Những cú sốc trước sức mạnh vũ khí Nga của Mỹ

Theo dõi VGT trên

Năng lực của các cơ quan tình báo không giúp Mỹ khỏi bị động và bất ngờ trước nhiều màn phô diễn sức mạnh của các loại vũ khí Nga.

Mặc dù rất tự tin vào sức mạnh và khả năng tình báo của mình, nhưng Mỹ đã nhiều lần tỏ ra bị động và bất ngờ trước các loại vũ khí mới do Liên Xô (Nga) triển khai đối phó Washington và đồng minh trên chiến trường, theo Reseauinternational.

Vụ thử bom hạt nhân năm 1949

Những cú sốc trước sức mạnh vũ khí Nga của Mỹ - Hình 1

Cột khói hình nầm bốc lên sau cuộc thử nghiệm bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô năm 1949: Ảnh: Wikipedia

Ngay từ những năm 1940, Mỹ, Anh và Liên Xô đã bắt đầu cuộc đua phát triển vũ khí nguyên tử. Cuối năm 1941, chính phủ Mỹ đầu tư mạnh tay cho dự án bom hạt nhân. Kết quả là sau đó Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử năm 1945 khiến hàng trăm nghìn người Nhật thiệt mạng.

Hai quả bom nguyên tử này của Mỹ đã khiến lãnh tụ Liên Xô là Joseph Stalin thực sự bị sốc. Lập tức chính quyền Moscow xem phát triển vũ khí hạt nhân là ưu tiên hàng đầu của an ninh quốc gia.

Ngày 29/8/1949, Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của nước này có tên RDS-1 ở Semipalatinsk, Kazakhstan và trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới có năng lực hạt nhân.

Điều này khiến chính quyền Washington vô cùng bất ngờ, bởi vào thời điểm đó, giới chức và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ nghĩ rằng Liên Xô chưa đủ khả năng và tiềm lực tài chính để phát triển thành công loại vũ khí khủng khiếp này.

Theo học giả Mỹ J.W. Smith, Mỹ lúc đó không hề coi Liên Xô là một mối đe dọa khi tổng thu nhập quốc nội của nước này chỉ là 65 tỷ USD so với 250 tỷ của Washington. Thậm chí các chiến lược gia của Lầu Năm Góc phán đoán rằng nếu xung đột xảy ra thì Moscow hoàn toàn không có khả năng phản công và sẽ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào.

“Thực sự thì các chiến lược gia quân sự của Washington tin rằng họ sẽ được hưởng thế độc quyền hạt nhân đến sau năm 1954″, học giả Smith khẳng định.

Cuộc thử nghiệm thành công của Liên Xô phá vỡ thế độc quyền của Mỹ về vũ khí hạt nhân, làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực hậu Thế chiến 2. Sau vụ việc, Mỹ đã buộc phải “chào đón” Liên Xô với một vai trò ngang bằng hơn và buộc phải tính đến lợi ích của nước này và các đồng minh.

Video đang HOT

Cú sốc Mig-15 trên chiến trường Triều Tiên

Những cú sốc trước sức mạnh vũ khí Nga của Mỹ - Hình 2

Một chiếc Mig-15 của không quân Liên Xô. Ảnh: Military History

Sáng ngày 30/11/1950, một oanh tạc cơ hạng nặng B-29 của Mỹ đang ném bom trên chiến trường Triều Tiên thì bất ngờ bị một chiếc tiêm kích Mig-15 bay vụt qua tấn công, khiến nó bị hư hại nhẹ. Chiếc tiêm kích bay nhanh đến mức các pháo thủ trên B-29 không kịp ngắm bắn, và các máy bay phản lực F-80 hộ tống cũng nhanh chóng mất dấu vết của nó, theoAirspacemag.com.

Chuyên gia phân tích quân sự Michael Peck của National Interest cho biết sự xuất hiện của tiêm kích Mig-15 trên bán đảo Triều Tiên thực sự là một cú sốc với các phi công Mỹ vốn đã quen với vị thế thống lĩnh bầu trời.

