Những cung đường ma túy từ Mexico
Nước Mỹ đang bị “hoành hành” bởi đại dịch ma túy: 1/10 dân số nghiện ma túy và số ca tử vong hàng năm do dùng quá liều từ lâu đã vượt quá 100 nghìn người.
90% lượng ma túy mà người Mỹ tiêu thụ đến từ Mexico.
Các băng đảng ma túy Mexico kiếm được lợi nhuận khủng vì điều này, mỗi băng có đội quân và luật lệ riêng. Chính phủ Mexico không thể đối phó với họ, mặc dù tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng.
Trị giá buôn bán ma túy thế giới ước tính 800 tỷ USD/năm và quy mô đang tiến gần với thị trường dầu mỏ. Mọi nguồn thu nhập rất lớn này được trộn lẫn với biển máu và nước mắt của nhân loại. Chỉ riêng tại Mỹ, vào năm 2021 có hơn 107.000 công dân đã chết vì dùng ma túy quá liều và trong 20 năm qua con số này là hơn 1 triệu người. Vào tháng 3/2018 số người nghiện ma túy ở Mỹ ước tính là 28,6 triệu người, tức là gần 1/10 dân số cả nước.
Phần lớn ma túy đến từ các quốc gia Nam Mỹ: Colombia, Peru, Venezuela, Bolivia. Tại đó, họ trồng cây coca làm nguyên liệu thô để sản uất cocain, anh túc và cần sa. Mexico không phải là một trong những nhà sản xuất ma túy lớn, nhưng đây là một trong số những nước trung chuyển lớn nhất trên thế giới. 90% hoạt động buôn bán ma túy ở Mỹ đi qua lãnh thổ nước này, do đó Mexico trở thành quốc gia của các băng đảng ma túy lớn mạnh nhất thế giới.
Các nữ thành viên của “Los Zetas”.
Đầu nguồn
Ngay từ thời kỳ các bang của Mỹ thực thi nghiêm luật (1920-1933), người Mexico đã trở thành nhà cung cấp rượu bất hợp pháp chính trong lãnh thổ. Khi luật bị bãi bỏ, họ chuyển sang trồng cần sa tại các đồn điền, trước hết là ở bang Sinaloa. Vào những năm 1960, ngoài cần sa còn có thêm cocain.
Trong số những kẻ buôn bán ma túy lớn đầu tiên ở Mexico là bà trùm Lola la Chata: vào những năm 30 và 50, bà ta đã kiểm soát việc cung cấp cần sa, morphine và bạch phiến. Quy mô hoạt động của bà ta khiến cơ quan tình báo Mỹ chú ý và La Chata đã bị bắt. Kể từ đó, những kẻ buôn bán ma túy Mexico nhận thấy rằng, chỉ có thể kinh doanh thành công bằng cách hối lộ chính quyền của nước mình. Tuy nhiên, chính phủ vẫn đấu tranh chống lại những kẻ buôn ma túy.
Vào những năm 1980, Tổng chưởng lý Mexico Sergio Garcia Ramirez đã có báo cáo: “…Trong giai đoạn 1982-1987, các cơ quan pháp luật và quân đội Mexico đã đốt hơn 350.000 đồn điền cây thuốc phiện và 215.000 đồn điền cần sa, bắt giữ 19.479 người”, nhưng vẫn không thể ngăn cản sự phát triển của nạn buôn bán ma túy.
Một trong những “bố già” của các băng đảng ma túy Mexico là cựu đặc vụ của ngành Cảnh sát Tư pháp liên bang Mexico, Miguel Angel Felix Gallardo, kẻ đã tạo ra một trong những băng đảng ma túy đầu tiên của Mexico – Guadalajara. Vào những năm 1980, lực lượng an ninh Mỹ đã nghiêm túc đối phó với các trùm ma túy Colombia và việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp của chúng đến Mỹ trở nên khó khăn. Cần thiết phải có một điểm trung chuyển – đó chính là Mexico.
Video đang HOT
Miguel Gallardo, trùm ma túy của “Guadalaijara”.
Các băng đảng ma túy “khủng”
Miguel Gallardo đã mời phân chia phạm vi ảnh hưởng. Liên minh ma túy được tạo lập đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động buôn bán ma túy cho đến năm 1989, khi Gallardo bị bắt vì tội giết một đặc vụ của Cục Chống ma túy Mỹ.
