Những cuộc gặp cấp cao ở nước thứ ba

Theo dõi VGT trên

Ngày 16.7 tới này, thế giới sẽ có thêm sự kiện lịch sử mới là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Nga ở thời ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ. Sự kiện này diễn ra ở thủ đô Helsinki của Phần Lan.

Những cuộc gặp cấp cao ở nước thứ ba - Hình 1

Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G7Hamburg, Đức ngày 7.7.2017.

Nước thứ ba

Trong quá khứ lịch sử, đã nhiều lần diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo của Liên Xô trước đây cũng như của nước Nga ngày nay. Khác với những cuộc thăm cấp cao chính thức song phương, các cuộc gặp cấp cao ở nước thứ 3 không bị ràng buộc vào nghi thức lễ tân rườm rà và rất dễ gây phức tạp, khó xử về đối nội lẫn đối ngoại cho nước chủ nhà, không phải chịu áp lực lớn về phải thành công mà đồng thời còn tạo bầu không khí và mọi điều kiện thuận lợi để cuộc gặp dễ dàng có thể thành công.

Năm 1919, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đến thủ đô Paris của Pháp để tham dự hội nghị quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( Hội nghị Versailles). Ông Wilson cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên công du Châu Âu, không phải để thực hiện cuộc gặp gỡ song phương mà tham dự hội nghị đa phương. Tại hội nghị này, Mỹ bị Pháp và Anh liên thủ lấn lướt, đặc biệt trong vấn đề đòi nước Đức thua trận phải bồi thường chiến tranh.

Tháng 2.1945, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sang Yalta (Liên Xô) để dự hội nghị với nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Chủ đề của hội nghị là thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2. Mục đích của hội nghị là xây dựng trật tự chính trị an ninh thế giới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ông Roosevelt khi đó đã rất yếu về sức khoẻ – mấy tháng sau thì qua đời. Kết quả của sự kiện này là Chiến tranh Lạnh bùng phát, phủ bóng đen xuống cả thế giới trong suốt nhiều thập kỷ.

Đầu tháng 6.1961, Tổng thống Mỹ John F.Kennedy – mới nhậm chức được mấy tháng – và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev gặp nhau ở thủ đô Vienna của Áo. Trước đó, Mỹ đã bị thất bại với chiến dịch đổ bộ lên Cuba ở Vịnh Con lợn. Cuộc gặp này thất bại trên mọi phương diện. Ông Khrushchev và ông Kennedy không tìm được tiếng nói chung trong tất cả mọi vấn đề nội dung trên chương trình nghị sự. Chỉ không đầy 2 tháng sau, CHDC Đức cho xây dựng bức tường ở Berlin và năm sau đó xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, xô đẩy Mỹ và Liên Xô đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Một trong những cuộc cấp cao đáng chú nhất giữa Mỹ và Liên Xô trước đây là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Reykjavik, thủ đô của Iceland. Khi ấy cũng còn là một trong những thời điểm đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh và chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. Cuộc gặp này thất bại vì ông Reagan kiên quyết không chịu từ bỏ chủ định về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI, cũng còn được gọi là tăng cường vũ trang trong không gian vũ trụ và chiến tranh giữa các vì sao). Ông Gorbachev không tin ông Reagan thật lòng với những nhượng bộ thay thế. Mãi hơn 1 năm sau, 2 bên mới đạt được thoả thuận về giải trừ toàn bộ tên lửa hạt nhân tầm trung.

Dấu ấn Helsinki

Helsinki là nơi cho tới nay được phía Mỹ và Liên Xô (nước Nga sau này) sử dụng nhiều lần nhất làm địa điểm cho các cuộc gặp cấp cao song phương nhưng diễn ra ở nước thứ 3. Năm 1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford và nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã gặp nhau ở nơi này. Tiếp đến có cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ George H. Bush (Bush Cha) với ông Gorbachev vào năm 1990. Rồi năm 1997 giữa Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Sắp tới có cuộc gặp giữa ông Donald Trump và ông Vladimir Putin tại nơi đây.

