Những cuốn sách giúp phụ nữ mặc đẹp, có phong cách
Thời trang thường đi cùng mua sắm, đôi khi là xa xỉ. Tuy vậy, vẫn có những cách mặc đẹp mà không quá tốn kém, bí quyết nằm trong những cuốn sách thời trang.
Đừng chỉ mặc màu đen (tác giả: Anna Murphy, Cẩm Nhung dịch) được viết với mục đích cung cấp cho phụ nữ tài liệu tham khảo trong việc “nâng cấp bản thân”, trở thành phiên bản tinh tế, thú vị, mang dấu ấn cá nhân. Sách đưa ra những bài học thời trang cụ thể: Định hình vóc dáng, khắc phục nhược điểm, kiến tạo tủ đồ cơ bản, bài học về màu sắc, họa tiết, cách tỏa sáng giữa bữa tiệc, gây ấn tượng qua trang phục hàng ngày… Ảnh: Nhung Cẩm.
Thánh kinh theo Coco Chanel (tác giả Karren Karbo, Thư Vũ dịch) là cuốn sách về nhà tạo mẫu kinh điển Chanel. Chanel đã khởi xướng cuộc cách mạng trong thời trang, những thiết kế giải phóng cơ thể phụ nữ khỏi lối ăn vận cổ điện, cổ súy tinh thần tự do trong thời trang. Sách không chỉ giúp các cô gái trẻ rút ngắn khoảng cách tiếp cận thời trang, mà còn học hỏi về những bài học cuộc sống từ người phụ nữ được coi là “thanh lịch nhất mọi thời đại”. Ảnh: Stylory.
Kinh thánh về phong cách (tác giả: Lauren A.Rothman, Nguyễn Thanh Huyền dịch). Cuốn sách được viết với mục đích giúp mặc đẹp để thành công nơi công sở. Mở đầu, sách nói về tầm quan trọng của phong cách, từ đó dẫn dắt bạn đọc qua nền tảng thời trang cơ bản, phụ kiện, cách làm đẹp. Sách dành một chương nói về các quy tắc ăn mặc ở các vùng miền và ngành nghề khác nhau. Phần cuối sách là những bí kíp lựa đồ vừa vặn, mẹo mua sắm, tầm quan trọng của bề ngoài trong thế giới ảo siêu kết nối ngày nay. Ảnh: YBook.
Đời thay đổi khi ta thay đồ (George Brescia, Thư Vũ dịch) được đánh giá là một “cuốn sách thời trang kiểu mới”. Sách thời trang thông thường sẽ dày đặc hình ảnh đẹp nhưng ít ỏi thông tin nội dung, vì vậy chỉ giúp người đọc máy móc làm theo mà không tự thay đổi được ngoại hình. Đời thay đổi khi ta thay đồ đưa ra hình mẫu thời trang đẹp đẽ, mà hướng dẫn phương thức cụ thể để người đọc dễ dàng đạt được vẻ đẹp, sự tự tin. Ảnh: Stylory.
Có phong cách riêng là cuốn sách đặc biệt, vì nó là một trong ít xuất bản ấn phẩm thời trang được viết bởi tác giả Việt. Tác giả Đặng Trầm là người đứng đầu một đơn vị chuyên xuất bản sách thời trang và phong cách sống. Mong muốn truyền cảm hứng tới phụ nữ trong việc mặc đẹp, tạo lập phong cách riêng, tác giả thực hiện cuốn sách. Tác phẩm cho thấy không nhất thiết khoác lên người những món hào nhoáng, đắt tiền mới đẹp. Chính kiến thức, sự rèn giũa, phong cách được bồi đắp hàng ngày sẽ tạo nên vẻ đẹp có chiều sâu, đẹp bền vững. Ảnh: Stylory.
Video đang HOT
Gia tộc kín tiếng đứng sau Chanel: Mối thù không đội trời chung vì nước hoa No.5 và những ông chủ thực sự của thương hiệu xa xỉ bậc nhất thế giới
Không giống như các ông trùm hàng hiệu khác như Bernard Arnault (ông chủ của LVMH Mot Hennessy Louis Vuitton) hay Domenico De Sole (CEO của Gucci Group), nhà Wertheimers thích ẩn danh và chỉ để các thương hiệu của mình tỏa sáng.