Các tiêm kích phản lực Mig-15 của Liên Xô nguy hiểm đến mức B-29 dù được đông đảo các tiêm kích F-80 Shooting Star và F-84 Thunderjet hộ tống vẫn phải chuyển thời gian hoạt động sang ban đêm và ưu thế trên không tạm thời thuộc về phi công Trung Quốc. Đỉnh điểm là vào một ngày thảm họa trong tháng 10/1951, được gọi là Ngày thứ ba Đen tối, tiêm kích Mig-15 đã loại 6 trong tổng số 9 chiếc B-29 của Mỹ ở Triều Tiên khỏi vòng chiến đấu.

Sự lợi hại của Mig-15 buộc không quân Mỹ phải nhanh chóng điều động tiêm kích mới phát triển F-86 Sabre tới Triều Tiên để giành lại thế cân bằng trong không chiến.

Tên lửa chống tăng Nga hai lần khiến Israel khóc hận

Những cú sốc trước sức mạnh vũ khí Nga của Mỹ - Hình 3

Một quả tên lửa chống tăng AT-3 Sagger của Liên Xô. Ảnh: Sputnik

Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa một bên là Israel một bên là liên quân Ai Cập – Syria, quân đội Israel và các cố vấn quân sự Mỹ vô cùng bất ngờ trước hiệu quả của một loại tên lửa chống tăng mới của Liên Xô là AT-3 Sagger, để rồi hứng chịu những thiệt hại nặng nề trong thời điểm đầu cuộc chiến.

Ngày 8/10/1973, tướng Shmuel Gonen, chỉ huy mặt trận nam Israel hạ lệnh phản công với ba lữ đoàn từ sư đoàn thiết giáp162 của tướng Abraham Adan. Họ tấn công quân Ai Cập cố thủ tại Hizayon, nhưng bất kỳ xe tăng nào tiến đến gần đều bị tên lửa AT-3 Sagger phá hủy trước sự ngỡ ngàng của binh sĩ Israel. Theo thống kê, trong các đợt phản công bất thành này, Israel đã mất 100 xe tăng.

Ngày 9/10, trên toàn mặt trận, quân Ai Cập tiếp tục tiến công thăm dò nhằm củng cố và mở rộng đầu cầu. Sư đoàn số hai bộ binh Ai Cập tấn công tiêu diệt lữ đoàn xe tăng 190 của Israel, tiếp tục phá phá hủy 80 xe tăng bằng AT-3 Sagger và bắt sống chỉ huy đơn vị này.

Rút kinh nghiệm từ bài học năm 1973, trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 2006 đối đầu với lực lượng Hezbollah, quân đội Israel chỉ sử dụng các xe tăng và xe bọc thép chở quân có vỏ giáp mạnh sử dụng khung gầm tăng chủ lực là Achazari.

Tuy nhiên, thêm một lần nữa quân đội Israel phải khóc hận trước các hệ thống tên lửa chống tăng mới của Hezbollah là 9K115-2 Metis-M (AT-13) và 9K129 Kornet-E (AT-14), và súng rocket chống tăng RPG-29 Vampir do Nga cung cấp cho Syria năm 1998-1999.

Ba hệ thống vũ khí mới này đã xuyên phá vỏ giáp cực tốt nhờ đầu đạn chống tăng HEAT của chúng.

Theo ước tính của Israel, các chiến binh Hezbollah đã phóng hơn 500 quả tên lửa chống tăng có điều khiển chỉ riêng trong tháng 7/2006 và khoảng 1.000 quả trong suốt cuộc chiến, tiêu diệt gần 100 xe tăng của nước này. Các tên lửa chống tăng có điều khiển đã được sử dụng để chống không chỉ các mục tiêu thiết giáp mà cả chống bộ binh Israel ở tầm xa nhất có thể.

