Những cử tri trung thành với Trump trong bão táp
Khi Trump đối mặt khủng hoảng, những người ủng hộ nhìn vào các thành tựu của ông và sẵn sàng bỏ qua các phát ngôn gây tranh cãi.
Tuần qua là một trong những thời điểm gây tranh cãi nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, khi Mỹ chìm trong những cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc, nền kinh tế tê liệt vì Covid-19, trong khi đại dịch vẫn hoành hành và các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đối thủ Joe Biden đang tăng tốc.
Giữa khủng hoảng, Trump bị chỉ trích vì “rút vào pháo đài” và đưa ra những phát ngôn gây tranh cãi về việc điều quân đội trấn áp biểu tình. Tuy nhiên, tại Jacksonville, thành phố đông dân nhất bang chiến trường Florida, nơi được ví như “thành trì của Trump”, nhiều người vẫn giữ vững sự ủng hộ với Tổng thống.
“Tôi nghĩ tính cách của ông ấy có thể khó ưa và cách ông ấy đối xử với mọi người có thể không hay”, Karen Deeter, một người về hưu ở Florida, nói. “Ông ấy không giống như một chính trị gia, nhưng ông ấy đã đạt được một số thành tựu”.
Trump tại cuộc mít tinh với người ủng hộ ở Phoenix tháng 8/2017. Ảnh: AP.
Deeter không thích những dòng tweet của Trump, bà nói thẳng thừng rằng “tôi mong ông ấy dừng lại”. Bà cũng không thích những lời công kích gay gắt của ông. Nhưng Deeter đã bỏ phiếu cho Trump 4 năm trước và bà dự định cũng làm vậy năm nay.
“Thật ra tôi cũng có chút lưỡng lự”, Deeter nói. “Tôi cảm thấy ông ấy nên giảm giọng điệu của mình xuống một chút”.
Nhưng khi được hỏi liệu bà có tin Trump sẽ làm vậy không, bà nói: “Không, đó không phải là tính cách của ông ấy. Nhưng tôi nhìn vào các chính sách và kết quả ông ấy đã làm được”.
Tại Jacksonville và các cộng đồng bảo thủ lân cận, những người ủng hộ Trump giữ vững niềm tin rằng ông sẽ tái đắc cử. Họ thậm chí còn tự tin hơn một số cố vấn của Trump, những người thừa nhận cuộc chiến khó khăn đang ở phía trước.
Những người ủng hộ Trump không phải không theo dõi các sự kiện đang diễn ra trên khắp đất nước, họ chỉ đơn giản nhìn chúng qua một lăng kính khác với nhiều người Mỹ. Tuần trước, Trump bị chỉ trích khi cảnh sát và Vệ binh Quốc gia dùng vũ lực giải tán người biểu tình ôn hòa khỏi công viên Lafayette để dọn đường cho ông đến nhà thờ St. John chụp ảnh.
Trong khi một số nhà chỉ trích cho rằng đây là “màn phô diễn chính trị” hay “buổi chụp hình vô cảm” của Trump, những người ủng hộ ông lại nhìn nhận sự việc dưới góc độ khác.
Video đang HOT
“Tôi thấy ông ấy đang thể hiện sự ủng hộ đối với nhà thờ Cơ đốc giáo”, Beverly Slough, tại hạt St. Johns ở Florida, nói. “Ông ấy rất dũng cảm khi đi bộ đến đó”.
Bà ca ngợi thành tựu kinh tế của chính quyền Trump và không đổ lỗi cho Tổng thống về tình trạng thất nghiệp tăng vọt vì Covid-19. Lời khuyên duy nhất của bà dành cho Tổng thống là suy nghĩ kỹ trước khi đăng tweet.
“Việc ông ấy giữ thói quen sử dụng Twitter là điều tốt vì nhờ đó ông ấy có thể truyền tải thông điệp nhanh chóng”, Slough nói. “Nhưng có lẽ đôi khi ông ấy nên suy ngẫm lại một lúc trước khi nhấn nút đăng”.
Dù một số cử tri bày tỏ sự không hài lòng về vài phát ngôn của Trump, họ khẳng định chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho ông. “Ông ấy vẫn sẽ thẳng thừng nói ra suy nghĩ của mình và tôi đánh giá cao những dòng tweet của ông ấy”, Courtney Fernandez, tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của Trump tại hạt Duval, nói. “Đôi khi bạn thấy ông ấy phát ngôn quá đà nhưng ông ấy có ý tốt, ông ấy yêu đất nước của chúng ta”.
Courtney Fernandez, tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của Trump tại hạt Duval. Ảnh: CNN.
Trong 4 tháng tiếp theo, Fernandez cho biết cô dự định sẽ thúc đẩy và thuyết phục cử tri với mục tiêu chính: “Hãy để phụ nữ biết rằng việc ủng hộ Tổng thống Trump là hoàn toàn ổn!”.
