Những cuộc chiến ngầm của Barack Obama
Các máy bay không người lái mang tên lửa và các đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ là gương mặt mới của cường quốc Mỹ, và Nhà Trắng đang ngày càng phụ thuộc vào đó để chiến đấu với khủng bố tại những hang cùng ngõ hẻm của trái đất.
Một máy bay do thám Predator của Mỹ.
Ở một góc độ nào đó, nước Mỹ dường như muốn trở lại thành một quốc gia thời bình khi chính quyền Tổng thống Barack Obama đã rút toàn bộ binh lính khỏi Iraq và cũng bắt đầu giảm quân tại Afghanistan.
Nhưng lại nảy sinh một vấn đề lớn với ý tưởng rằng nước Mỹ đang dần thoát khỏi một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Trong khi Tổng thống Obama đang đưa các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan đến hồi kết, ông cũng đã mở rộng mạnh mẽ các cuộc chiến bí mật khắp toàn cầu, chuộng sử dụng các cuộc tấn công do các đội đặc nhiệm thực hiện, như chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden tại Pakistan, và các máy bay do thám mang tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ trên cao.
Sự phụ thuộc công khai của Obama vào các chiến dịch bí mật đã thay đổi bản chất của chiến tranh. Dưới đây là những điểm nóng nơi Mỹ tiến hành các cuộc chiến bí mật.
Pakistan
Nhân viên an ninh Pakistan kiểm tra một chiếc máy bay do thám Mỹ bị rơi tại Chaman tháng 8/2011.
Ông Obama đã cho phép thực hiện 244 vụ tấn công bằng máy bay do thám tại Pakistan kể từ khi nhậm chức năm 2009, cao hơn số lượng các vụ tấn công được thực hiện dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Hôm 31/1, ông Obama đã lần đầu tiên công khai xác nhận rằng Mỹ đã và đang thực hiện các cuộc tấn công do thám, miêu tả đó là “một nỗ lực tập trung, có chủ đích nhằm vào những kẻ có tên trong danh sách khủng bố vốn đang cố gắng xâm nhập và làm hại người Mỹ”.
Tuy nhiên, rõ ràng đó không phải là phải là hoàn toàn câu chuyện. Một báo cáo của Cục báo chí điều tra có trụ sở tại London (Anh) cho thấy hàng trăm dân thường đã thiệt mạng trong các vụ tấn công bằng máy bay do thám, bao gồm hơn 60 trẻ em. Giới chức Mỹ bác bỏ rằng con số này là quá cao, mặc dù họ thừa nhận hàng chục dân thường đã bị sát hại không cố ý trong các chiến dịch.
Người Pakistan đốt cờ Mỹ phản đối các cuộc tấn công bằng máy bay do thám.
Bất chấp các rủi ro, rõ ràng là chính quyền Obama đang tăng cường sử dụng lực lượng đặc nhiệm để chiến đấu trong các cuộc chiến. Thậm chí trong giai đoạn cắt giảm chi tiêu, ngân sách mới của Lầu Năm Góc vẫn muốn bổ sung 3.000 người cho Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt (SOCOM) của quân đội Mỹ, trong khi phần còn lại của quân đội bị co hẹp lại.
Không có gì bất ngờ khi người Pakistan không hài lòng về các máy bay do thám. Một cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2011 cho thấy chỉ 12% người Pakistan ủng hộ Mỹ, trong khi 69% coi Mỹ là kẻ thù hơn là bạn.
Video đang HOT
Nhưng các cuộc tấn công bằng máy bay do thám cũng hiệu quả. Theo số liệu của Quỹ nước Mỹ mới (New American Foundation), các cuộc tấn công bằng máy bay do thám đã tiêu diệt hơn 1.000 phiến quân tại Pakistan kể từ khi ông Obama nhậm chức tổng thống.
Yemen
Người nộm và máy bay trong cuộc diễn tập chống khủng bố tại Bắc Carolina năm 2006.
Yemen đã trở thành tâm điểm chú ý trong năm nay vì cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại chính quyền của Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Sau nhiều tháng hỗn loạn, người Yemen đã bầu người kế nhiệm ông Saleh hôm 21/2.