Có thể coi Chanel là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới của người Pháp. Nhà sáng lập Coco Chanel cũng là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Pháp. Chanel No.5 chính là chai nước hoa bán chạy nhất thế giới từ trước đến nay. Nhà thiết kế của hãng, Karrl Lagerfeld, là một trong những nhân vật tiếng tăm nhất trong làng thời trang.
Nhưng có lẽ ít ai biết đến những người chủ thực sự của Chanel: gia tộc Wertheimers, những người đã nắm lượng lớn cổ phần tại Lé Parfums Chanel suốt từ khi tập đoàn hàng hiệu này ra đời năm 1924 đến nay. "Gia đình chúng tôi rất kín tiếng", Gerard Wertheimer, một trong hai anh em đang điều hành công ty chia sẻ với phóng viên The New York Times tại 1 show diễn thời trang tại Paris. "Nổi tiếng nhất là những câu chuyện về Coco Chanel, về Karl, về những người làm việc và sáng tạo tại Chanel chứ không phải về nhà Wertheimers".
Mặc dù là những nhân vật chủ chốt tại Chanel, khi hai anh em Alain và Gérard tham dự show diễn của Chanel, họ tự lái xe tới, bước vào hội trường mà không ai chú ý đến và ngồi hàng ghế thứ 4 hoặc thứ 5. Họ hiếm khi tham dự lễ khai trương và những sự kiện khác của Chanel, cũng không đưa tên tuổi mình xuất hiện trong các quảng cáo. "Bạn có thể kiếm tiền theo cách đó, nhưng đó không phải là cách để điều hành 1 công ty gia đình", Alain từng chia sẻ trong bài phỏng vấn hiếm hoi với tờ Wine Spectator.
Alain hiện đang sống cùng vợ và 3 con tại 1 căn hộ ở Fifth Avenue và có 1 ngôi nhà để về nghỉ ngơi cuối tuần tại Connecticut. Trong khi đó Alain sống cùng vợ và 2 con ở Geneva. Khi những người nhà Wertheimers tới Paris, họ hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Cuộc sống của họ thực sự xa xỉ, với bạn bè là người của các gia tộc giàu có khác như Rothschilds, Wildensteins, Gutfreunds hay Bichs. Thú vui của họ là bắn sung, đua ngựa, thưởng rượu, sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật và trượt tuyết ở dãy Alps. Một người ở New York, một người ở Geneva, hai anh em Alain và Gerard âm thầm điều hành đế chế kinh doanh của gia đình một cách xuất sắc.
Sự kín tiếng của gia tộc Wertheimers xuất phát một phần từ văn hóa truyền thống: người Pháp tin rằng không có lý do gì để theo đuổi các mục tiêu kinh doanh bằng cách tiết lộ đời sống cá nhân của một ai đó. Không giống như các ông trùm hàng hiệu khác như Bernard Arnault (ông chủ của LVMH Mot Hennessy Louis Vuitton) hay Domenico De Sole (CEO của Gucci Group), nhà Wertheimers thích ẩn danh và chỉ để các thương hiệu của mình tỏa sáng. Đây là cách khá kỳ lạ khi họ kinh doanh trong ngành mà ngày càng nhiều ông chủ biến thành người nổi tiếng giống như các ngôi sao showbiz. Nhưng thực tế cho thấy đế chế Chanel đã thành công rực rỡ với truyền thống được duy trì suốt từ khi Pierre Wertheimers (ông của Alain và Gerard) gầy dựng công ty.
Có gốc gác từ Đức, gia tộc Wertheimers lần đầu đặt chân tới Paris khi Ernest Wertheimers (bố của Pierre) Alsace khi chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra. Trong những năm 1870, ông đầu tư vào công ty trang điểm Bourjois. Đến năm 1920, hai con trai của ông là Pierre và Paul đã biến Bourjois thành công ty mỹ phẩm và nước hoa lớn nhất ở Pháp.
Pierre cũng là người lập ra một trong những đế chế đua ngựa lớn nhất thế giới. Chiến thắng đầu tiên của nhà Wertheimers là vào năm 1911. Ngày nay Gerard quản lý mảng ngựa đua của gia đình với hàng trăm con ngựa.
