Những cuộc bầu cử trong năm 2018 có thể định hình lại thế giới
Bầu cử Tổng thống Nga, bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ, bầu cử ở Campuchia… là những cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm 2018 và được dự báo có tác động lớn tới tình hình chính trị thế giới.
Cuộc bầu cử Tổng thống Nga dự kiến diễn ra vào tháng 3 năm sau được cho là sẽ nối dài thêm 1 nhiệm kỳ của Tổng thống Vladimir Putin sau khi ông chính thức xác nhận tái tranh cử. Tỉ lệ ủng hộ ông Putin luôn giữ ở mức ổn định, khoảng 80%. Ông Putin được cho là người lãnh đạo, người dẫn đường và “chèo lái” nước Nga vượt qua những thách thức về kinh tế, cấm vận và ổn định chính trị. Ông cũng đồng thời giúp Nga thể hiện vị thế nước lớn trên trường quốc tế khi tiếp nhận bán đảo Crimea dựa trên tiến trình trưng cầu dân ý dân chủ hay hỗ trợ Syria dập tắt “bóng đen” khủng bố hoành hành. Trong ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
Vào tháng 4 hoặc tháng 5/2018, cuộc bầu cử quốc hội Hungary sẽ chính thức diễn ra. Giới quan sát thế giới rất trông đợi vào cuộc bầu cử này. Trong ảnh: Thủ tướng Hungary Viktor Orbán (Ảnh: Reuters)
Cuộc bầu cử Italy vào tháng 5/2018 đang nóng lên từng ngày sau khi chính trị gia Luigi Di Maio, 31 tuổi, một luật sư, nhà báo, người giữ chức Phó chủ tịch nghị viện Italy năm 26 tuổi, tuyên bố trở thành ứng cử viên của Đảng Phong trào 5 sao. Các cuộc thăm dò cho thấy chính trị gia này đang dẫn đầu với gần tỷ lệ ủng hộ 28% và có tiềm năng trở thành Thủ tướng Italy. Đảng Phong trào 5 sao là đảng hoạt động theo tôn chỉ “hoài nghi châu Âu”, với hệ tư tưởng không ủng hộ liên minh châu Âu và đồng tiền chung Euro. Kết quả cuộc bầu cử Italy có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế khu vực và thị trường chứng khoán, cũng như chính sách nhập cư với người tị nạn mà quốc gia này đang ban hành. Trong ảnh: Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni (Ảnh: Reuters)
Ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử Mexico vào tháng 7/2018 được cho là cựu Thị trưởng thủ đô Mexico City Andres Manual Lopez Obrador sau khi Tổng thống đương nhiệm Enrique Pea Nieto không được hiến pháp cho phép tái tranh cử thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Ông Obarador nếu thắng cử được cho là sẽ có quan điểm cứng rắn với chính sách đối ngoại từ người láng giềng Mỹ và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một ứng viên tiềm năng khác là bà Margarita Zavala, người được mệnh danh là Hillary Clinton của Mexico. Cựu Đệ nhất phu nhân Mexico vừa ra khỏi đảng của chồng, Cựu Tổng thống Felipe Calderon và thiết lập một đảng của riêng mình. Cuộc bầu cử Mexico sẽ là cuộc đối đầu giữa 4 ứng cử viên của 4 đảng. Trong ảnh: ông Andres Manual Lopez Obrador (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Thủ tướng Campuchia Hun Sen được cho là sẽ tiếp tục nối dài thời gian cầm quyền cùng với đảng CPP của ông kể từ năm 1985 trong cuộc bầu cử năm sau diễn ra vào tháng 7/2018. Đảng đối lập lớn nhất của CPP, CNRP vừa bị cấm tham gia chính trị và yêu cầu giải thể sau khi lãnh đạo Kem Sokha bị cáo buộc tội phản quốc và bị bắt giữ. (Ảnh: Reuters)
Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ thường không mang lại kết quả tích cực cho đảng của Tổng thống đương nhiệm. Vào năm 2010, đảng Dân chủ của cựu Tổng thống Barack Obama đã mất 63 ghế trong Hạ viện. Trung bình trong 70 năm qua, mỗi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường khiến đảng của Tổng thống cầm quyền mất đi khoảng 25 ghế trong Hạ viện. Trong tình thế hiện tại, đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump cũng đang lâm vào thế khó khi tỉ lệ tín nhiệm của ông Trump ở mức khá thấp và nhiều đạo luật do đảng và ông Trump đề xuất chưa được thông qua. Dĩ nhiên, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ còn tới 11 tháng nữa mới diễn ra và không ai có thể đoán trước kết quả. Tuy nhiên, nếu đảng Dân chủ giành được nhiều ghế hơn trong Hạ viện, tình hình chính trị tại Washington và cả thế giới chắc chắn sẽ có sự biến đổi nhất định. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Đức Hoàng
Theo BI
Theo Dantri
Điều ít biết về những người "sẵn sàng đỡ đạn" thay cho Tổng thống Mỹ
Những người luôn đi cạnh tổng thống Mỹ, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự an nguy của người đứng đầu chính phủ đó chính là các mật vụ Mỹ, những người được đào tạo kỹ lưỡng.