Nhưng không gây quá nhiều ồn ào, Mỹ cũng đã phát động một cuộc chiến ngầm chống lại những nơi ẩn náu của al-Qaeda tại nước này. Trong khi Mỹ huấn luyện các binh sĩ đặc nhiệm Yemen, lực lượng đặc nhiệm riêng của Mỹ cũng được tin đang hoạt động tại nước này.
Tàu sân bay USS Boxer của Mỹ hiện đang neo đậu tại vịnh Yeden ngoài khơi Yemen.
Al-Qaeda tại bán đảo Ả-rập (AQAP), vốn nhận thấy Yemen là nơi trú ẩn an toàn nhất, đã trở thành nhánh nguy hiểm nhất của tổ chức khủng bố khét tiếng. Do đó, chính sách của Mỹ với Yemen được phản ánh qua lăng kính chống khủng bố.
Nhà chứa máy bay tại một căn cứ nơi quân đội Mỹ có thể phóng các máy bay do thám để giám sát tại vùng Sừng châu Phi.
Các binh sĩ Mỹ không chỉ chống khủng bố tại Trung Đông và Nam Á. Từ Trại Lemonnier tại quốc gia châu Phi nhỏ bé Djibouti, quân đội Mỹ cũng đang lặng lẽ chiến đấu với khủng bố khắp một khu vực rộng lớn của châu Phi. Mỹ có gần 1.800 binh sĩ đồn trú tại Djibouti, nơi sứ mệnh của họ là nhằm ngăn chặn al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác tiếp cận các nước trong khu vực, trong đó có Eritrea, Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan, và Yemen.
Afghanistan
Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan phóng một máy bay do thám Raven.
Các máy bay do thám không chỉ là nhân tố quan trọng trong cuộc chiến ngầm của Mỹ tại các khu vực bộ lạc của Pakistan mà chúng còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh tại Afghanistan.
Quân đội Mỹ đã sử dụng các máy bay do thám không người lái tại Afghanistan để thu thập thông tin tình báo về các hoạt động của Taliban.
Libya
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của NATO tại Tripoli tháng 3/2011.
Khi ông Obama cam kết ủng hộ thực thi một vùng cấm bay được Liên hợp quốc ủng hộ tại Libya hồi năm ngoái, ông đã điều tới đây các máy bay do thám. Khi các lực lượng NATO nỗ lực giúp phe nổi dậy Libya phá vỡ thế bao vây của Đại tá Gadhafi tại thành phố Misrata hồi tháng 4, Mỹ đã cho phép sử dụng các máy bay do thám Predator với sự hỗ trợ của tên lửa Hellfire để nhằm vào lực lượng của nhà lãnh đạo Libya.
Somalia
Một trong những nỗ lực chống khủng bố bí mật nhất của Mỹ đang được tiến hành là nhằm chống lại nhóm phiến quân al-Shabab tại Somalia, vốn đã chính thức sáp nhập với al-Qaeda và công khai đe doạ đưa “ngọn lửa chiến tranh” tới quốc gia láng giềng Kenya.
Khi các binh sĩ Kenya tiến tới thành trì của nhóm phiến quân tại Kismayu hồi tháng 10/2011, các lực lượng quân đội quốc tế, có thể bao gồm Mỹ, đã tham gia chiến dịch chống lại al-Shabab. Nhưng cho tới nay, các quan chức cấp cao Mỹ vẫn bác bỏ thông tin nói rằng các lực lượng Mỹ đã tham gia vào các cuộc công kích tại Somalia vào thời điểm đó.
Vào các thời điểm khác, sự tham gia của Mỹ tại Somalia là khá rõ ràng, Hồi tháng 1, một máy bay do thám của Mỹ đã tiêu diệt một chỉ huy cấp cao của al-Shabab, và các đặc công Mỹ từng thực hiện một cuộc đột kích táo bạo tại Somalia để giải cứu 2 nhân viên cứu trợ.
Trong năm 2006 và 2007, quân đội Mỹ cũng hợp tác chặt chẽ với một lực lượng lớn tại Ethiopia từng đổ bộ vào Somalia để đánh bật một phòng trào Hồi giáo từng kiểm soát phần lớn đất nước.
Theo Dân Trí
Chuyện Ngô Kiến Huy - Thụy Anh: Ai đúng ai sai?