Sự sụp đổ của Guadalajara khiến sự cân bằng đã bị đảo lộn. Bắt đầu việc phân phối lại thị trường, điều này nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thật sự, các băng đảng mới bắt đầu phân chia phạm vi ảnh hưởng. Trong tổ chức của băng đảng ma túy có hệ thống phân cấp rõ ràng. “Vua ma túy” chỉ đạo sản xuất và vận chuyển, bổ nhiệm các thủ lĩnh địa phương, liên minh với các băng đảng khác, quyết định việc giết các quan chức và kẻ thù cấp cao. Các thủ lĩnh kiểm soát lãnh thổ được giao. Tiếp đến là các binh lính có nhiệm vụ bảo vệ băng đảng bằng cách giết người, lừa đảo và các tội danh khác. Xếp hạng thấp hơn là những kẻ cung cấp thông tin và dưới cùng là dân buôn bán nhỏ, nhân viên dịch vụ và những “kẻ ăn theo” khác.
Những băng đảng ma túy riêng lẻ đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ các thành phố của Mexico, các bang và thậm chí cả nhóm tiểu bang. Đến năm 2010, những băng đảng có ảnh hưởng nhất là Sinaloa, La Familia, Golfo, Tijuana, Juarez, Los Setas.
Băng đảng mạnh nhất ở Mexico chiếm hơn 1/2 số lượng ma túy buôn bán ở Mỹ là Sinaloa, được thành lập bởi Hector Palma. Tên này bắt đầu sự nghiệp tội phạm của mình bằng việc ăn trộm xe hơi, sau đó chuyển sang các hoạt động có nhiều lợi nhuận hơn. Đồng sự của hắn trong việc thành lập băng này là Joaquin Archivaldo Gusman Loera, được biết đến với cái tên El Chapo. Ở đỉnh cao quyền lực, Sinaloa có hơn 30.000 người, thường xuyên tham gia vào các trận chiến thực sự với cảnh sát Mexico và thậm chí với cả quân đội.
Băng đảng La Famili tàn bạo đã tan rã vào năm 2011 và ba năm sau kẻ đứng đầu đã bị giết trong cuộc đấu súng với cảnh sát. Tay buôn kỳ cựu Juan Guerra đã lập ra băng ma túy Golfo, ngoài việc buôn ma túy, chúng còn tống tiền, lừa đảo và các phi vụ “kinh doanh” khác…
Được coi là băng đảng ma túy mạnh nhất ở Mexico là Tijuana, được thành lập bởi Benjamin Felix, hắn trở thành kẻ buôn ma túy có ảnh hưởng nhất ngay từ những năm 80. Vào thời kỳ đỉnh cao, Tijuana có hơn 1.000 thành viên và kiểm soát các vùng tây bắc Mexico.
Băng đảng Juarez có từ những năm 70 được lập ra bởi Rafael Guajiardo, cựu lãnh đạo cấp cao của Tổng cục An ninh liên bang, được coi là một trong những kẻ tội phạm tàn bạo nhất Mexico. Năm 1993 Rafael đã bị giết và khối tài sản 100 triệu USD của hắn bị nhà nước tịch thu. Thay thế hắn là tên Vicente Fuentes, vùng ảnh hưởng là các bang trung tâm Mexico và là một trong những kênh buôn ma túy chính ở Mỹ.
Một băng đảng ma túy khét tiếng khác là Los Zetas, gồm các cựu binh của lực lượng đặc biệt thuộc nhiều loại binh chủng, cựu sĩ quan cảnh sát và lính đánh thuê từng phục vụ tại Mỹ, Pháp và các nước khác. Dấu ấn của băng này là các vụ thảm sát, được trang bị súng máy và dao và đã giết chết hàng trăm người, đốt nhà, tra tấn dã man các nạn nhân. Ngoài việc buôn ma túy, Los Zetas còn buôn bán vũ khí, nô lệ tình dục, bắt cóc khách du lịch để đòi tiền chuộc v.v…
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các băng đảng nhưng do việc lập nghiệp và đạt thành công khó hơn nam giới nên họ dùng cách bạo lực tàn ác để giành quyền lực, như bà trùm Guadalupe Valencia của băng Sinaloa, Enedina Felix của Tijuana.
Các thành viên “Los Zetas” bị bắt giữ cùng kho vũ khí.
Cuộc chiến chưa có hồi kết
Vào những năm 1990, các băng đảng ma túy thực sự đã mua lại toàn bộ quyền lực ở Mexico. Hàng chục nghìn sĩ quan cảnh sát và quân đội rời quân ngũ và gia nhập hàng ngũ này và được trả tiền nhiều hơn khi tại ngũ. Vào đầu thế kỷ 21, hàng triệu người Mexico đã tham gia kinh doanh ma túy. Năm 2006, Tổng thống mới đắc cử Felipe Calderon quyết định đối phó với các băng đảng ma túy. Ông thực hiện một bước đi quyết liệt như vậy vì có sự trợ giúp của Mỹ, là nước đã cấp 1,6 tỷ USD/năm cho các lực lượng vũ trang Mexico. Một cuộc chiến chống ma túy thực sự bắt đầu và tiếp tục cho đến ngày nay.
