Những cung đường xuyên mây ở Tây Bắc khiến phượt thủ mê mẩn
Tây Bắc luôn là vùng đất mà trong hành trình phượt bụi của mỗi người đều không thể bỏ qua với những cung đường núi hiểm trở, ngoằn ngoèo.
Những vùng núi phía Tây của miền Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với những con đường mòn giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ngút ngàn khiến bất cứ ai cũng muốn đặt chân đến đó.
Lào Cai – đèo Ô Quy Hồ – Lai Châu
Đèo Ô Quy Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở Tây Bắc. Nằm trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Con đường đèo vắt ngang sườn núi.
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Đây là một con đèo gần như giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc, với chiều dài lên tới gần 50km. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”.
Vượt đèo Ô Quy Hồ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng mang đến cho bạn những trải nghiệm đến thót tim. Nếu vào những đợt mùa mưa, thì chỉ cần đến 1/3 đèo là sương mù đã bao phủ khắp lối đi khiến tầm quan sát vô cùng khó khăn. Thế nhưng, vào những lúc thời tiết nắng đẹp sẽ khiến các tay lái chủ quan và dễ gây ra tai nạn bởi độ dốc thay đổi nhanh chóng với những khúc cua tay áo liên tục.
Suốt gần 50km đường đèo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thung lũng Hoàng Liên, thác Bạc…
Đỉnh đèo Ô Quy Hồ ở độ cao 2.035m khiến cung đường này được xếp vào một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam và là một trong những cung đường bạn nhất định phải đi một lần trong đời.
Điện Biên – đèo Pha Đin – Sơn La
Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin. Tong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Với chiều dài khoảng 32km nối tỉnh Sơn La và Điện Biên, đèo Pha Đin chính là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, điểm cao nhất của đèo là 1.648 m so với mực nước biển.
Từ đèo cũ nhìn xuống đèo mới.
Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút. Chính vì vậy, khung cảnh trên đèo Pha Đin cũng trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết với những lớp núi nối tiếp nhau trải dài đến bất tận.
Ngày nay, tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái Quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin 200-400m) đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con đèo chỉ còn phù hợp với những ai ưa mạo hiểm.
Nghĩa Lộ – đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải
Video đang HOT
Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam thì hết 3 con đèo đã thuộc địa phận Tây Bắc, Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến Quốc lộ 32 với độ dài gần 40km, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.
Cung đường thơ mộng đến Mù Cang Chải.
Với cung đường Nghĩa Lộ – đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải, bạn sẽ được đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có,… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Khung cảnh trên cung đường này sẽ chiêu đãi bạn bằng những thửa ruộng bậc thang đẹp đến say lòng.
Ngoài ruộng bậc thang Mù Cang Chải nổi tiếng đã được công nhận Di tích Danh thắng cấp quốc gia từ năm 2007 với 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, cung đường đèo Khau Phạ cũng đưa bạn đến với ruộng bậc thang Tú Lệ, bản Lìm Mông, Lìm Thái vô cùng quyến rũ.
Ở mỗi km mà bạn chạy qua, ruộng bậc thang lại biến hóa với nhiều màu sắc khác nhau. Có những thửa ruộng chín vàng, có những thửa ruộng xanh ngắt, có nơi chỉ mới nhú mạ non, có nơi bạn chỉ thấy được màu bạc của nước như gương soi.
Pa Tần – Mường Tè
Trước đây, cung đường Pa Tần – Mường Tè khi đang xây dựng là nỗi ám ảnh kinh hoàng ngay cả với những phượt thủ chuyên nghiệp bởi đường đi vô cùng khủng khiếp. Để chinh phục cung đường này, bạn cần phải có một tinh thần thép và kỹ năng chạy xe thật cứng. Chỉ cần một chút bất cẩn, vực thẳm sẽ chờ đón bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, hiện nay con đường đã được nâng cấp dễ đi hơn nhưng không có nghĩa là nó đã bớt nguy hiểm. Ở đây, sạt lở đất đá là “đặc sản” và sương mù thì lúc nào cũng có như cơm bữa.
Cung đường hiểm trở nhưng đẹp say lòng người.
Thế nhưng, điều thu hút nhất của cung đường Pa Tần – Mường Tè chính là những khung cảnh hùng vĩ mà núi rừng Tây Bắc mang đến cho bạn, không thua kém gì Mã Pí Lèng của Hà Giang.
Với những dãy núi trập trùng nối tiếp nhau không ngừng tạo nên những đường cong không thể nào đẹp hơn. Sự thật là không một chiếc máy ảnh nào có thể lột tả hết vẻ đẹp mà nơi này sở hữu. Chỉ hơn 100km trên cung đường đèo, nhưng bạn sẽ mất gần 4 giờ để có thể vượt qua nó và hãy nhớ không bao giờ được chạy quá 40km/h hay để số 4 khi đổ đèo.