"Cuộc chiến ngầm" đằng sau scandal này vẫn rất căng thẳng và tưởng như không thể có hồi kết, nhất là khi tin tức về việc đi hát trở lại của em gái Thanh Thảo được đăng tải ồn ào trên báo chí.
Thanh Thảo là người có lỗi lớn nhất?
Chính Thanh Thảo đã lên tiếng nhận lỗi vì cô chính là người khơi mào trên mạng xã hội. Từ trước khi Thuỵ Anh sinh con, cô ca sĩ được mệnh danh là "búp bê" đã nhiều lần úp mở: "Tôi đang giữ bí mật động trời của Ngô Kiến Huy". Động thái này của Thanh Thảo đã khiến nhiều độc giả tin rằng, chuyện cô "loa" ầm lên cho thiên hạ biết về cậu nhóc Minh Trí chỉ là vấn đề thời gian. Và nhiều người khẳng định, mọi tình tiết trong scandal này đã được cô sắp xếp, an bài từ trước.
Với bài học từ chuyện tình cảm cùng Bình Minh, Thanh Thảo biết chuyện gì nên giữ riêng hay "tung hê" trên trang cá nhân - nơi như căn nhà không có cửa, ai cũng có thể ngó nghiêng bất lúc nào. Nếu cô đừng hào phóng chia sẻ ảnh Minh Trí, tổ chức tiệc đầy tháng đình đám với sự góp của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và đại diện của các cơ quan truyền thông, liệu chuyện Thụy Anh có con cùng Ngô Kiến Huy có bị phanh phui?
Đây không phải là lần đầu tiên Thanh Thảo "đại chiến" với các học trò. Người yêu kẻ ghét giọng ca này đều nhớ như in chuyện lùm xùm của cô với Trương Quỳnh Anh, Từ Minh Hy, Ngân Khánh. Bởi với quá khứ đó, những người ác miệng vẫn rỉ tai nhau rằng không giữ được Ngô Kiến Huy thì Thanh Thảo sẽ làm mọi cách để... triệt hạ, bôi xấu hình ảnh của chàng ca sĩ. Họ cũng bảo Thanh Thảo đã liên lạc với các bầu show đề nghị, show nào có Thanh Thảo sẽ không có những ca sĩ này. Chẳng ai xác thực được chuyện này, chỉ có thể đặt ra nghi vấn "không có lửa thì lấy đâu ra khói".
Thanh Thảo lúc nào cũng cho rằng, cô không cần trách nhiệm của Ngô Kiến Huy đối với cháu mình vì cô muốn mẹ con Jacky được bình yên. Tuy nhiên, trong khi sự việc hoàn toàn có thể giải quyết nội bộ, cô lại muốn làm lớn chuyện. Điều này mới là tổn thương, bôi xấu chính em gái mình.
Thụy Anh sướng hay khổ?
Sự hy sinh và chịu đựng của người mẹ là lớn lao, bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, căn nguyên của câu chuyện vẫn là lỗi của cả 2 người. Thụy Anh đã chọn cách sinh con trong khi người đàn ông kia chưa sẵn sàng, ít nhiều trong lòng cô phải xác định, tất cả những gì mình đạt được chỉ có thể là hai chữ "trách nhiệm". Còn tình cảm là chuyện ở hạng mục... "nhiệm vụ bất khả thi".
Có lẽ, Thụy Anh quá nặng tình, là người trong cuộc nên không biết cách gỡ rối, lời nói của cô liên tiếp "đá nhau". Lúc vừa nhập viện, cô lên báo chia sẻ, thương Ngô Kiến Huy khi dư luận ném đá, phản đối anh chàng quá dữ dội. Cô cũng khẳng định sẽ không nói thêm bất cứ lời nào về chuyện này, dồn sức chăm lo cho con trai và không quên nhắn nhủ: "Mong mọi người đừng ghét bỏ chàng Bắp".
Thế nhưng khi mọi chuyện tưởng như đã lắng xuống, Thụy Anh lại "ném bom" vào dư luận bằng những lời buộc tội Ngô Kiến Huy đểu giả, Sở Khanh... Nhiều khán giả góp ý, tại sao cô đã quyết định một mình sinh ra đứa trẻ xinh xắn, nhưng không thể né tránh những lời nói xấu người cũ vì anh ta cũng là cha đẻ của con mình? Sau này lớn lên, khi Minh Trí tìm được những bài báo đang trên mạng, bé sẽ nghĩ gì về cha mẹ?