Đồng thời, các băng đảng ma túy lại chia làm hai phe tham chiến và gây chiến với nhau: Sinaloa, Golfo và La Familia chống lại Los Setas, Tijuana và Juarez. Giao tranh đường phố nổ ra ở các thành phố Mexico, quân đội và cảnh sát xông vào các điểm dân cư do các băng đảng kiểm soát. Một số trùm ma túy khét tiếng đã bị bắt giữ, một số bị tiêu diệt. Phản ứng lại, các băng đảng ma túy đã giết các cảnh sát và quân nhân, các quan chức và gia đình họ, hơn 40 thị trưởng đã thiệt mạng.
Toàn bộ quân đội gồm 250.000 binh sĩ và hơn 35.000 cảnh sát đã chiến đấu với khoảng 100.000 tên lính. Trong các cuộc giao tranh hơn đã có hơn 500 binh sĩ, 4.200 cảnh sát, hơn 12.000 thành viên các băng đảng ma túy đã chết và 8.500 người phải ngồi tù. Nhưng chịu thiệt hại nhiều nhất là những người dân vô tội. Trong hơn 6 năm của cuộc chiến ma túy có trên 150.000 người đã thiệt mạng và hơn 20.000 người mất tích.
Khi nào các băng đảng ma túy diệt vong?
Việc buôn bán ma túy mang lại rất nhiều tiền với 40 tỷ USD mỗi năm. Theo luật sư Archer Garcia, việc kinh doanh ma túy của Mexico là một vấn đề tổng hợp: “Đó là kết quả của sự kết hợp giữa thị trường ma túy có lợi nhuận cao và thị trường vũ khí lớn nhất thế giới, cho phép các băng đảng ma túy Mexico có đủ chi phí và vũ khí để thách thức nhà nước”. Quân đội của bọn chúng được trang bị công nghệ mới nhất, từ máy bay trực thăng và xe bọc thép.
Ngày 18/10/2019, 700 thành viên của Sinaloa đã chiếm được toàn bộ thành phố Culiacan với số dân hơn 600.000 người. Băng này đe dọa biến thành phố thành đống đổ nát, chính quyền đã phải nhượng bộ và thả tên thủ lĩnh Ovidio Lopez, con trai của trùm El Chapo. Đáng nói là một ngày trước đó, Tổng thống Mexico đã tuyên bố chấm dứt cuộc chiến chống ma túy.
Ngày 5/1/2023, Ovidio bị bắt lại. Vụ bắt giữ đã biến thành một chiến dịch quân sự: 10 quân nhân và 19 thành viên băng đảng đã thiệt mạng, 21 người khác bị bắt. Ngày hôm sau, tại Culiacan và Los Mochis, đường phố bị phong tỏa bởi hàng rào quân lính của Sinaloa. Trong các cuộc đấu súng sau đó, thêm 3 sĩ quan an ninh thiệt mạng và 20 người bị thương.
Nhưng tại sao các băng đảng ma túy lại có sức mạnh như vậy? Vì sao chúng khó bị đánh bại?
Thực tế Mexico là một nước nghèo. Tại nhiều thành phố cấp tỉnh, buôn bán ma túy là nghề chính của người dân địa phương, vì vậy cư dân trung thành với những kẻ buôn ma túy. Họ biết rằng, khác với chính quyền, những kẻ buôn ma túy sẽ mang lại kế sinh nhai và bảo vệ cho họ. Trong tâm trí của họ, các trùm ma túy đã trở thành nhân vật dân gian: họ sáng tác những bản ballad dân gian, làm phim truyện về chúng.
Nathan Jones, giáo sư nghiên cứu về an ninh của Đại học quốc gia tại Texas nhìn nhận cách giải quyết vấn đề là “Có thể chống lại các băng đảng bằng nhiều cách, nhưng phải ưu tiên giải quyết vấn để nhu cầu ma túy ở Mỹ…”.