Pắc Ma – Mường Tè – A Pa Chải
Ở cung đường này, khó khăn nhất chính là đoạn Pắc Ma – Mường Tè. Để đến được nơi dòng sông Đà bắt đầu chảy vào đất Việt quả thật không hề dễ dàng chút nào. Bạn sẽ được chiêu đãi nào là đá dăm, đá tảng, bùn lầy suốt quãng đường đi. Ở Pắc Ma có ngôi làng của người dân tộc Hà Nhì sinh sống giữa thiên nhiên thoáng đãng.
Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt.
Cuộc sống của người dân nơi địa đầu Tổ quốc tuy còn nhiều thiếu thốn và khó khăn về vật chất, thế nhưng dường như lại không thể quật ngã mà lại còn trui rèn cho họ một sức sống quật cường và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Từ Mường Tè đến A Pa Chải, cực Tây của Việt Nam lại là một câu chuyện khác. Phải chạy xe rất lâu bạn mới có thể thấy được một vài bản làng nhỏ nằm ẩn khuất dưới những thung lũng. Còn lại chỉ có cỏ cây, hoa lá, núi rừng, tiếng chim hót và cả tiếng suối chảy có thể nghe rõ mồn một từ trên cao.
Càng đến gần địa phận A Pa Chải, cư dân càng thưa thớt, cảm giác như bạn và thiên nhiên đã hòa vào làm một. Nếu có thời gian, hãy thử thách bản thân mình khi tự băng qua những cây cầu treo mỏng manh chỉ đủ một người đi của dân địa phương tự làm, phía dưới là dòng nước chảy xiết đến đáng sợ. Hãy ngâm mình trong một dòng suối trong vắt của Tây Bắc, mọi mệt mỏi khi vượt những cung đường khó khăn sẽ tan biến hết thảy, giúp bạn lấy lại năng lượng để chinh phục cực Tây A Pa Chải một cách dễ dàng.
Tôi 71 tuổi, phượt môtô gần 14.000 km khắp Tây Tạng
Một tuần chuẩn bị thủ tục, bảo trì 'con ngựa chiến' Honda 500cc, tôi bon bon trên những cung đường hiểm trở ở Tây Tạng (Trung Quốc), ngắm cảnh đẹp siêu thực như tôi hằng mơ ước.
Với tôi, để chiêm ngưỡng cảnh đẹp phải trải qua nhiều thử thách, tuổi tác không thành vấn đề.
Tôi đam mê lái môtô khi chưa đến 20 tuổi. Năm 1976, trên chiếc xe Honda 67 phai sơn, tôi cùng vợ con đi khắp Việt Nam và phượt sang Lào. Cách đây 5 năm, tôi từng phượt xuyên Á - Âu với quãng đường 45.000 km, đi qua 39 quốc gia.
Tâm hồn xê dịch của tôi rung động khi xem bức ảnh một phượt thủ trẻ chụp với chiếc Honda Wave trên đường mòn. Tôi chợt nghĩ: "Nếu mình cũng mang xe đến Nga hay một nơi từng đi qua để chụp ảnh, chắc chắn rất thích". Trong tâm trí, Tây Tạng là nơi tôi mơ ước được quay lại để ngắm cận cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Tôi là Trần Lê Hùng (71 tuổi), hiện sinh sống tại Hà Nội, một kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách khoa. Ngày 14/6, tôi rời Việt Nam, chính thức bước vào giấc mơ mang tên Tây Tạng, cùng chiếc Honda 500cc băng qua những con đường hiểm trở.
Không quá tuổi, không mạo hiểm
"Bố đi chơi mấy ngày" - đó là câu tôi nói với gia đình trước khi đi. Tôi tuân theo thuyết tùy duyên, khao khát quay lại Trung Quốc và thưởng cảnh Tây Tạng trong tôi quá lớn. Một tuần trước ngày khởi hành, anh Hà - hướng dẫn viên cùng tôi phượt 39 quốc gia - bất ngờ gửi lời mời ghép đoàn đến Tây Tạng, tôi đồng ý ngay. Mọi chi phí tôi gạt sang một bên, miễn là có thể lên đường đi phượt.
Tôi sẵn sàng lên đường, lái xe không quản ngày đêm để chinh phục giấc mơ Tây Tạng.
Tôi cùng anh Hà gấp rút đổi hộ chiếu, khám sức khỏe để mua bảo hiểm quốc tế, xin visa vào Trung Quốc, xin phép cho xe môtô di chuyển vào Trung Quốc và xin giấy phép vào Tây Tạng.
Trong thời gian chờ thủ tục, tôi bảo trì lại chiếc xe Honda 500cc, xếp hành lý vào thùng xe, mua sắm đồ bảo hộ. Mỗi ngày, tôi đều tập lái xe, rèn luyện sức bền để đáp ứng được điều kiện khắc nghiệt của Tây Tạng.
Trở lại phượt quốc tế sau 5 năm "gác xe", tôi không lo lắng, trái lại còn háo hức. Tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng, khi mọi thủ tục hoàn tất, tôi phóng thẳng từ Hà Nội sang Lào để vào Trung Quốc.
