Những đặc điểm đang mất dần trong game online
Hãy cùng tìm hiểu những tính năng trong game online đang bị người chơi ngày càng ruồng rẫy.
Hướng dẫn tân thủ
Hệ thống nhiệm vụ tân thủ luôn là một trong những đặc điểm bắt buộc mà gần như bất cứ game online nào đều phải có. Thông qua hệ thống nhiệm vụ này, người chơi sẽ dần hiểu được cốt truyện, bối cảnh… của tựa game online mình đang chơi. Thế nhưng, có vẻ như có rất ít game thủ chịu thực hiện những nhiệm vụ này. Nếu có thì phần lớn họ cũng chỉ chịu làm một vài nhiệm vụ ban đầu để lên level và khi đã “đủ lông đủ cánh”, đa số game thủ sẽ vứt các hướng dẫn tân thủ để tham gia vào các hoạt động cày kéo đa năng hơn như đánh quái train kinh nghiệm, săn boss…
Có lẽ, mối quan tâm của hầu hết game thủ hiện nay không phải là cái hay của game mà là họ được “cày kéo”, được nhìn thấy nhân vật của mình ngày càng mạnh hơn. Chính vì vậy, chuỗi nhiệm vụ tân thủ với cốt truyện game hấp dẫn thường vẫn bị bỏ qua không thương tiếc và càng ngày, chúng càng trở nên vô dụng.
Tình bạn
Video đang HOT
Càng ngày, chúng ta càng thấy ngạc nhiên khi ngày một cô đơn, lạc lõng hơn trong thế giới ảo. Không hiểu có phải do hiện có quá nhiều game online đang trôi nổi trên thị trường hay không mà tâm lý “chán thì bỏ” đang khiến nhiều game thủ “tự kỉ” xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Hàng ngày, có những game thủ đăng nhập vào trong game mà chỉ thích “một mình”, không chat chit, không giao du với bất cứ người chơi nào. Tồi tệ hơn, càng ngày, các người chơi lại càng bị tách biệt với nhau bởi tình trạng “bot” nhiều account cùng lúc hay do họ đã quá mạnh để có thể một mình hạ gục boss. Mối liên kết giữa các người chơi trong game online giảm mạnh cũng đồng nghĩa với việc tình bạn trong thế giới ảo ngày càng khó khăn hơn.
Tinh thần vượt khó
Chơi game online ngày càng dễ, đó là điều không phải bàn cãi. Việc thực hiện nhiệm vụ trong game trở nên đơn giản hơn bao giờ hết khi game thủ được hướng dẫn một cách tận tình thái quá. Chỉ cần click chuột vào các hướng dẫn mặc định, nhân vật của bạn sẽ tự động được đưa đến địa điểm phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí, một số loại auto còn tích hợp thêm cả tính năng “tự làm nhiệm vụ” và điều này càng khiến cho game thủ trở nên “chây ì” hơn nữa.
Còn nhờ, hồi Võ Lâm Truyền Kỳ mới ra mắt, game thủ Việt đã phải chịu biết bao gian khổ với việc cày level, luyện skill 9x… Có người ngồi hì hục cả ngày cũng chỉ cày được khoảng 3, 4% kinh nghiệm, để rồi đến tối tham gia vào các cuộc ân oán giang hồ bị chết lại mất trắng. Thế nhưng, đến bây giờ, rất nhiều người chơi Võ Lâm Truyền Kỳ lại đang ao ước được trở lại phiên bản đầu tiên để có thể sống lại những ngày tháng huy hoàng đó.
Nhờ cash shop, các nhân vật của chúng ta trong game đều trở nên mạnh một cách “biến thái”. Chỉ cần có tiền, bạn có thể mặc nhiên solo với những con boss khó nhất trong game mà chẳng cần phải bơm máu hay điều khiển gì cả. Loong Online là một ví dụ minh họa điển hình, chỉ sau khoảng vài ngày, bạn đã có thể đạt max giới hạn level và điều này đã khiến cho game thủ cảm thấy vô cùng chán nản.