Xét tổng thể thì cả quy mô sử dụng các hệ thống vũ khí chống tăng của Hezbollah lẫn việc họ có các hệ thống hiện đại với khả năng xuyên giáp vượt trội đã là sự bất ngờ đối với bộ chỉ huy Israel và các cố vấn quân sự Mỹ.

Xem thêm: Mig-15 – tiêm kích khiến Mỹ bị sốc trên chiến trường Triều Tiên

Nguyễn Hoàng

Theo VNE

Hé lộ tên lửa mới của Nga có thể biến Washington thành tro bụi

Trang mạng National Interest ngày 25.4 đã đăng tải bài viết của chuyên gia viết cho chuyên mục quân sự Leonid Nersisyan của Nga, hé lộ một loạt các tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại, có khả năng biến Washington thành tro bụi.

Theo chuyên gia này, Nga hiện đang sở hữu nhiều công nghệ tên lửa phòng thủ hiện đại và các bệ phóng di động. Năm 2015, đơn vị tên lửa cơ động của Nga đã tiếp nhận 24 tên lửa mới mang tên RS-24 Yars. Đây là loại tên lửa có thể mang 3-4 đầu đạn thông thường, có khả năng tiêu diệt mục tiêu độc lập và xuyên thủng các hệ thống lá chắn tên lửa đối phương. Giả định rằng, khối lượng tên lửa được bàn giao cho quân đội Nga trong năm nay sẽ ít nhất tương đương khối lượng bàn giao năm ngoái.

Nga có thể sẽ thay thế loại tên lửa Topol (về cơ bản tương đương với loại tên lửa Minuteman III) bằng nhiều loại tên lửa tối tân vào năm 2020, vốn được thiết kế có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.

Ngoài ra, Nga còn sở hữu tên lửa đạn đạo chạy bằng nhiên liệu lỏng, hạng nặng, phóng từ mặt đất với tên gọi tên lửa R-36M2 Voevoda. Loại tên lửa này được đưa vào sử dụng từ năm 1988, khá nổi tiếng và có khả năng mang tới 10 đầu đạn với sức công phá lên đến 750 kiloton/mỗi tên lửa.

Hé lộ tên lửa mới của Nga có thể biến Washington thành tro bụi - Hình 1

Một loại tên lửa mới của Nga, có thể biến Washington thành tro bụi. Ảnh: National Interest.

Năm nay, Nga kỳ vọng sẽ thử loại tên lửa hiện đại nhất-tên lửa RS-28 (hay Sarmat) với mục tiêu sẽ thay thế loại tên lửa thế hệ trước đó-tên lửa Satan-vào năm 2020. Loại tên lửa mới này sẽ đánh bại hoàn toàn các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương. Đầu tiên, loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn thông thường và có thể tiêu diệt mục tiêu bất cứ nơi nào, thậm chí tại Nam Cực.

Loại tên lửa này đã buộc đối phương phải thiết kế chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp đắt đỏ, thậm chí ngay cả với Mỹ. Ngoài ra, các đầu đạn sẽ bay trong bầu khí quyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ siêu âm và di chuyển mới tốc độ 7-7,5km/giây. Thời gian trước khi phóng tên lửa cũng sẽ được rút ngắn tối đa: ít hơn 1 phút khi nhận lệnh.

Nga còn sở hữu loại tên lửa huyền bí mang tên RS-26 Rubezh. Cho đến nay không có nhiều thông tin về loại tên lửa này nhưng rõ ràng đây là loại tên lửa để chế tạo dựa trên biến thể của tên lửa PS-24 Yars với tầm bắn trung và liên lục địa. Tầm bắn tối thiểu cũng phải đạt 2km, đủ để tiêu diệt hệ thống phòng thủ của Mỹ tại châu Âu.