Chạm ngưỡng 71, tôi không nghĩ mình quá tuổi, cũng không mạo hiểm khi một mình phượt hàng nghìn cây số, mặc nắng mặc gió. Tôi tự nhận bản thân liều lĩnh, nhưng đều có cơ sở. Lịch sử du lịch của tôi là những chuyến phượt đến đất mũi Cà Mau, rong ruổi ở Lào hay đi xuyên Á - Âu. Tôi làm chủ được chiếc xe nặng 200 kg, có thể tự sửa chữa khi hỏng. Trải nghiệm từng bước một, lượng được sức mình, tôi mới ung dung lái môtô đến Tây Tạng.
Chinh phục Tây Tạng với 14.000 km
Trong những ngày đầu di chuyển ở Lào để đến cửa khẩu giáp Trung Quốc, tôi vượt qua quãng đường gập ghềnh, sình lầy đến mức bánh xe khó thăng bằng. Thậm chí, nhiều đoạn tôi phải đứng trên xe để di chuyển vì không thể ngồi.
Tôi đi qua nhiều quốc gia, va chạm không ít địa hình, cũng từng lái xe trên cao tốc giữa sa mạc ở Tân Cương, nhưng không nghĩ cung đường Tây Tạng lại hiểm trở đến thế.
Thời tiết biến chuyển, không khí loãng và địa hình gấp khúc không làm tôi nản chí.
Trên một cung đường, hàng trăm phương tiện đua nhau di chuyển. Có đoạn đường vỡ và núi sạt lở, để lại những tảng đá to nằm ngổn ngang. Mỗi ngày, tôi đều phải tiếp cận cung đường này, đòi hỏi sự bình tĩnh và tập trung cao độ, bởi sẩy nhẹ tay là ngã xe, đâm vào vách núi hoặc lao thẳng xuống vực.
Độ loãng không khí là thách thức lớn đối với tôi. Cơ thể phải trao đổi khí mạnh khi vận động, việc dắt hay xoay xe cũng trở nên khó khăn. Chưa kể, do đặc thù địa hình, nhiệt độ ở Tây Tạng thay đổi liên tục, dưới đèo nóng 40 độ C, khi lên đỉnh đèo lại giảm còn -3 độ C. Đặc biệt là ban đêm, gió thổi mạnh, đủ sức cắt da cắt thịt.
Theo lịch trình của đoàn, tôi phải có mặt ở khách sạn vào mỗi tối để trình báo thủ tục và họp bàn về điểm đến. Mỗi ngày, tôi lái xe trung bình 400-500 km. Tôi nhiều tuổi, không thể đi quá nhanh, có ngày tôi di chuyển đến 21h, có ngày lại đến rạng sáng.
Tôi nhớ như in ngày chinh phục cung đèo cao nhất thế giới 5.566 m ở Tây Tạng. Bầu trời tối đen như mực, xung quanh tĩnh mịch, không một bóng người, chỉ có gió rít mạnh từ sườn đồi. Tôi kiệt sức, nằm lại trên đèo cùng một người bạn dẫn đoàn. Trong giây phút đó, tôi gần như bất lực. Nếu đi tiếp, có thể tôi sẽ chết, nhưng nằm lại cũng có thể chết vì lạnh.
Tôi hạnh phúc khi chạy giữa đường mòn, hai bên là cảnh quan đẹp mãn nhãn.
Tưởng chừng như vất vả khiến tôi không còn cảm hứng với Tây Tạng, nhưng lòng tôi luôn đầy ắp cảm xúc, không ngày nào giống ngày nào. Cảnh vật và con người nơi đây quá đỗi đặc biệt. Nói không ngoa, những gì thế giới có, Tây Tạng đều không thiếu.
Có khi nắng như đổ lửa, cũng có khi tuyết rơi lạnh buốt. Dọc bên đường là những khóm hoa dại, cánh đồng chạy đến chân trời hay hồ nước đẹp như viên ngọc. Tôi chấp nhận lái xe ngày đêm, đương đầu với gian nan để đổi lấy cảnh đẹp hùng vĩ, không thể diễn tả bằng lời.
Tôi chụp một bức ảnh tại Hồ Gươm ngay khi về đến Hà Nội, gửi lời chào và cảm ơn vì chuyến đi bình an.
Ấp ủ nhiều năm, cuối cùng giấc mơ chinh phục cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng của tôi hoàn thành. Tôi trở về Hà Nội vào ngày 24/7, sau 41 ngày đêm băng qua những cung đường gấp khúc. Trong tương lai, nếu đủ duyên và sức khỏe, tôi vẫn viết tiếp hành trang phượt đường dài.
Đam mê phượt thì nhất định phải đi và khám phá 9 cung đường đèo đẹp và gian nan nhất miền Bắc này Khám phá trọn những cung đường quanh co, đổ dốc khắp những con đèo này thì bạn cũng có thể tự gọi mình là phượt thủ rồi đó! Khi còn trẻ là lúc ta còn khỏe, còn đam mê rực cháy, là lúc ta phải đi để trải nghiệm. Và với những người lỡ say đắm màu xanh của núi đồi Đông Bắc,...