Ngựa đua là phần quan trọng trong lịch sử của gia tộc bởi vì Pierre đã gặp Coco Chanel tại trường đua ngựa. Biến cố ập đến với gia đình khi bà 12 tuổi, mẹ bà qua đời và người cha gửi bà tới và lớn lên ở trại trẻ mồ côi, Chanel có một vài cửa hàng bán mũ và phụ kiện thời trang ở Paris, Deauville và Biarritz. Năm 1922, bà và Ernest Beaux, 1 người làm nước hoa từ Grasse, cho ra đời Chanel No. 5, dòng nước hoa nổi tiếng được cho là được đặt tên theo con số may mắn của Chanel.
Những chai nước hoa này ngay lập tức trở thành 1 cú hit lớn thu hút được sự quan tâm đông đảo của các khách hàng của Chanel. Tuy nhiên chúng chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế tại phòng thí nghiệm của Beaux. Théophile Bader, nhà sáng lập chuỗi cửa hàng Galeries Lafayette, muốn bán No. 5, vì thế ông giới thiệu Chanel cho người bạn của mình - Pierre Wertheimer.
Năm 1924, bộ ba đạt được thỏa thuận là tiền đề để Les Parfums Chanel ra đời. Theo đó Wertheimer sẽ sản xuất những chai nước hoa No. 5 tại nhà máy Bourjois và nhận 70% lợi nhuận. Bader thu về 20% và Chanel chỉ nhận về con số ít ỏi 10%. Cảm thấy như bị lừa dối, Chanel liên tục kiện Wertheimer ra tòa, cố gắng giành kiềm quyển soát cũng như lợi nhuận nhiều hơn.
Khi quân phát xít đến Paris năm 1940, Pierre và người anh trai Paul chạy tới New York. Họ cử 1 đặc phái viên người Mỹ - H. Gregory Thomas - quay trở lại Pháp với nhiệm vụ lấy được công thức nước hoa No.5 và những nguyên liệu chính làm nên chai nước hoa danh tiếng, trong đó có tinh dầu hoa nhài mà chỉ thành phố Grasse của Pháp mới có được.
Coco Chanel.
Chanel, khi đó ngoài 50 tuổi, đã ngừng kinh doanh nhưng trụ lại Paris và còn sống ở khách sạn Ritz sang trọng. Bà có mối tình với 1 sĩ quan Đức trẻ tuổi tên là Hans Gunther von Dincklage. Tin rằng bà có thể giành lại quyền kiểm soát Les Parfums Chanel từ tay nhà Wertheimers, Chanel tuyên bố công ty đã bị bỏ rơi.
Nhưng nhà Wertheimers đã cao tay hơn: họ mua gần 50% cổ phần của 1 công ty sản xuất cánh quạt máy bay được điều hành bởi kỹ sư người Pháp tên là Félix Amiot. Khi Chanel quay lưng, nhà Wertheimers chuyển giao Les Parfums Chanel cho Amiot - người chuyên bán vũ khí cho Đức và có mối quan hệ thân thiết với quân Đức quốc xã.
Cách làm này đã tỏ ra hiệu quả: người Đức không động đến Les Parfums Chanel. Khi chiến tranh kết thúc, Amiot trao lại công ty cho nhà Wertheimers. Trong khi đó Chanel bị Pháp bắt giữ vì mối quan hệ với quân Đức nhưng nhanh chóng được thả vì mối quan hệ với Thủ tướng Anh Churchill. Bà bay sang Thụy Sĩ và tiếp tục chiến đấu với nhà Wertheimers nhưng không thành.
Chanel đe dọa sẽ sản xuất những chai No.5 của riêng mình (có tên Mademoiselle Chanel No. 5) và còn tạo ra 2 mùi hương mới, đồng thời nộp hồ sơ ở Pháp kiện Les Parfums Chanel sản xuất hàng giả, yêu cầu quyền sở hữu công ty và bản quyền phải được trao trả cho bà.
Sau nhiều tranh chấp, cuối cùng nhà Wertheimers đưa ra 1 thỏa thuận khác: thay vì nhận được 10% lợi nhuận của những chai No.5 bán ra ở Pháp, Chanel sẽ được chi trả 2% lợi nhuận trên toàn cầu. Đồng thời bà sẽ có quyền sở hữu các mùi hương của riêng mình nhưng không có những chai No.5.