Steve Adams, phi công hải quân đã nghỉ hưu, đánh giá di sản quan trọng nhất của Trump là xây dựng hệ thống tư pháp liên bang có xu hướng bảo thủ. Ông cho rằng chỉ riêng điều đó đã khiến Trump xứng đáng tái đắc cử.
Một tuần sau khi cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Trump là Tổng thống đầu tiên “cố gắng chia rẽ” đất nước hay cựu ngoại trưởng Colin Powel chỉ trích Trump “rời xa hiến pháp”, một số cử tri nói rằng họ không bị lay chuyển bởi những bình luận này.
“Mỗi người đều có ý kiến riêng”, Bob Dickson, cựu binh hải quân ở Jacksonville, nói. “Mattis có quan điểm của ông ấy, Powell cũng vậy. Nhưng có rất nhiều lãnh đạo đảng Cộng hòa kiên định đứng sau Tổng thống, ông ấy vẫn tiếp tục có ‘căn cứ địa’ ủng hộ lớn”.
Câu hỏi đang được đặt ra là liệu “căn cứ địa” ủng hộ đó có đủ để giúp Trump giành chiến thắng hay không, khi nhiều cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Trump đang làm mất lòng cử tri độc lập và phụ nữ.
Dean Black, chủ tịch đảng Cộng hòa tại hạt Duval, cho rằng các cuộc thăm dò năm nay cũng không đáng tin như 4 năm trước, thời điểm hầu hết khảo sát đều cho thấy bà Hillary Clinton sẽ dễ dàng đánh bại Trump. Ông nói rằng thông điệp “luật pháp và trật tự” mà Trump đưa ra tuần trước để đối phó với các cuộc biểu tình sẽ thu hút cử tri bầu cho đảng Cộng hòa.
“Tôi không nghĩ rằng Trump và đảng Cộng hòa sẽ đánh mất cử tri độc lập”, Black nói. “Ngược lại, tôi cho rằng họ sẽ thấy đảng Dân chủ đã bị những kẻ cực đoan thao túng và không thể giao phó quyền lực vào tay họ”.
Năm 2016, Trump đã chiến thắng ở hạt Duval, nơi có thủ phủ là thành phố Jacksonville, với chênh lệch hơn một điểm phần trăm và thắng ở hạt St. Johns lân cận hơn 30 điểm. Đó là công thức mà ông cần để tiếp tục chiến thắng ở Florida – bang chiến trường quan trọng đông dân thứ ba nước Mỹ với 29 đại cử tri.
Jacksonville là một trong những địa điểm được chiến dịch tái tranh cử của Trump xem xét để tổ chức đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa vào tháng 8. Black cho biết việc tổ chức sự kiện sẽ tiếp thêm năng lượng cho cử tri đảng Cộng hòa trên toàn Florida và tăng cơ hội tái đắc cử cho Trump vào tháng 11.
“Đây là ‘thành trì của Trump’. Đây là thành phố tuyệt vời nhất của Mỹ, nơi sẽ diễn ra đại hội đảng Cộng hòa vì các lý do: đây là một hạt chiến trường trong một bang chiến trường, trong một thành phố có sự lãnh đạo thống nhất của đảng Cộng hòa”, ông nói.
Trump 'cố thủ' trước khủng hoảng
Hai tuần sau cái chết của George Floyd, Trump vẫn chưa gặp cộng đồng người da màu hay tới Minneapolis, nơi khủng hoảng bùng phát.
Các tổng thống Mỹ thường tới thăm địa điểm khởi phát của cuộc khủng hoảng toàn quốc, nhằm lắng nghe những người dân chịu ảnh hưởng bởi sự việc khiến cả đất nước chú ý, đồng thời kêu gọi đoàn kết quốc gia.
Tuy nhiên, đối với Tổng thống Donald Trump, ông mới bày tỏ cảm thông từ đằng sau những cánh cổng được củng cố an ninh nghiêm ngặt của Nhà Trắng, và nhắc đến tên George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết dẫn tới làn sóng phẫn nộ, tại một sự kiện tập trung vào vấn đề việc làm.
Giữa lúc người dân cả nước xuống đường phản đối nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, Trump đi bộ tới chụp ảnh tại một nhà thờ, sau khi cảnh sát phun hơi cay dẹp đám đông biểu tình ôn hòa gần Nhà Trắng.
Ông còn tổ chức một cuộc thảo luận với đại diện của những cơ quan thực thi pháp luật quốc gia, một cảnh sát trưởng và hai lãnh đạo tư pháp thuộc đảng Cộng hòa, để lắng nghe ý kiến từ phía họ về vấn đề. Tuy nhiên, theo bình luận viên Maegan Vazquez của CNN, những nỗ lực giải quyết khủng hoảng kiểu "cố thủ trong pháo đài" của Trump chỉ khiến ông hứng thêm chỉ trích và gieo rắc sự chia rẽ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chụp ảnh trước nhà thờ St. John gần Nhà Trắng hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tổ chức một loạt buổi gặp gỡ với những thành viên thuộc cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Mặc dù vậy, những sự kiện đó tới nay vẫn chưa bao gồm gia đình của Floyd, các nhà tổ chức cuộc biểu tình "Mạng sống người da màu cũng quan trọng", hay những nhà hoạt động vì dân quyền trong nước.