Mỹ đã phản đối loại tên lửa này, cho rằng việc triển khai tên lửa RS-26 là vi phạm Hiệp ước về lực lượng hạt nhân tầm cận trung. Tuy nhiên, sự chỉ trích này không thỏa đáng vì tên lửa RS-26 tầm bắn tối đa vượt hơn 6.000 km, có nghĩa là đây thực tế là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), chứ không phải tên lửa đạn đạo tầm trung gian (IRBM).

Hé lộ tên lửa mới của Nga có thể biến Washington thành tro bụi - Hình 2

Tên lửa RS-26 của Nga.

Với những thông tin trên, thì Mỹ đã tụt hậu quá xá so với Nga trong việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo liên lực địa. Công bằng mà nói, Mỹ chỉ có một loại tên lửa Minuteman III nhưng lạc hậu và chỉ có thể mang một đầu đạn thông thường và khả năng phát triển tên lửa thay thế là không thể vì Nhà Trắng không ủng hộ. Trong khi đó, tình hình hoàn toàn khác ở Nga. Loại tên lửa ICBM luôn được nâng cấp mới và quá trình sản xuất ra loại tên lửa mới không bao giờ bị gián đoạn. Mỗi tên lửa ICBM đều được thiết kế có khả năng chọc thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.

Theo chuyên gia Leonid Nersisyan, quan hệ Nga-Mỹ cũng như quan hệ Nga-NATO đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua, có thể nói còn thấp hơn nhiều so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Gần đây quan hệ Nga-Mỹ và Nga-NATO đã trở nên nghiêm trọng khi các bên đang diễn tập giả định các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào nhau. Ví dụ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây tuyên bố trong báo cáo thường niên, cáo buộc rằng không quân Nga đã tiến hành khóa huấn luyện vào năm 2013, trên thực tế là cuộc tấn công hạt nhân giả định vào Thủy Điển.

Trước đó vào 8.4.2010, Nga và Mỹ đạt được hiệp ước về việc cắt giảm đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 mỗi bên. Ngoài ra, con số tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng xuống còn 700. Mỹ hiện sở hữu 741 bệ phóng tên lửa với 1.481 đầu đạn hạt nhân, trong khi Nga nắm giữ 521 bệ phóng với 1.735 đầu đạn hạt nhân.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Các lãnh đạo công nghệ ủng hộ Trump hay Harris trong cuộc đua Tổng thống?
18:44:50 02/11/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Nghịch lý ở "vương quốc hạnh phúc" Bhutan
22:23:49 01/11/2024
Triều Tiên sẽ sát cánh cùng Nga cho đến khi Moscow thắng Ukraine
22:40:44 01/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện lạ có thật: Sao nam từng bị "bóc" ngoại tình nay tái hợp người cũ, thân thiết như chưa hề có drama
14:31:14 03/11/2024
Hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư tung chiêu gây sốc đấu với Ngu Thư Hân, cả MXH phẫn nộ
14:34:58 03/11/2024
Nối lại tình xưa với vợ cũ, đêm đầu tiên bên nhau, cô ấy bất ngờ làm 1 việc khiến tôi chết sững
15:25:09 03/11/2024
Minh Hằng lần đầu lên tiếng về thái độ thiếu thân thiện trên sóng truyền hình
14:46:26 03/11/2024
Chị giúp việc để lộ bụng ngày càng lớn, tôi nghi mang thai nên kiểm tra phòng chị thì phát hiện ra một bí mật
15:13:02 03/11/2024
Màn đánh vần khiến dân mạng lo thay Dược Sĩ Tiến - Hương Giang: Hoàng Thùy nói gì?
17:36:40 03/11/2024
Vũ Luân chi tiền làm điều này cho Phương Lê giữa lúc vướng ồn ào
14:38:33 03/11/2024
Từng bất hòa, Thu Phương và ca nương Kiều Anh cư xử thế nào ở 'Chị đẹp đạp gió'?
14:23:33 03/11/2024

Tin mới nhất

Sự hợp tác quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine 'gây hoang mang' cho Nga

19:28:45 03/11/2024
Tuy nhiên, ông Denisov cũng lưu ý rằng những phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov không đồng nghĩa với việc quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi, vì Ankara vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Moskva.