Năm 1953, khi doanh số bán ra những chai No. 5 bắt đầu suy giảm, Pierre Wertheimer tới thăm Chanel - người lúc đó đã ngoài 70 tuổi. Cuối cùng thì hai bên đã đạt được thỏa thuận khiến Chanel hài lòng: nhà Wertheimers sẽ tài trợ cho công ty của Chanel, chi trả mọi chi phí cá nhân và tiền thuế cho Chanel trong suốt phần đời còn lại của bà để đổi lấy quyền sở hữu thương hiệu Chanel. Vì Chanel không có người thừa kế, sau khi bà qua đời, nhà Wertheimers cũng nhận được mọi khoản tiền thanh toán phí bản quyền từ thương hiệu nước hoa của bà. Vài năm sau đó, nhà Wertheimers mua lại số cổ phần của Bader và giành toàn quyền kiểm soát công ty.
Những năm sau đó, Chanel vẫn là thương hiệu được nhiều người nổi tiếng tin dùng, nhưng tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Lý do có lẽ xuất phát từ Jacques, người con trai 55 tuổi của Pierre đã lên nắm quyền sau khi cha ông qua đời năm 1963. Jacques không mấy quan tâm đến chuyện kinh doanh mà dành phần lớn thời gian cho những chú ngựa đua.
Tháng 1/1971, Chanel qua đời ở tuổi 83. Jacques cũng đã già cả và không còn có thể đảm đương việc kinh doanh. Năm 1974, công ty teo tóp và chỉ còn lại dây chuyền sản xuất nước hoa cùng với 1 cửa hàng duy nhất. Alain, người con trai 25 tuổi của Jacques, lên nắm quyền.
Dù còn rất trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, Alain nhanh chóng nhận ra mình cần phải làm gì. Ông bắt đầu bằng cách củng cố lại khâu phân phối. Ông ngừng ngay việc bán những chai Chanel No.5 tại các hiệu thuốc và bắt đầu gây dựng mảng mỹ phẩm Chanel Beauté, cương quyết chỉ bán nước hoa Chanel tại các cửa hàng cao cấp. Alain cũng chính là người đã mời nhà thiết kế Karl Lagerfeld về làm việc cho Chanel.
Chanel vẫn tiếp tục lớn mạnh và củng cố vị trí là một trong những thương hiệu thời trang uy tín nhất thế giới với các dòng sản phẩm như thời trang cao cấp, quần áo may sẵn, phụ kiện, nữ trang và nước hoa. Những thiết kế đơn giản mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại, sang trọng mà tiện dụng của Chanel luôn được các phái đẹp trên toàn thế giới ưa chuộng và đầy hấp lực với các tín đồ thời trang.
Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm, Chanel công bố kết quả kinh doanh. Những con số cho thấy Chanel nằm trong số những thương hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới, vượt mặt Gucci và ngang bằng với Louis Vuitton. Năm tài khóa 2019, công ty ghi nhận doanh thu 12,3 tỷ USD và lợi nhuận hoạt động tăng gần 17% so với 2018, đạt 3,49 tỷ USD.
Nhà Wertheimers đã tích cực tuyển dụng tài năng và chuẩn bị cho một ngày nào đó Lagerfeld nghỉ hưu hoặc đơn giản là rời khỏi Chanel. Và sau khi nhà thiết kế lừng danh qua đời tháng 2 vừa qua, công cuộc chuyển giao quyền lực cho cánh tay phải của ông, Virginie Viard, đã thành công mỹ mãn với doanh thu ghi nhận tăng trưởng 28%.
Giống như Didier Grumbach, Chủ tịch hiệp hội thời trang Pháp và là người từng giữ chức vụ cao cấp tại Chanel, "các nhà thiết kế sẽ đến và rời đi, nhưng Chanel vẫn luôn là Chanel. Và nhà Wertheimers sẽ luôn luôn đừng đằng sau Chanel".
Với tài sản 54,4 tỷ USD, nhà Wertheimers được Bloomberg xếp hạng là gia tộc giàu thứ 7 thế giới.
12 điều bạn chưa biết về thiên tài Coco Chanel của đế chế thời trang 2 chữ C Coco Chanel là một biểu tượng và huyền thoại của thế giới thời trang. Tuy nhiên còn rất nhiều điều mà ít người biết về bà cũng như thương hiệu cùng tên của bà. Thời trang cao cấp không phải là sở trường của tất cả mọi người, nhưng ngay cả khi bạn không phải là fan của thời trang, có một số...