Một luồng dư luận khác kịch liệt chỉ trích những chia sẻ của Thụy Anh: "Tôi chấp nhận hy sinh để giữ lại con, để bé được bình yên. Tôi nghĩ đơn giản khi mình dám từ bỏ sự nghiệp, tương lai để giữ đứa con, tôi muốn tất cả sẽ êm đẹp". Cô chưa phải là một ca sĩ có tên tuổi trong showbiz Việt, dù đã ra vài album và có chị gái sắc sảo chống lưng, tần suất Thụy Anh xuất hiện trên mặt báo chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay... Nhưng nhờ tuyên bố "Tôi thiệt thòi nhiều lắm", cô đã xuất hiện trên trang bìa một tạp chí văn hóa lớn, trở thành tâm điểm của nhiều trang báo mạng.
Trong lúc nhiều người mong có con chẳng được, Thụy Anh lại đổ lỗi vì con mà mẹ mất sự nghiệp khiến nhiều bà mẹ bực bội, phẫn nộ. Một độc giả trên diễn đàn dành cho các bà mẹ chia sẻ: "Mình mới sinh con hơn chục ngày, phải tận mắt chứng kiến ngày ba mất đi mãi mãi cũng chưa sốc đến mức độ phải nhập viện như em Thụy Anh. Phụ nữ từ bao nhiêu đời nay rất mạnh mẽ, cứng rắn. Nhiều người còn đau khổ hơn, họ vẫn cố gắng nuôi con khôn lớn thành tài. Thụy Anh may mắn và hạnh phúc mà không biết hưởng".
Ngô Kiến Huy có đáng mặt đàn ông?
Ngô Kiến Huy rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không lên tiếng thì bị cho là thừa nhận những gì chị em Thanh Thảo nói, còn lên tiếng lại bị chỉ trích không đáng mặt nam nhi. Chàng Bắp bị lên án mạnh mẽ vì những tin nhắn đề nghị Thuỵ Anh phá thai. Nhưng một số fan của Ngô Kiến Huy phản bác đâu là bằng chứng khẳng định anh đã nhắn những tin đó? Nếu cố tình lưu một số điện thoại dưới cái tên "Ngô Kiến Huy", nhắn vào điện thoại khác sẽ có rất nhiều người nhận được tin nhắn từ "Ngô Kiến Huy".
Một số quý ông lại cho rằng, tin nhắn đề nghị Thụy Anh phá thai không phải chuyện gì đáng ngạc nhiên, bởi đây là phản ứng của một chàng trai chưa có nhiều kinh nghiệm sống, bởi anh mới 24 tuổi vừa có chút tiếng tăm trong showbiz, việc một đứa trẻ bất ngờ xuất hiện trong cuộc đời mình khi chưa có sự chuẩn bị về tinh thần khiến anh rối loạn và có thể đã nghĩ không thấu đáo.
Có người khuyên Ngô Kiến Huy nên coi đây là một thử thách trên con đường trở thành người đàn ông thực thụ, nhưng cũng không ít ý kiến muốn anh phải "đền đáp" Thụy Anh. Khoản trợ cấp ban đầu là 3 triệu/tháng dường như không đủ với họ mà phải là cái kết thuộc dạng có hậu với một hôn lễ hoành tráng. Nhưng đó có phải giải pháp tốt nhất cho scandal này? Có lẽ đã đến lúc người lớn nên chủ động kết thúc mọi chuyện ở đây và dồn tình yêu cho cậu nhóc vẫn còn phải ẵm ngửa.
HOÀNG GIANG
Theo Infonet
Đang có chiến tranh ngầm giữa Israel và Iran? Những vụ việc liên tiếp xảy ra thời gian gần đây khiến nhiều nhà phân tích cho rằng đang diên ra môt cuôc chiên ngâm giưa Israel va Iran. Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Thượng tướng Ronald Burgess: "Iran sẽ không phát động chiến tranh trước" Môt vu nô bom ơ Tehran hôi thang trươc đa lam môt giao...