Những cuộc chiến đẫm máu của ‘ông trùm cướp cạn’
Đâm thuê chém mướn, tranh giành lãnh địa, ma túy, cờ bạc… những dữ liệu tội lỗi đã tạo lên bức chân dung một tên cướp ở “Thánh địa vàng”. Cho đến tận khi tra tay vào còng, tội ác của Nguyễn Hữu Cường mới dừng lại.
Bãi vàng là chốn các băng cướp dễ bề hoạt động, thanh toán lẫn nhau
Nguyễn Hữu Cường (còn gọi Cường “con”, SN 1970, trú tại khối 2, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) được mệnh danh là “ông trùm” trong giới giang hồ ở các bãi vàng huyện Phước Sơn-Quảng Nam (giai đoạn 1997-2000).
Từ phu vàng biến thành kẻ cướp
Ngày đầu tiên đặt chân lên bãi vàng Phước Sơn, Nguyễn Hữu Cường cũng chỉ là một phu vàng như bao người khác. Ngày ngày hắn chui hầm rúc ngách để đào đá xúc đất. Công việc nặng nhọc nhưng ăn uống thì bữa đói bữa no. Tìm vàng như là đánh bạc, được cũng ham mà không được cũng cố.
Trong đám phu vàng, hắn là người hung hăng, ngang tàng nhất. Không bao lâu, hắn tách khỏi nhóm người làm công hiền lành, gia nhập băng nhóm của những tên anh chị có số má ở xứ sở vàng này. Ban đầu, hắn cũng chỉ là tên chuyên đi rình mò, nghe ngóng tình hình bãi nào trúng vàng để báo đại ca đi chiếm bãi.
Trong các cuộc chiến, hắn luôn giữ vai trò tích cực và được tên đầu đảng tin tưởng. Chẳng bao lâu, hắn từ từ ngoi lên và trở thành đại ca của một băng nhóm chuyên đâm thuê chém mướn, cướp bóc ngang tàng.
Ngày 27/7/1998, tại bãi vàng thôn 3 (xã Phước Thành, Phước Sơn), vì xích mích với nhóm người làm, Cường đã dùng mã tấu đuổi đánh nhóm người này bỏ chạy. Thấy thế, anh Trần Nhật Quang (trú tại xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) đến can ngăn. Bất kể anh Quang là người quen của mình, Cường vung mã tấu chém thẳng từ trên đầu anh Quang chém xuống.
Khi thấy Cường vung mã tấu lên, theo phản xạ tự nhiên, anh Quang đưa tay lên đầu đỡ. Cũng chính nhờ vậy nên tuy hai bàn tay bị thương nặng nhưng anh không bị thương ở đầu. Rất may, có nhiều người xông vào can ngăn, giằng lấy 2 cây mã tấu từ tay Cường, nếu không hậu quả sẽ chưa biết như thế nào.
Do chuyên làm cái nghề dao búa nên nhóm của Cường gây mâu thuẫn với hầu hết các phu vàng ở Phước Sơn. Vụ nào không “xử tại trận” được chúng nuôi hận trong lòng và chờ cơ hội phục thù. Trường hợp của anh Phùng Văn H. người quê miền Bắc vào làm phu vàng ở Phước Sơn, là một vụ điển hình.
Nguyễn Văn Phương, một trong những tên đàn em của Cường “con”
Ngày 18/6/1998, một nhóm phu vàng người miền Bắc do anh H. dẫn đầu thuê xe ôm xuống khu vực cầu phao ở thôn Hà Nha (xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc) để đón xe về quê thì bất ngờ bị nhóm Nguyễn Hữu Cường chặn lại đánh đấm túi bụi. Nguyên nhân là do trước đó quân của Cường và của nhóm anh H. có mâu thuẫn.
Sau khi chặn đường, Cường cùng một số đối tượng, trong đó có Nguyễn Văn Phương (SN 1972, trú tại huyện Đại Lộc) dùng gạch, đá tấn công nhóm của anh Hội gây nhiều thương tích. Sau đó Cường lục soát túi của anh H. và một số người khác lấy 4 cục vàng gồm 5,7 cây vàng và 10 triệu đồng.
Không chỉ đâm chém, cướp bóc, sử dụng ma túy, Cường còn tham gia buôn bán trái phép hóa chất độc hại. Vào khoảng 16h ngày 24/6/1998, Cường dùng xe máy chở hai bao tải (khoảng 80 kg) đến gửi nhà chị Bùi Thị Phượng (trú tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) nói là “Gửi hai bao tải để chở lên cho tụi nó làm vàng”.