Video đang HOT

Tháng 6.2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush (Bush Con) gặp ông Putin ở lâu đài Brdo tại Slovenia. Ông Bush khi ấy mới lên cầm quyền được không đầy nửa năm và tỏ ra có ấn tượng rất tốt đẹp và tích cực về ông Putin. Trong số tất cả các cuộc gặp cấp cao giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Liên Xô/Nga thì cuộc gặp này đạt kết quả tích cực hơn cả, hứa hẹn sự khởi đầu mới thật sự và tốt đẹp cho mối quan hệ giữa 2 nước. Nhưng rồi Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq, bùng dậy làn sóng “cách mạng màu” ở một số quốc gia xung quanh nước Nga. Hai bên bất đồng quan điểm, xung khắc lợi ích chiến lược và quan hệ song phương vì thế không phát triển. Sau khi ông Barack Obama kế nhiệm ông Bush, quan hệ của Mỹ với Nga trở nên còn tồi tệ hơn.

Cũng vì thế mà cuộc gặp cấp cao tới giữa Mỹ và Nga ở Helsinki có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với mối quan hệ song phương này. Cái dớp cũ là mọi cuộc cấp cao song phương giữa 2 bên từ trước tới nay đều không đưa lại bước chuyển mang tính cơ bản và không phải là dấu mốc lịch sử đối với 2 bên. Không biết lần này “cái dớp” ấy tiếp tục phát tác hay sẽ được khắc phục?

NGẠC NGƯ

Theo Laodong

Ngoại giao kiểu Trump làm mờ đi khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù?

Cách ông Trump xử lý các vấn đề đối ngoại khá đặc biệt, khiến có những ý kiến cho rằng điều này làm mờ đi sự khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù.

Ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình với chiến thắng gây bất ngờ bởi bản thân không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp nhưng cho đến nay, ông đã thể hiện được bản sắc riêng của mình trong các hoạt động đối ngoại trên cương vị ông chủ Nhà Trắng.

Ngoại giao kiểu Trump làm mờ đi khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù? - Hình 1

Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa qua ở Canada đã chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa Mỹ và phần còn lại. Ảnh: Getty.

Sau "cuộc đụng độ" với các lãnh đạo G7 ở Canada và cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore, người ta đang muốn chờ đợi Tổng thống Trump sẽ thể hiện thế nào tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp tới.

Một lần nữa, vấn đề các nước thành viên NATO phải chi nhiều ngân sách hơn cho quốc phòng chắc chắn sẽ được Tổng thống Trump đề cập. Nhưng điều khiến người ta lo ngại chính là việc NATO sẽ trở thành tổ chức quốc tế đa phương tiếp theo phải hứng chịu "lửa thịnh nộ" của ông Trump.

Qua những gì đã xảy ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Canada và cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, người ta có thể có quan điểm rõ ràng hơn về phong cách ngoại giao của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump tự viết kịch bản

Ông Trump xử lý hầu hết các vấn đề ngoại giao giống như khi thực hiện một thỏa thuận kinh doanh. Trump lựa chọn phương án nhảy vào cuộc chiến, leo thang nó, đẩy mọi chuyện đến bên bờ vực rồi sau đó cố gắng tìm kiếm thỏa thuận.

Còn nhớ, Tổng thống Trump từng đột ngột thông báo hủy cuộc gặp với ông Kim Jong-un nhưng sau đó lại nhanh chóng rút lại quyết định này. Phần lớn hoạt động ngoại giao của ông Trump liên quan đến những chỉ trích cá nhân, chẳng hạn như việc ông chế giễu ông Kim là "người tên lửa". Trump sau đó nói với Fox News rằng ông cố ý làm như vậy: "Tôi nghĩ rằng nếu không có những lời hùng biện đó, chúng ta sẽ không ở đây".

Hoạt động ngoại giao của Tổng thống Trump cũng bao gồm những khoảnh khắc bất ngờ. Ông thích gây ngạc nhiên cho người đối thoại, cho các nhân viên và cho chính đồng minh. Đơn cử cho nhận định này là quyết định đầy "ngẫu hứng" gây bất ngờ cho Hàn Quốc và cho chính Lầu Năm Góc đình chỉ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn được Trump đưa ra trong cuộc họp báo sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 vừa qua.

Ngoại giao kiểu Trump làm mờ đi khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù? - Hình 2

Tổng thống Mỹ (phải) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp lịch sử hôm 12/6 tại Singapore. Ảnh: AFP/Getty.