Tổng thống Zelensky đề xuất đánh phủ đầu binh sĩ Triều Tiên ở Nga

17:34:18 03/11/2024
Ông tiếp tục: Nhưng thay vì tấn công tầm xa rất cần thiết, Mỹ chỉ đang đứng nhìn, Anh đang đứng nhìn, Đức đang đứng nhìn. Mọi người chỉ đang chờ quân đội Triều Tiên bắt đầu tấn công người Ukraine .

Ukraine lừa quân Nga bằng chiến thuật Đức quốc xã từng sử dụng trong Thế chiến II

16:09:56 03/11/2024
Ngay cả cái tên Canh phòng sông Rhine cũng nhằm mục đích thuyết phục tình báo Đồng minh rằng đó là một kế hoạch phòng thủ nhằm ngăn chặn việc quân Đồng minh vượt sông Rhine vào Đức, chứ không phải tấn công.

Anh: Đảng Bảo thủ có lãnh đạo da màu đầu tiên

14:26:39 03/11/2024
Đây là chiến thắng sít sao nhất trong 4 cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ kể từ khi đảng này thay đổi quy định, cho phép các thành viên đảng có tiếng nói cuối cùng trong các cuộc bầu chọn thủ lĩnh.

Sôi nổi cuộc tranh tài hùng biện tiếng Việt của học sinh, sinh viên Nhật Bản

14:24:54 03/11/2024
Phát biểu khai mạc cuộc thi, cô Iwai Misaki, Chủ nhiệm ngành Đông Nam Á, Khoa Ngôn ngữ châu Á, Đại học Kanda cho biết, bộ môn tiếng Việt được thành lập vào tháng 4/2001 và đến nay đã có 20 khóa sinh viên tốt nghiệp.

Nga tăng mạnh lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu

14:19:45 03/11/2024
Khối lượng cung cấp khí đốt Nga trung bình hàng ngày qua hệ thống chuyển tải khí đốt (GTS) của Ukraine trong tháng trước ở mức 42,3 triệu m3 - tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Tây Ban Nha triển khai lực lượng vũ trang lớn nhất trong thời bình

12:16:57 03/11/2024
Số nạn nhân khả năng sẽ tiếp tục tăng do còn nhiều người mất tích và chưa thể xác định con số cụ thể khi hệ thống liên lạc vẫn bị hư hỏng nặng.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đối đầu trong chặng đua nước rút cuối cùng

11:28:49 03/11/2024
Trong khi bà Harris kêu gọi sự đoàn kết và cảnh báo về mối đe dọa cho nền dân chủ, ông Trump tiếp tục thúc đẩy chính sách Nước Mỹ trên hết với những tuyên bố mạnh mẽ về cải tổ chính quyền.

Bạo lực leo thang, triển vọng ngừng bắn Trung Đông gặp khó

10:11:08 03/11/2024
Xung đột giữa Israel với Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở Li Băng leo thang, khiến khủng hoảng nhân đạo thêm trầm trọng và làm lu mờ hy vọng ngừng bắn.

Phán quyết mới trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

10:10:09 03/11/2024
Tòa án Tối cao Mỹ vừa ra phán quyết về quy định phiếu bầu tại bang chiến địa Pennsylvania, một trong những tâm điểm của kỳ bầu cử tổng thống năm nay.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 3: Ẩn số khó lường

10:08:56 03/11/2024
Nhiều người am hiểu và có ảnh hưởng trong nền chính trị Mỹ cũng đang hồi hộp chờ đợi kết quả sau cùng của cuộc bầu cử tổng thống năm nay, bởi còn rất nhiều ẩn số khó lường, đặc biệt là lực lượng cử tri mới.