Video đang HOT
Sau đó khoảng 30 phút Cường thuê hai người xe ôm đến lấy rồi chở lên hướng bãi vàng Phước Sơn. Trên đường đi, khi đến bến phà thuộc khu vực huyện Hiệp Đức thì Công an huyện Hiệp Đức phát hiện 2 bao tải là chất độc cyanua và tạm giữ hai người xe ôm. Sau khi đấu tranh làm rõ, hai người xe ôm khai nhận Nguyễn Hữu Cường chính là chủ nhân của hai bao chất độc nêu trên.
Khi “trùm” bị “trùm” xử
Đã nhiều năm trôi qua nhưng những phu vàng đã từng làm thuê tại thôn 3, thôn 4 Phước Thành chứng kiến cuộc giao chiến nảy lửa giữa băng nhóm của Cường “con” và nhóm của Phan Văn Tư (còn gọi là Tư “heo”, SN 1965, trú phường Khuê Trung, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) vẫn không khỏi rùng mình.
Theo lời kể của các cựu phu vàng và hồ sơ của CQĐT Công an tỉnh Quảng Nam, cuộc chiến xảy ra vào ngày 21/4/1998. Hôm đó, do băng của Tư heo “làm ăn lấn sân” nên Nguyễn Hữu Cường cùng anh trai Nguyễn Hữu Cảnh và một số tay đàn em mang theo hai trái Ca-nô-bi (một loại trái nổ lấy trong các quả bom bi chưa nổ) đến lán của Tư “heo” hỏi tội.
Vừa hùng hổ đi vào, Cường “con” vừa đá văng, vất tung các vật dụng trong lán của Tư “heo” và lên giọng trịch thượng: “Tư “heo” đâu, ra đây tao hỏi! Tại sao bọn bây lại dám qua mặt bọn tao?”.
Thấy Cường “con” ngang ngược dám phá mình ngay đúng bữa ăn, Tư “heo” điên tiết đứng dậy phản ứng dữ dội. Sẵn có cây súng AK vừa mua được, Tư “heo” vớ lấy rồi lên đạn bắn liên tục nhiều phát ngay sát gót chân Cường “con”.
Cường “con” hết sức bất ngờ vì hắn không nghĩ rằng Tư “heo” lại có súng, mà lại bắn một cách điêu luyện ngay sát gót chân Cường chứ không làm bị thương.
Thấy mình thất thế vì không có “hàng nóng” như Tư “heo” nên Cường “con” cùng lũ đàn em bỏ chạy tán loạn. Nhân cơ hội này, Tư “heo” tước đoạt luôn hai trái Ca-nô-bi của Cường “con”. Từ đó, Cường “con” không còn mạnh mồm xưng hùng xưng bá nữa.
Sau vụ bắn đuổi Cường “con”, tiếng tăm Tư “heo” đã nổi lại thêm phần oanh liệt. Hơn nữa tiếng tăm của Tư “heo” vang xa là do y có 3 người em trai đều tham gia trong một “băng trùm” và ai nấy đều rất manh động, sẵn sàng ra tay khi có lệnh của anh cả.
Các em của Tư “heo” gồm Phan Văn Phong (SN 1971), Phan Văn Hồng (SN 1976), Phan Văn Hà (SN 1979) và hai người bạn nữa cùng tham gia băng nhóm của Tư. Do sử dụng “hàng nóng” và gây ra nhiều vụ cướp rất manh động, nguy hiểm tính mạng con người nên nhóm Tư “heo” bị cơ quan công an truy lùng ráo riết.
Đến ngày 27/8/1998, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt giữ Phan Văn Tư, Phan Văn Phong, Phan Văn Hà, còn Phan Văn Hồng thì bỏ trốn, đã bị cơ quan công an phát lệnh truy nã ngay sau đó.
Thua bạc, giết người!
Trở lại thời điểm Tư “heo” chưa bị công an bắt, vì sở hữu “hàng nóng”, bị công an “đưa vào tầm ngắm” nên nhóm của Tư “heo” hoạt động dè dặt hơn. Cường “con” nhân cơ hội này tiếp tục tác oai tác quái, ngày càng khủng khiếp hơn. Ban ngày đi cướp bóc, trấn lột, ban đêm Cường “con” tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc.
Lúc 19h ngày 29/7/1998, anh Hồ Đức Nam (trú tại thôn 4, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) đến lán của anh Võ Văn Hiền (tại bãi vàng thôn 7, Phước Thành) chơi. Lúc này tại lán có một nhóm người đang ngồi chơi xóc đĩa do Cường con cầm cái, anh Nam thấy vậy cũng tham gia chơi cho vui.
Thấy anh Nam mới vào chơi đã thắng thế, Cường “con” bắt đầu nóng mặt. Khi anh Nam cất 50.000 đồng vào túi và đặt lại 4.000 đồng thì Cường “con” chê ít nên chụp tiền định xé.