Trump cũng là mẫu người ngoại giao biểu diễn. Ông luôn muốn mình được chú ý khi bắt tay, khi chụp hình hoặc ngay cả khi dạo bước với đối tác... Tại Singapore, ông Trump thậm chí còn chỉ đạo các nhân viên làm một bộ phim ăn mừng Hội nghị Thượng đỉnh với những hình ảnh đậm chất điện ảnh.

Trong vai trò một nhà lãnh đạo, khi tham gia các hoạt động ngoại giao, ông Trump tự viết kịch bản cho riêng mình, nâng cao kỳ vọng với mức độ cường điệu dường như vô lý và sau đó mới tự điều chỉnh sao cho phù hợp. Sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều, không phải bất kỳ cơ quan thông tấn nào mà chính Tổng thống Mỹ đã đưa tin mừng đến cho người dân Hàn Quốc và Nhật Bản qua một dòng tweet: "Không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên".

Twitter là phương tiện giao tiếp chủ yếu của Tổng thống Trump, một phương tiện mà ông có thể kiểm soát mà không cần bận tâm đến những con người vốn làm nhiệm vụ "định hình các phát ngôn" của Bộ Ngoại giao.

Bản chất của phong cách ngoại giao Donald Trump dường như là "bài đa phương". Có vẻ như ông Trump tin rằng Mỹ không còn có thể phô trương quyền lực của mình thông qua các tổ chức đa phương như G7 hoặc Liên Hợp Quốc.

Ông đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 muộn rồi lại rời đi sớm và có vẻ như không bận tâm trong việc che giấu sự thiếu kiên nhẫn của mình. Thay vào đó, Trump thích sự đơn giản của thỏa thuận song phương, đàm phán riêng lẻ với từng nhà lãnh đạo có cùng tư duy, cân bằng giữa lợi ích quốc gia và quyền lực.

Phong cách ngoại giao của Trump không phải là "độc nhất vô nhị" như nhiều người nghĩ. Ông không phải là nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới hiện nay coi trọng quốc gia hơn quốc tế.

Tiềm ẩn rủi ro

Cách ông Trump xử lý các vấn đề đối ngoại khá đặc biệt nhưng không vì thế mà nó không tồn tại những rủi ro. Đôi khi nhà lãnh đạo này hành động như có vẻ như không chuẩn bị kế hoạch cho các bước đi tiếp theo. Một phần, điều này phản ánh tính cách bốc đồng của Trump và nó cũng gây ra không ít khó xử cho Bộ Ngoại giao Mỹ.

Điều này được phản ánh rõ ràng nhất khi Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Các cường quốc châu Âu khi đó đặt ra câu hỏi với Nhà Trắng rằng động thái tiếp theo của Mỹ là gì? Và không hề có câu trả lời nào được đưa ra. Mỹ không có kế hoạch B để tìm kiếm một thỏa thuận thay thế, sự giận dữ từ châu Âu là điều không thể tránh khỏi.

Rõ ràng, ngoại giao dựa nhiều trên "bản năng" của Trump có thể không phải lúc nào cũng đúng. Luôn có những rủi ro khi ngoại giao mang tính cá nhân sâu sắc bởi mối quan hệ giữa các quốc gia không chỉ được thể hiện bằng cách các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục suy nghĩ và làm việc ra sao.

Đã có một số ý kiến cảnh báo việc chính quyền Mỹ dưới thời Trump quá tập trung vào lợi ích kinh tế và an ninh hẹp của riêng mình có thể khiến nước này rơi vào trạng thái bị cô lập.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong một phát biểu gần đây nhận định: "Đại Tây Dương đã trở nên rộng hơn dưới thời Tổng thống Trump. Chính sách của ông ấy về chủ nghĩa cách ly đã để lại một khoảng trống khổng lồ trên toàn thế giới".

Cũng có những ý kiến cho rằng đối ngoại kiểu Trump đã làm mờ đi sự khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù, nó thách thức một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà nhiều người tin rằng đã hạn chế chủ nghĩa dân tộc hủy diệt của thế kỷ 20 và mang lại hòa bình cho hàng tỷ người.

Nhưng nói gì thì nói, kiểu ngoại giao khó dự đoán của ông Trump cũng đã khiến lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên lần đầu tiên trong lịch ngồi vào bàn đám phán để nói chuyện với nhau chứ không phải chỉ trao cho nhau những lời dọa dẫm về một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Theo Hùng Cường

VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024
07:53:10 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 50: An Nhiên hôn mê vì cứu bé Kitty, mọi hận thù hóa giải
07:16:44 03/07/2024

Tin mới nhất

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

06:37:49 03/07/2024
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?