Với những người lúc đầu quan niệm chơi game online chỉ để “for fun – vui là chính” thì lầm tưởng mình có thể kiểm soát được thời gian cho việc chơi game chính là suy nghĩ cốt lõi của họ. Tuy nhiên, thực tế lại đưa đến cho chúng ta một kết quả ngược lại hoàn toàn bởi một khi đã bắt đầu sự nghiệp cày kéo trong game online, rất khó để chúng ta không cảm thấy thích thú mà càng chơi càng ham.
Trước đây, Võ Lâm Truyền Kỳ cùng một số game online khác đã đi từng đi tiên phong trong việc giới hạn số giờ chơi trong 1 ngày của mình. Sau khi đã đăng nhập được một khoảng thời gian cố định, lượng điểm kinh nghiệm bạn nhận được khi đánh quái hay hoàn thành nhiệm vụ sẽ giảm dần. Thế nhưng cho tới nay, gần như các tựa game online đã và đang phát hành đều làm ngơ trước tính năng đặc biệt này, dù cho nó sẽ giúp đem tới một môi trường chơi game lành mạnh hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Người thầy đi bằng... hai tay
Bị di chứng chất độc da cam nặng nề, thầy giáo trẻ Chu Quang Đức (xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội) vượt lên nỗi đau để viết lên câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó.Gặp Chu Quang Đức trong giờ nghỉ trưa tại Trường THPT Mê Linh (xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh - Hà Nội), ấn tượng của chúng tôi về Đức chính là niềm tin và nghị lực sống lớn lao ẩn đằng sau thân hình nhỏ bé. Mặc dù trong giờ nghỉ trưa nhưng người thầy giáo trẻ vẫn miệt mài giúp đỡ các em học sinh bổ sung kiến thức về tin học. Gian khổ đến trường
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 5 anh em, từ nhỏ Đức đã không đi lại được như các bạn cùng trang lứa khác: toàn thân teo quắt lại. Gia đình tưởng Đức mắc căn bệnh lạ nên đã đưa đi khắp các bệnh viện lớn chữa trị nhưng đều không có kết quả, kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Mãi khi lớn lên, Đức mới biết mình bị di chứng chất độc màu da cam từ người cha đã từng một thời lăn lộn trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Đức tâm sự, khi lên 10 tuổi, anh vẫn chỉ nhỏ thó như đứa trẻ lên 5, đặt đâu ngồi đó. Nhiều lần tuyệt vọng, anh từng nghĩ đến cái chết.
Cuộc sống có những định mệnh nghiệt ngã nhưng luôn tạo cơ hội cho những ai có cố gắng vượt lên số phận để sống có ích cho xã hội. Đến tận bây giờ, khi đã trở thành một người thầy, anh luôn cho rằng mình sẽ không có được như ngày hôm nay nếu hồi đó không có ánh sáng tri thức của sự học thôi thúc. Anh nhớ lại, ngày đó đến trường luôn là khát khao cháy bỏng của mình. Nhìn các bạn nô nức đến trường, Đức lại tha thiết xin bố mẹ đi học. Những lúc đó, bố mẹ thương con nên đặt ra rất nhiều câu hỏi rằng bệnh tật như thế con có theo học được cái chữ hay không. Tay cầm thìa xúc cơm còn không nổi làm sao cầm bút viết và thước kẻ được... Nhưng rồi trước quyết tâm của Đức, bố mẹ anh cũng chấp nhận.Những tháng ngày đi học với những học sinh bình thường đã vất vả thì với Đức lại khó khăn gấp trăm lần. Ngày nào cũng vậy, nhà nghèo không có xe đạp, Đức đến trường trên đôi vai của bố. Hình ảnh ông bố cõng đứa con tới trường đã trở lên quen thuộc với người dân nơi đây. Hôm nào bố bận công việc, các thành viên khác trong gia đình lại thay nhau đưa Đức tới trường. Những ngày nắng như thiêu đốt hay rét tái tê, những cơn đau tái phát nhứt buốt toàn thân nhưng không vì thế mà Đức nghỉ học. Với Đức, học tập vừa là khát khao vừa là động lực giúp Đức vượt qua mặc cảm cũng như mọi khó khăn trong cuộc sống. Để rồi suốt 12 năm học, Đức đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, được bạn bè, thầy cô quý mến.Chắp cánh ước mơ