Anh Nam vừa giật tiền lại vừa nói: “Tại sao mày xé tiền, dù có 4.000 đồng hay bao nhiêu cũng là tiền, đặt ít hay đặt nhiều là quyền của tao”. Tức thì Cường hung hăng đứng dậy quát: “Mi muốn “chơi” với tao à?”.
Vừa dứt lời, Cường rút một con dao dài khoảng 20 cm, rộng 1 cm giấu sẵn trong người lao về phía anh Nam đâm một nhát vào bụng anh Nam. Vẫn chưa hả dạ, Cường rút dao ra, lùi lại vài bước rồi xông tới đâm tiếp một nhát vào hông trái của anh Nam làm nạn nhân ngã quỵ.
Tuy được đưa đi cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nhưng anh Nam đã chết sau 2 ngày nhập viện.
Không thoát lưới trời
Sau khi giết chết anh Nam, Cường “con” vội vã rời khỏi bãi vàng để trốn tránh sự truy bắt của công an. Rừng sâu thăm thẳm, bãi vàng mênh mông, có nhiều thành phần phức tạp nên việc truy bắt một tên trùm tinh quái như Cường “con” vô cùng khó khăn.
Trung tá Huỳnh Đức Cường trong những ngày cùng đồng đội lội suối băng rừng để điều tra, phá án.
Theo lời kể của Đại tá Huỳnh Đức Cường – người trực tiếp chỉ đạo việc truy bắt Cường “con”, có lần biết được thông tin Cường “con” xuống Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) trú ẩn, các anh liền mai phục để bắt. Tuy nhiên sau mấy ngày lặn lội, mật phục các anh mới biết được trước đó y chỉ ghé qua để tạo tiếng rồi đi ngay mà không quay trở lại.
Lần theo dấu vết, được biết y đã trở lên bãi vàng Phước Sơn và liều lĩnh gây ra một số vụ cướp tại đây. Thế nhưng khi công an băng rừng lội suối vào đến nơi thì Cường con đã đánh hơi được và ra khỏi bãi. Sau đó, lại nhận tin y đang ở Đắk Lây (tỉnh Kon Tum) nhưng khi lên tận nơi thì y cũng biến mất dạng…
Nhưng lưới trời lồng lộng, sau bao ngày săn lùng vất vả, cuối cùng cơ quan công an nhận được thông tin Cường “con” sẽ đến thăm nhà người tình ở huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam).
Các trinh sát đã phối hợp với Công an huyện Duy Tiên triển khai ngay kế hoạch vây bắt. Ngày 20/8/1998, khi y vừa bước chân vào nhà người yêu thì bị các chiến sĩ công an ập vào bắt gọn.
Cũng theo Đại tá Huỳnh Đức Cường, việc truy bắt các tên trùm ở các bãi vàng đã khó, việc tìm chứng cứ để buộc tội bọn chúng còn khó hơn gấp bội. Tuy nhiên với sự nỗ lực và tinh thần đấu tranh không mệt mỏi, bằng các chứng cứ rõ ràng và lập luận sắc bén, các chiến sĩ công an đã buộc Cường “con” phải cúi đầu nhận tội giết người mà y đã gây ra.
Ngày 29/6/1999, TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên phạt Nguyễn Hữu Cường tử hình về tội “Giết người”, 10 năm tù về tội “Cướp tài sản công dân”, 10 năm tù về tội “Tàng trữ chất độc” và 1 năm tù về tội “Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”, tổng hình phạt là tử hình. Còn các đối tượng khác cũng lĩnh án đúng người đúng tội.
Việc truy bắt và xử tội Cường “con” đã giáng một đòn mạnh mẽ vào các băng nhóm tội phạm ở khu vực các bãi vàng ở huyện Phước Sơn.
Tuy nhiên với môi trường phức tạp nơi hẻo lánh, hoạt động cướp bóc, chém giết tuy có giảm nhưng vẫn tiếp tục diễn ra, khiến các chiến sĩ công an phải bao phen vất vả để lập lại trật tự an ninh tại các bãi vàng.
Theo Pháp luật Online
Bốn lao động "nhí" băng rừng trốn khỏi bãi vàng
Sau nhiều ngày cắt rừng trốn khỏi bãi vàng tại thôn 4 (xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), gần nửa tháng nay 4 lao động "nhí" cùng quê Nghệ An đang được một người dân tại thị trấn Khâm Đức cưu mang.
Đó là các em Seo Văn V. (SN 1995, quê ở xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) , Cụt Văn M. (SN 1996) , Cụt Văn T. (1995), Cụt Buôn H. (SN 1995, cùng trú xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).