05:41:25 03/07/2024
Thời đại mà con người thường xuyên cúi mặt xuống chiếc điện thoại, thời hai ngón tay cái di chuyển với tốc độ ánh sáng trên màn hình smartphone đang dần kết thúc.

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Có thể bạn quan tâm

Nửa đêm lọ mọ về nhà thấy một 'quý bà' sang chảnh đang đứng trước cửa, tôi nép vào gần đó theo dõi thì c.hết điếng khi thấy người đàn ông này bước tới

Góc tâm tình

10:58:01 03/07/2024
Khi thấy người đàn ông này đến đón mà tôi há hốc mồm kinh ngạc, giờ tôi nó nên nói tin này cho cả nhà biết hay không đây? Tôi và chồng ở riêng, không sống cùng gia đình chồng.

Top 4 phim nổi bật trên Netflix tháng 7/2024

Phim âu mỹ

10:56:56 03/07/2024
Số lượng phim mới được Netflix bổ trung vào tháng này không nhiều. Tuy nhiên, phần cuối cùng của những thương hiệu có tiếng sẽ là yếu tố giữ chân khán giả trong mùa hè này.

Du lịch cộng đồng: Góc nhìn từ Võ Nhai

Du lịch

10:56:21 03/07/2024
Xã hội ngày càng phát triển, khi cơm, áo không còn là nỗi lo thường trực, người dân quan tâm hơn đến đi du lịch để có khoảng thời gian thư giãn bên người thân, bạn bè, trải nghiệm cuộc sống...

Stray Kids nhá hàng teaser, Jin (BTS) tham gia show sống còn

Nhạc quốc tế

10:50:41 03/07/2024
Stray Kids phát hành mini album mới ATE , Jin (BTS) sẽ tham gia chương trình truyền hình thực tế Half-star Hotel in Lost Island của đài MBC.

Thu nhập 65 triệu/tháng, có 7 cây vàng, 500 triệu tiết kiệm vẫn không dám "sống thoải mái" chỉ vì 1 lý do

Sáng tạo

10:42:27 03/07/2024
Muốn mua nhà ở Hà Nội mà không học cách chi tiêu tiết kiệm, chẳng biết đến kiếp nào mới cầm được chiếc sổ đỏ trong tay...

Liveshow Cẩm Ly - nhạc trẻ sẽ được biến hóa trendy hơn

Nhạc việt

10:41:03 03/07/2024
Sau 9 năm kể từ khi Tự tình quê hương 5, tháng 8-2024, ca sĩ Cẩm Ly sẽ tiếp tục tổ chức liveshow Tự tình quê hương 6.

Bắt quả tang nhóm đối tượng đ.ánh b.ạc bằng hình thức đá gà qua mạng

Pháp luật

10:41:00 03/07/2024
Ngày 03/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cần Đước, tỉnh Long An đang tạm giữ 6 đối tượng để điều tra làm rõ hành vi đ.ánh b.ạc, tổ chức đ.ánh b.ạc.

Những nẻo đường gần xa - Tập 28: Đông lao đến gặp Vinh giữa đêm khuya chỉ sau một cuộc gọi

Phim việt

10:07:22 03/07/2024
Mặc cho Dũng ra sức ngăn cản nhưng Đông vẫn cương quyết bắt taxi đến chỗ Vinh sau khi nhận cuộc điện thoại của anh ta.

Từng sở hữu làn da ngăm, Hà Hồ 'lột xác', tỏa sáng với làn da trắng bóc nhờ bí quyết này

Làm đẹp

10:03:16 03/07/2024
Hồ Ngọc Hà được nhiều khán giả biết đến khi xuất hiện trong phim Hoa cỏ may. Khi đó, nữ hoàng giải trí sở hữu làn da ngăm xỉn màu. Tuy nhiên kể từ khi Nam tiến, màu da đã đổi khác. Người đẹp trở nên trắng sáng hơn. Bí quyết nào để cô đư...

Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!

Tv show

10:03:02 03/07/2024
Một trong những danh sách bị loại được đồn thổi gồm 6 cái tên: Anh Tú Atus, Dương Domic, WEAN, Captain, Công Dương, Nicky.

Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn

Tin nổi bật

09:39:22 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng sau va chạm giao thông, còn tài xế bị thương nặng.