Trên thực tế, các băng đảng ma túy ở Mexico chỉ có thể bị đánh bại nếu chính quyền cải thiện được tình trạng kinh tế của người dân, khắc phục đói nghèo và thất nghiệp. Nhưng điều này là rất khó nếu không có sự thay đổi căn bản trong hệ thống bảo trợ xã hội và các mối quan hệ sản xuất-xã hội của đất nước. Song trong điều kiện hiện tại, điều này thực tế là không thể, vì vậy mà các băng đảng ma túy Mexico vẫn là vấn đề lâu dài
Mexico: Tăng cường bảo vệ an ninh các ứng cử viên tham gia tranh cử
Chính phủ Mexico ngày 14/5 thông báo đã huy động gần 3.000 binh sĩ, sĩ quan thuộc quân đội và lực lượng Vệ binh quốc gia để bảo vệ 465 ứng viên và các quan chức phụ trách bầu cử trước làn sóng bạo lực hiện nay đã khiến hàng chục người tham gia tranh cử bị sát hại trước thềm cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 2/6.
Người dân tuần hành kêu gọi bầu cử công bằng, minh bạch tại Mexico City, Mexico, ngày 18/2/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, phát biểu tại cuộc họp báo chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng Mexico Luis Cresencio Sandoval cho biết, trong tổng số các ứng cử viên được bảo vệ, 3 ứng cử viên tranh cử vị trí tổng thống, gồm bà Claudia Sheinbaum thuộc liên minh Sigamos Haciendo Historia (Chúng ta cùng làm nên lịch sử); bà Xóchitl Gálvez, đại diện cho Fuerza y Corazón por México (Sức mạnh và Con tim vì Mexico); và ông Jorge Álvarez Máynez thuộc liên minh Movimiento Ciudadano (Phong trào Nhân nhân), mỗi người sẽ có 24 sĩ quan và vệ binh hộ tống.
Ở cấp bang, mỗi người trong số 11 ứng viên tranh cử chức thống đốc sẽ có 10 binh sĩ đi theo bảo vệ, trong khi 165 ứng cử viên tranh cử tại Thượng viện và Hạ viện sẽ được 6 binh sĩ bảo vệ mỗi người. Số binh sĩ còn lại phụ trách bảo vệ 286 ứng cử viên cấp địa phương, gồm thị trưởng, quận trưởng...cùng các quan chức phụ trách việc bầu cử.
Bộ trưởng Sandoval cho biết cũng huy động gần 5.000 binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang và vệ binh quốc gia theo yêu cầu của Viện Bầu cử quốc gia (INE) nhằm tăng cường công tác đảm bảo sự ổn định và an ninh trong suốt quá trình bầu cử tại nước này. Hoạt động này bao gồm giám sát việc chuyển các hòm phiếu, bảo vệ trung tâm hậu cần của INE, an ninh tại hội đồng nhân dân các quận, nơi bỏ phiếu cũng như số phiếu bầu của các cử tri Mexico ở nước ngoài...
Quyết định của chính phủ Mexico đưa ra trong bối cảnh làn sóng bạo lực nhằm vào các ứng cử viên tranh cử trước thềm bầu cử đang gia tăng. Hôm 5/5, Bộ trưởng An ninh Dân sự Mexico Rosa Icela Rodríguez cho biết đã ghi nhận 16 trường hợp ứng cử viên tham gia tranh cử các vị trí khác nhau trong cuộc bầu cử vào tháng 6 tới đã bị sát hại. Trong đó, có 6 người tranh cử ở cấp chính quyền liên bang và 10 trường hợp tranh cử tại địa phương.
Tuy nhiên, theo số liệu của tổ chức Data Cívica, tính đến ngày 13/5, đã có tới 30 ứng cử viên bị sát hại, chưa tính đến người thân của các ứng cử viên và chính trị gia liên quan đến quá trình bầu cử.
Theo kế hoạch, Mexico sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử lớn nhất trong lịch sử vào ngày 2/6 để bầu tổng thống, 500 thành viên Hạ viện và 128 thành viên Thượng viện. Trong ngày bầu cử, hơn 170.000 hòm phiếu sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Đây là lần đầu tiên các cuộc bầu cử cấp trung ương và địa phương được thực hiện đồng thời trên toàn bộ 32 bang ở Mexico trong cùng một thời điểm.
Theo INE, cuộc tổng tuyển cử sắp tới dự kiến sẽ thu hút số lượng cử tri kỷ lục 98,6 triệu người, tăng 11% so với con số 90,8 triệu cử tri trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018.
Mexico kêu gọi Mỹ hợp thức hóa tư cách pháp nhân của lao động nhập cư Ngoại trưởng Mexico Alicia Barcena ngày 26/2 nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động nhập cư Mexico đối với nền kinh tế Mỹ, đồng thời một lần nữa kêu gọi Washington hợp thức hóa tư cách pháp nhân của các lao động này. Người nhập cư Trung Mỹ chờ để được nhập cảnh vào Mỹ tại Ciudad Juarez, bang Chihuahua, Mexico, ngày...