Thay vào đó, những cuộc gặp được sắp xếp cẩn thận của Pence chỉ giới hạn bên trong hoặc xung quanh thủ đô Washington, với khách mời là những người da màu theo phe bảo thủ, lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng trong khu vực Washington.
Trong số các khách mời có Candace Owens, nhà hoạt động chính trị từng chỉ trích Floyd là "ví dụ cho một kẻ cả đời làm tội phạm bạo lực, cho đến tận giây phút cuối cùng", nói thêm rằng anh "không phải người tốt" và không nên được coi là người chết vì chính nghĩa.
Tổng thống Trump cho biết ông từng trò chuyện với gia đình của Floyd qua điện thoại. Tuy nhiên, Philonise Floyd, anh trai của George Floyd, cho biết đây chỉ là cuộc đối thoại "qua loa" và một chiều.
"Ông ấy thậm chí không cho tôi cơ hội lên tiếng. Thật khó khăn. Tôi đã cố gắng nói chuyện với ông ấy, nhưng ông ấy như thể cứ đẩy tôi ra và không muốn lắng nghe những điều tôi nói", Philonise Floyd kể lại.
Bình luận viên Vazquez cho rằng giải pháp muộn màng của Nhà Trắng nhằm kêu gọi đoàn kết quốc gia có thể được tiến hành trong tuần này, dưới dạng một bài phát biểu của Tổng thống. Một quan chức cấp cao giấu tên tiết lộ chính quyền đang nghiêm túc xem xét về một bài phát biểu liên quan tới đoàn kết toàn quốc và chủng tộc.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 7/6, Bộ trưởng Phát triển Nhà và Đô thị Ben Carson, thành viên nội các duy nhất là người da màu trong chính quyền Trump, cũng nói rằng mọi người "sẽ được nghe một số chi tiết về vấn đề từ Tổng thống trong tuần này".
Kể từ lúc nhậm chức đến nay, Trump rất ít khi tiếp xúc trực tiếp với những người bất đồng quan điểm với ông trong công chúng Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, lúc nào cũng có những người dân bất đồng với chính sách của chính quyền, và hiếm khi một tổng thống Mỹ thời hiện đại phải công khai đối mặt với họ. Mọi cuộc gặp, thảo luận bàn tròn và sự kiện đều được đội ngũ nhân viên Nhà Trắng chọn lọc khách mời kỹ càng và chuẩn bị cẩn thận.
Tuy nhiên, vẫn từng có những tổng thống Mỹ gặp gỡ các nhà hoạt động và lãnh đạo dân quyền, hoặc ít nhất là tới thăm các khu vực biểu tình rầm rộ, nơi bắt nguồn căng thẳng chủng tộc.
Tổng thống John Kennedy từng gặp những lãnh đạo dân quyền vào ngày nhà hoạt động Martin Luther King đưa ra bài phát biểu "Tôi có một giấc mơ" nổi tiếng. Cố tổng thống George H.W. Bush bị chỉ trích vì đợi 5 ngày mới tới thăm Los Angeles hồi năm 1992, sau vụ bạo loạn bắt nguồn từ việc những cảnh sát đánh đập tàn bạo Rodney King, một người da màu, được tha bổng.
Trump cũng từng tới thăm những cộng đồng bị tổn hại bởi thảm kịch quốc gia, nhưng một số chuyến đi lại gặp phải sự chỉ trích và chia rẽ, như chuyến thăm Dayton, bang Ohio và El Paso, bang Texas hồi tháng 8/2019 sau hai vụ xả súng tại các thành phố này.
Nhiều chính trị gia tại hai thành phố không hoan nghênh Tổng thống, trong khi một số nạn nhân vụ xả súng tại El Paso nói rằng họ không muốn gặp ông.
Còn tại Dayton, khi Trump tới thăm, những người biểu tình tập trung bên ngoài bệnh viện và trung tâm thành phố. Họ giương cao các biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu với nội dung "hãy làm gì đi", "thù ghét không được chào đón ở đây", "hãy ngừng khủng bố".
Bầu cử Mỹ 2020: Tài đánh lạc hướng của Trump và thế khó của Biden Các cuộc khủng hoảng ở Mỹ dường như không khiến ông Trump "lép vế" so với các đối thủ và đặt ra những thách thức quyết định với ông Biden. Tài đánh lạc hướng của Trump Những cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ sau khi một người đàn ông da màu tên là George Floyd...