Các em Cụt Văn M. (trái) và Seo Văn V. kể với PV Dân trí về tình trạng lao động khổ sai và hành trình bỏ trốn khỏi bãi vàng
Gần nửa tháng nay, để tránh sự truy bắt của chủ bãi, ban ngày các em không dám ra đường. Và cũng để tránh tai mắt của các chủ bãi vàng, các phóng viên đã phải đợi đến đêm 4/6 mới tiếp cận được với 2 em Seo Văn V. và Cụt Văn M. Riêng 2 em T. và H. đã xin đi làm rẫy thuê cho một người dân khác để có tiền về quê nên không gặp phóng viên.
Đã nhiều ngày trốn khỏi bãi vàng và đang được người dân cho ăn ở, cưu mang song vẻ thất thần, sợ hãi vẫn còn lộ rõ trên những khuôn mặt "già trước tuổi" của các em. Thỉnh thoảng trong câu chuyện với chúng tôi, các em lại co rúm người rồi liếc mắt xung quanh đầy cảnh giác.
Theo lời kể của 2 em V. và M., ngày 13/3/2014, thông qua một người dắt mối dân tộc Thái (không rõ tên), các em vào bãi Muối (thôn 4, xã Phước Thành, Phước Sơn) làm thuê cho một chủ bãi vàng có biệt danh "Quang bớp", thuộc Công ty TNHH Phước Minh (trụ sở tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn).
Trong chuyến đi này có trên 10 lao động "nhí" khác bị đưa vào bãi vàng ở xã Phước Thành. Mỗi ngày các em bị bắt làm việc trên 10 tiếng đồng hồ. Chủ bãi hứa sẽ trả lương 2,5 triệu đồng/tháng nhưng phải làm đủ 6 tháng mới cho nhận tiền. Làm việc dưới hầm sâu, các em ốm liên tục nhưng chủ vẫn bắt dậy đi làm, cơm hàng ngày chỉ có cá khô... Vì chịu không nổi cảnh lao động khổ sai này nên có một số lao động đã trốn về quê.
V. sợ hãi kể lại: "Khoảng 2 giờ sáng ngày 18/5, đợi mọi người ngủ hết, 4 đứa tụi em bỏ lán trại chạy ra hướng thị trấn. Vừa đi vừa sợ người của Công ty Phước Minh bắt lại nên chúng em phải đi tắt đường rừng. Ngày đi đêm ngủ bờ ngủ bụi, đói thì đi kiếm rẫy sắn của dân đào ăn. Đến tờ mờ sáng ngày 22/5, chúng em mới ra được thị trấn Khâm Đức".
Tâm sự với PV, các em bảo thấy mình may mắn vì không chỉ thoát được "địa ngục trần gian" mà còn được ông H.V.N. ở thị trấn Khâm Đức cưu mang. Ông N. cho biết sau khi phát hiện ra các em trong tình cảnh đói lả, ông đã mua thực phẩm cho các em ăn và đưa các em về nhà.
Em V. cho biết, vì ở quê em không có sóng điện thoại nên em vẫn chưa thể liên lạc báo tin cho gia đình. Bây giờ các em rất nôn nóng để được về quê đoàn tụ sau những tháng ngày bị ép lao động khổ sai.
Được biết, hầu hết các phu vàng vào Quảng Nam làm thuê đều có gia cảnh rất khó khăn, bỏ học giữa chừng. Gia đình V. và M. cũng vậy, nhà đông anh em, phải ly hương để lao động kiếm sống. Các em cho biết chỗ bãi vàng mà các em trốn chạy có hàng trăm lao động tứ xứ, trong đó rất đông người cùng trang lứa, kể cả nữ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Hoa - Chánh Văn phòng huyện Phước Sơn - cho biết, sau khi biết thông tin về các em nhỏ bỏ trốn khỏi bãi vàng, lãnh đạo huyện đã có chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện cùng cơ quan công an kiểm tra sự việc. Công ty Phước Minh cũng đã có báo cáo gửi huyện Phước Sơn về việc này.
Theo ông Hoa, tối ngày 5/6, đại diện Công ty Phước Minh cũng đã đến nhà ông N. để đưa các em về công ty làm việc trở lại nhưng các em không đồng ý. Theo yêu cầu của các em, Công ty Phước Minh đã trả tiền công của các em từ trước đến nay và đưa các em về Đà Nẵng để từ đó về quê Nghệ An ngay trong đêm.
C. Bính - H. Văn
Theo Dantri
Vụ 100 "phu vàng" đào tẩu: Không rõ vì sao các lao động bỏ việc? Vụ việc gần 100 "phu vàng" đào tẩu khỏi bãi vàng của một công ty ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) ngày 3/4 và một số "phu vàng nhí" trốn khỏi bãi vàng xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) vào ngày 1/4 vừa qua đang khiến dư luận xôn xao. Ngày 3/4, gần 100 công nhân làm việc cho Công ty TNHH Phước...