôi là đã thòm thèm vị cay xè của ớt, nồng nồng của tỏi, mằn mặn của nước mắm nhĩ và từng miếng mực tươi rói giòn sần sật. Mỗi lần ăn là mỗi lần xuýt xoa nhưng lại bị ghiền, ăn một lần là muốn ăn mãi.
Ảnh: cookpad, fishi
Mực nhảy Vũng Áng
Món mực nổi tiếng tại Hà Tĩnh với cái tên nghe rất vui tai là mực nhảy, biệt danh này bắt nguồn từ việc những chú mực này khi được đánh bắt lên bờ thường búng rất cao, cùng với đó là âm thanh tanh tách rất vui tai. Mực nhảy có bề ngoài lấp lánh, thân mình trong suốt và thấy được cả những đốm nhấp nháy rất bắt mắt. Loại mực này được nhiều người dùng để làm sashimi hay ăn sống trực tiếp vì mực được sống ở độ mặn lý tưởng của nước biển, dẫn đến hương vị đặc trưng, đậm đà hơn những khu vực khác. Miếng mực trắng tươi, dai và giòn hòa quyện cùng vị cay the của mù tạt mang đến cảm giác mới lạ cho thực khách.
Ảnh: Vùng đất Phủ Quỳ – Nghệ An
Mắm sống
Miền Tây được mệnh danh là vương quốc mắm với đa dạng các loại cá mắm đậm mùi vị sông nước. Nổi tiếng nhất là các loại mắm được nấu lẩu, nấu bún hoặc kho, nhưng còn cách làm chỉ một số du khách đến miền Tây có thể ăn được chính là món mắm sống không qua chế biến. Những loại mắm ăn sống được người dân yêu thích thường làm từ cá linh, cá sặc, cá trèn,… Chén mắm được trộn tỏi ớt thật cay, vắt thêm chút chanh rồi ăn kèm với trái bần chua, khoai lang luộc hay cơm trắng là “chuẩn bài”.
Ảnh: Zozozo
Về Bình Định thưởng thức song thằn - đặc sản bún tiến vua cực quý hiếm thời xưa
Không chỉ thơm ngon, loại bún này còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Để liệt kê hết những món ngon đặc sản ở Bình Định, có lẽ phải cần không ít thời gian.
Từ bún chả cá, bánh tráng nước dừa, nem chợ Huyện, Bàu Đá..., mỗi lần nhắc đến lại khiến người nghe như muốn đặt ngay một vé để bay đến Bình Định mà thưởng thức cho thỏa lòng. Trong số đó, không thể bỏ qua đặc sản tiến vua ngày trước - bún song thằn nổi tiếng ở An Thái.
Bún song thằn đặc sản Bình Định trước đây còn được biết đến là bún tiến vua. (Ảnh: Bà Đầm Market)
Những người không biết hẳn sẽ rất thắc mắc trước cái tên lạ lẫm này. Có khá nhiều lời lý giải cho tên gọi song thằn. Dịch theo chữ, song là đôi, thằn là dây, cái tên được đặt dựa theo hình dạng và cách mà sợi bún này được làm ra, đó là khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một.
Cái tên song thằn được mọi người giải thích theo nhiều cách. (Ảnh: Bà Đầm Market)
Theo một cách lý giải khác, thời xưa, vì bún có vị ngon lạ lại bổ dưỡng nên được các vua Nguyễn ưa chuộng. Dù vậy, sau khi mời các người thợ về kinh đô Huế chế biến tại chỗ lại không thành vì thiếu gió nước sông Côn. Cũng từ đó, người dân gọi đây là bún "sông thần", sau đọc trại đi thành "thằn". Biệt danh "bún tiến vua" cũng từ đây mà ra.
Ngon miệng, bổ dưỡng và đắt đỏ nên loại bún này ngày xưa thường chỉ dành cho vua và giới quý tộc. (Ảnh: trang_queen)
Song thằn khác biệt với những loại bún thông thường ở chỗ thành phần chính là đậu xanh. Cả cách làm bún cũng vô cùng công phu, cầu kỳ.
Quá trình làm ra song thằn đầy công phu. (Ảnh: quynhonme)
Đậu xanh được đem đi phơi thật khô, sau ngâm với nước lạnh khoảng một ngày cho nở đều rồi mới đem xay. Quá trình xay cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm lâu năm. Sau nhiều công đoạn xay, đãi, lắng lọc nhiều lần mới được thành phẩm bột mềm dẻo.
Những sợi bún sau khi được chế biến rất tơi và không bị nhão. (Ảnh: Bà Đầm Market)
Trung bình 5kg đậu chỉ cho ra được khoảng 1kg bún thành phẩm nên giá thành của song thằn rất cao, đi cùng với hàm lượng dinh dưỡng cũng cao hơn nhiều so với bún gạo. Cũng vì vậy, thời xưa, chỉ có những gia đình quyền quý giàu có, hoặc vua chúa mới đủ điều kiện để thưởng thức đặc sản công phu và bổ dưỡng này.
Dù là chế biến với hình thức nào, bún song thằn vẫn giữ được vị thơm ngon. (Ảnh: duongcotien_live4food)
Bún song thằn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, và làm thành món gì cũng ngon, từ ăn với nước dùng thịt bò, heo, tôm hay xào với lươn, lòng gà...
Bún song thằn thường được dùng để nấu trong những dịp đám tiệc, lễ tết. (Ảnh: littlebamboo27)
Do được làm từ đậu xanh nên sợi bún dai, không bị dính và nhão khi chế biến, lúc nhai vẫn cảm nhận được cái sừng sực lạ miệng. Dù là xào hay nấu nước, hương thơm của đậu xanh và vị ngon độc đáo, bổ dưỡng của song thằn vẫn sẽ khiến thực khách không thể dừng đũa cho đến sợi bún cuối cùng.
Bún thang lươn - Nét ẩm thực đầy tinh tế của người dân Phố Hiến Không chỉ nổi tiếng với những đặc sản như nhãn lồng, tương Bần, gà Đông Tảo, ếch om Phượng Tường..., người Hưng Yên còn tự hào với món bún thang lươn - thức quà sáng mộc mạc, thân thương có hương vị vô cùng thanh tao, tinh tế. Nhắc đến bún thang, món ăn quen thuộc mà tao nhã ở miền Bắc là...