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát đúng ngày ông đưa ra đề xuất thành lập Cơ quan Mật vụ. (Ảnh: People)
Tổng thống Mỹ bị ám sát ngay sau đề xuất lập Cơ quan Mật vụ
Ý tưởng thành lập Cơ quan Mật vụ Mỹ được Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra vào ngày 14/4/1865. Tuy nhiên, cũng đúng vào ngày hôm đó ông bị ám sát khi đang xem vở kịch Our American Cousin trong bối cảnh nội chiến Mỹ sắp kết thúc. Đến tháng 7/1865, Cơ quan Mật vụ Mỹ được thành lập theo đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Hugh McCulloch với mục đích ban đầu là chống các hành vi giả mạo và gian lận tài chính.
Chưa từng có mật vụ "hai mang"
Mật vụ Mỹ chưa từng có đặc vụ "hai mang". (Ảnh minh họa: Politico)
Đến năm 2003, Mật vụ Mỹ được chuyển sang trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ và đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và gia đình Tổng thống.
Trong lịch sử hoạt động hơn 110 năm, Cơ quan Mật vụ Mỹ chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp mật vụ "hai mang" mặc dù bị điệp viên nước ngoài cài cắm.
Sẵn sàng hứng đạn thay tổng thống
Nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể trong trường hợp xảy ra biến cố. (Ảnh minh họa: AFP)
Nhân viên Mật vụ Mỹ không những có nhiệm vụ bảo toàn tính mạng cho tổng thống đương nhiệm mà còn cho phó tổng thống, cựu tổng thống, ứng viên tổng thống, cựu phó tổng thống, ứng viên phó tổng thống và gia đình của họ, cũng như các nguyên thủ nước ngoài thăm Mỹ.
Nguyên tắc của các mật vụ Mỹ là luôn đi cạnh tổng thống. Họ tuy không có nghĩa vụ phải hy sinh tính mạng vì tổng thống, nhưng từ lâu họ được biết đến là những người "sẵn sàng đỡ đạn" thay tổng thống.
Dan Bongino, một cựu nhân viên Mật vụ với 12 năm kinh nghiệm, từng bảo vệ cựu Tổng thống Barack Obama và người tiền nhiệm George W. Bush, cho biết ông và các đồng nghiệp được huấn luyện để "trở nên to hơn" theo nghĩa đen. Điều này có nghĩa là khi một vụ nổ súng diễn ra và mọi người ngồi sụp xuống tránh né, nhân viên mật vụ sẽ phải dang rộng mình hết mức có thể để đón lấy viên đạn.
Theo cựu mật vụ này, khi thực sự xảy ra nổ súng, nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể.
Mật vụ duy nhất thiệt mạng khi bảo vệ tổng thống
Leslie Coffelt (trái) là mật vụ duy nhất thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. (Ảnh: Getty)
Vào ngày 1/11/1950, hai công dân Puerto Rico âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ Harry Truman. Vào thời điểm đó, ông Truman đang ở Nhà khách tổng thống vì Nhà Trắng đang trong giai đoạn sửa chữa. Hai tay súng đã đột nhập vào đây, bắn vào bụng và ngực của mật vụ Leslie Coffelt. Mặc dù bị thương, mật vụ này vẫn tìm cách đáp trả và tiêu diệt 1 trong 2 tên. Coffelt là nhân viên đầu tiên của Cơ quan Mật vụ hi sinh khi bảo vệ tổng thống trước âm mưu ám sát.
Mật vụ gắn biệt danh riêng cho mỗi tổng thống
Mỗi tổng thống Mỹ đều có biệt danh riêng. (Ảnh: Getty)
Những người được Mật vụ bảo vệ sẽ được gắn biệt danh riêng. Ví dụ, cựu Tổng thống Bill Clinton được gắn biệt danh Eagle, cựu Tổng thống George W. Bush là Acrobat, cựu Tổng thống Barack Obama là Renegade.
Theo Danviet
Con gái xinh đẹp của thầy dạy Putin tranh cử tổng thống Ông Putin nói rằng những kiến thức chính trị đầu tiên của mình là học tập từ cố thị trưởng thành phố St.Peterburg. Ksenia tuyên bố sẽ tranh cử vào tháng 3 năm sau. Ksenia Sobchak, con gái của ông Anatoly Sobchak, thầy dạy chính trị cho Tổng thống Putin, sẽ tranh cử vào vị trí tổng thống trong tháng 3.2018. Nhiều chuyên...