Quá khứ vẫn chưa ngủ yên

09:16:08 03/11/2024
Giống như Ba Lan, Hy Lạp cũng tiếp tục thời sự hóa trở lại đòi hỏi nhà nước Đức hiện tại bồi thường vật chất cho hành vi của Đức quốc xã trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với hai nước này.

Có thể bạn quan tâm

Vén màn bí ẩn vụ đeo bụng bầu giả che mắt chồng ở Trà Vinh

Pháp luật

19:24:46 03/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành (Trà Vinh) đang điều tra vụ Thạch Thị Sóc Sô Khone (38 tuổi) về hành vi "Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi".

Trường THPT Đặng Thai Mai dừng thu các khoản không đúng quy định

Netizen

19:21:03 03/11/2024
Sau khi Báo GD&TĐ có bài phản ánh về tình trạng lạm thu , Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Hóa) đã dừng thu các khoản không đúng quy định.

Em ruột Hoài Linh: "Có những bầu show mời anh Hoài Linh tiền tỷ anh ấy không nhận"

Sao việt

19:18:10 03/11/2024
Những người anh em đã từng làm việc với anh Hoài Linh đều biết rõ, tiền với anh ấy chưa bao giờ quan trọng , em ruột Hoài Linh nói.

Cách khắc phục da khô, đóng vảy mùa đông

Sức khỏe

19:08:12 03/11/2024
Mùa đông nhiều người gặp tình trạng da khô, ngứa, đóng vảy và gây ra khó chịu, mất thẩm mỹ.

Nữ diễn viên hạng A tù tội, hết ngoại tình đến bao nuôi 8 trai trẻ vẫn được toàn dân tha thứ

Sao châu á

18:56:29 03/11/2024
Cuộc đời của Lưu Hiểu Khánh tràn ngập những câu chuyện truyền kỳ. Vì vậy, công chúng dễ dàng chấp nhận những mặt trái của nữ diễn viên.

Vì sao Endrick bị loại khỏi tuyển Brazil

Sao thể thao

18:29:56 03/11/2024
HLV đội tuyển Brazil, Dorival Junior, vừa có quyết định bất ngờ khi không triệu tập tiền đạo trẻ Endrick của Real Madrid vào danh sách thi đấu quốc tế sắp tới.

Gợi ý bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng "đánh chén" đều thích hợp

Ẩm thực

17:40:24 03/11/2024
Bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng đánh chén đều thích hợp. Mẹt thịt bò này có đủ món ngon và hấp dẫn khiến ai thưởng thức cũng phải thích mê.

Đua nhau tiêm botox vào tay

Làm đẹp

15:54:01 03/11/2024
Các phương pháp như tiêm filler và botox ngày càng phổ biến và dễ tiếp trong những năm gần đây chỉ càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Show thực tế căng nhất sóng truyền hình kết thúc với chiến thắng thuộc về nhóm cực drama

Tv show

15:52:25 03/11/2024
Trải qua hơn 3 tháng phát sóng, Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã chính thức khép lại mùa giải đầu tiên với đêm chung kết kịch tính giữa 3 nhóm nhảy F.E.D, HANOIXGIRLS và SO FIRE.

Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao nhanh theo địa điểm định vị thì phát hiện một nơi lạnh

Góc tâm tình

15:19:30 03/11/2024
9 giờ đêm hôm đó, thấy định vị chồng vẫn ở địa điểm đáng nghi đó, tôi gọi cho chồng thì nghe tiếng anh thở gấp và nói mình đang đi với khách.

Bất ngờ với top 3 tựa game có rating cao nhất trên Steam trong năm, Black Myth: Wukong "thua" hai trò chơi vô danh

Mọt game

14:44:47 03/11/2024
Black Myth: Wukong là bản hit lớn nhất năm 2024 và cột mốc doanh số hơn 20 triệu bản bán ra chỉ trong hai tháng ra mắt chắc chắn là con số chứng minh điều này rõ ràng nhất.