Anh tâm sự: "Thực sự, lúc thấy bạn bè cùng lứa đi học, mình cũng muốn được đến trường học nhiều để hiểu biết nhiều. Từ hiểu biết đấy, lên cấp 3, mình xác định mục tiêu phải thi vào một trường đại học để sau này làm việc có ích cho xã hội". Tốt nghiệp THPT, anh tiếp tục thi đỗ vào Khoa Toán tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II. Ngày học đại học, hai cha con Đức thuê trọ ở cổng trường để tiện việc đi lại. Bốn năm đã thành quen, nhà trọ của cậu lúc nào cũng tấp nập bạn bè. Mỗi ngày đều đặn, cứ trước giờ đi học, mấy người bạn cùng lớp lại đến phòng trọ đưa Đức đến lớp, các bạn nữ thì thay nhau đến nấu cơm. Đức hóm hỉnh: "Tớ là người đàn ông đào hoa nhất đấy!".Năm 2009, Đức bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và là một trong 5 sinh viên xuất sắc của Khoa Toán tin. Vượt qua những khó khăn thử thách trong suốt quãng thời gian theo học đại học, với sự nỗ lực của bản thân, gia đình, sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, tấm bằng đại học là thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực không mệt mỏi của Đức, biết vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội. Bây giờ, ngồi nghĩ lại, Đức luôn cho rằng cuộc sống luôn công bằng với những ai có nghị lực sống, đặc biệt là những người khuyết tật. Dù có khó khăn đến thế nào nhưng nếu có niềm tin sống, ước mơ của mình rồi sẽ trở thành hiện thực.Sau khi ra trường, anh làm việc tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chiến tranh TP Hà Nội. Năm 2010, Trường THPT Mê Linh xét tuyển công chức giáo viên dạy tin tại trường, anh nộp hồ sơ tham dự và đã trúng tuyển. Sau những gian nan vất vả, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của cuộc sống, tâm nguyện của anh đã trở thành hiện thực. Trở thành giáo viên dạy tin học, anh luôn mong muốn mình đem kiến thức truyền đạt cho các em học sinh. Hiện tại, anh được phân công dạy tin học cho học sinh lớp 11 và 12. Anh chia sẻ được như ngày hôm nay với anh chính là nhờ được đi học. Ở đời luôn có những ranh giới giữa sự tuyệt vọng và sự vươn lên, giữa sự sống và cái chết, muốn vượt qua ranh giới ấy chính là nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Cơ hội vượt lên số phận luôn có cho tất cả mọi người, điều quan trọng phải luôn biết tận dụng và đừng bao giờ để mất cơ hội đó.Bánh xe lăn của Đức đã lăn qua những khó khăn thử thách của cuộc sống. Trên bánh xe lăn đó, người thầy giáo trẻ sẽ tiếp tục mang những tri thức để đưa đò, chắp cánh cho các em học sinh.Nhiều học trò đã vào đại họcKhông chỉ là thầy giáo dạy tin học của Trường THPT Mê Linh, Đức còn mở một lớp học dạy toán cho các em học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 tại nhà. Học sinh đến với Đức chủ yếu ở địa phương và vùng lân cận. Lớp học tuy còn sơ sài, thiếu phương tiện dạy học, thiếu bàn ghế và bảng viết nhưng không vì thế mà số lượng học sinh đến lớp ít đi mà ngày càng có nhiều em đăng ký theo học. Với sự tận tình dạy dỗ của người thầy trẻ, nhiều học sinh của Đức đã bước chân vào các giảng đường của nhiều trường đại học lớn như Đại học Sư phạm 1, Đại học Thương mại, Đại học Bách khoa, Đại học Giao thông Vận tải...
Theo NLĐ
Khâm phục cô sinh viên khiếm thị có bảng điểm 8, 9 "phẩy" B khiếm th từ lúc mới sinh ra nhng với tinh thn vt kh tuyệt vi, Đậu Th Giangã học giỏi trong 3 cấp học, thiậuo Họcn Âm nhc Huế. Sut 4 nămc ngnhn tranh, luôứngu lớiim s từ 8,0ến 9,0. Vt lên s phận Chúng tôi tìmến căn phòng Giang trọ học trong bn năm qua ti nh s 9 kiệt 378ng...