Những cú sốc thời thơ ấu trong giới ngôi sao Việt
Họ đều là những người nổi tiếng trong làng giải trí Việt, đều đã đạt được những vinh quang trong nghề nghiệp và được nhiều người tôn vinh, ngưỡng mộ. Thế nhưng họ cũng đều giống tất cả mọi người bình thường ở một điểm, họ đều có một tuổi thơ, với những buồn vui, với hạnh phúc và bất hạnh để làm hành trang cho cuộc đời mình như một kỉ niệm đáng trân trọng.
Mai Khôi: Những kỉ niệm không thể quên với ca sĩ Phạm Anh Khoa
Hồi nhỏ, Khôi nghịch ngợm, mê đánh nhau như con trai, chỉ có mê đàn hát là có vẻ giống con gái thôi. Ba Khôi dạy đàn, mẹ dạy tiếng Anh nên trong nhà cũng có nhiều bạn tới học. Trong đó Khôi chơi thân với Khoa (Phạm Anh Khoa) nhất. Bố mẹ Khôi với bố mẹ Khoa chơi rất thân với nhau, mà hai đứa lại có chung sở thích hát ca nên mỗi lần gặp cứ tíu tít cả lên. Bố mẹ Khoa liền gửi Khoa xuống dưới nhà Khôi cho hai đứa học chung với nhau luôn, rảnh rỗi thì ba Khôi dạy thêm đàn. Hai đưa ở chung nhà với nhau chuyên bày ra đủ trò nghịch ngợm, bị má Khôi la hoài mà không chừa.
Có lần, không biết Khoa kiếm đâu được cái xe đạp cuộc (có thanh chắn ở đằng trước), rủ Khôi đi chơi. Ngày đó, chiếc xe đạp như thế lạ lắm, đứa nào cũng giành chở. Cuối cùng Khôi phải ngồi lên cái thanh gác cứng quèo ấy. Cảm giác vừa thích thú, vừa tức tối vì không được chở. Lại hơi ê mông nữa. Hai đứa vừa đi trên đường vừa nghịch thế nào mà Khoa đi chệch tay lái, cũng ngã lăn xuống đường. Đau quá Khôi bật khóc làm Khoa cuống quýt sợ. Về nhà cũng bị má la một trận tưng bừng. Sau đó Khoa bảo “không bao giờ chở Khôi bằng xe máy”. mới chở xe đạp đã ngã đau như vậy, nếu chở xe máy thì nhỡ bị ngã sẽ nguy hiểm lắm. Lo lắng ấy thừa vì bây giờ Khôi rất ghét đội mũ bảo hiểm nên rất ít đi xe máy.
Sau này thi thoảng thấy có các bạn học sinh chở nhau trên xe đạp như thế lại nhớ cái lần ấy, vẫn thấy hú hồn mà vui.
Hà Kiều Anh: Tuổi thơ không êm đềm
Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp “trâm anh thế phiệt” ở Hà Nội (ông nội, ông ngoại đều là cựu Thứ trưởng), cựu Hoa hậu khi bé thơ là một tiểu thư rất được cưng chiều. Sóng gió tuổi thơ đến khi bố mẹ quyết định chia tay, mẹ đưa Kiều Anh – khi ấy mới 3 tuổi lặn lội vào Sài Gòn để tránh những nỗi buồn cũ và tìm cuộc sống mới.
Những sóng gió đã khiến Kiều Anh cơ cơ hội trải nghiệm một điều mới mẻ đầu tiên là cảm giác nghèo khổ, mất mát. Hai mẹ con đi trên tàu Nam Bắc rất lâu chứ không nhanh như bây giờ. Mà đường xá khi ấy rất xấu, mẹ Kiều Anh bị say, ngất ngư trên tàu suốt. Rồi hai mẹ con bị kẻ gian lấy trộm hết tiền. Xuống đến Sài Gòn là mẹ tay trắng, lúc đó Kiều Anh mới 4 tuổi.
Những ngày đầu rất cực, mẹ phải đi làm vất vả vừa phải trông nom Kiều Anh. Mẹ lúc nào cũng sợ lạc mất con. Kiều Anh nhớ mãi những bữa ăn hồi 5-6 tuổi. Thường thì mỗi bữa chỉ có một quả trứng luộc hai mẹ con chia nhau. Mà có bữa trứng cũng không có, phải chan nước lã vào cơm rồi thêm chút muối cho đậm đà rồi ăn. Thấm thía cái nghèo từ rất sớm, Kiều Anh luôn nghĩ về việc sau này làm thế nào để đời sống tốt hơn.
Nhà chỉ có hai mẹ con, nên phải tự lập từ rất sớm. Kiều Anh đi làm thêm từ rất sớm, cũng đủ nghề từ làm nhang, thừa khuyết cho người ta, rồi dệt len, đan lồng đèn… Khi đó nghĩ đi làm để phụ giúp mẹ nhưng mẹ không lấy tiền của mình mà cứ ngồi khóc, rồi bảo mình đem tiền ấy để dành hay thích mua gì thì mua. Ban đầu Kiều Anh tính để dành rồi mua quần áo mới, nhưng tiền học ít quá, nên quyết định đi mua sách để đọc. Hồi nhỏ Kiều Anh rất thích đọc sách, nhất là sách kinh doanh.
Chính những kỉ niệm cơ cực như thế đã giúp Kiều Anh đứng lên tự lập vững vàng.
Trúc Diễm: Suýt nữa thành cầu thủ bóng đá
Ít ai tưởng tượng ra cô người mẫu có đôi mắt biết cười này khi còn bé lại rất mê… đá banh. Từ hồi 6 tuổi, Diễm đã thích đá banh, và thích nghịch trái banh, thích ra sân đá nữa. Nhưng cùng xóm không có bạn nữ nào mê đá banh như Diễm cả mà chỉ thích chơi búp bê với chơi đồ hàng thôi. Đám con trai trong xóm ban đầu cũng không cho Diễm nhập hội vì là con gái, sợ yếu sức. Về sau thấy Diễm ham quá mới cho vào cùng.
Chiều nào đi học về cũng tụ tập đá banh, nhưng cũng tuỳ hôm Diễm mới được vào đá. Hồi đó ức lắm, làm con gái khổ gì đâu. Có hôm ức quá về kể với ba, bị ba la cho một trận. Ba Diễm nói con gái nên chơi những trò nữ tính giống các bạn, ai lại suốt ngày long nhong ngoài đường với đám con trai, còn ra thể thống gì nữa… Sau đó ba cấm Diễm không cho đi đá banh nữa. Nhưng mà mê quá, Diễm vẫn lén ba đi, không đá thì ngồi xem.
Đến một hôm, Diễm được cho vào sân nhưng không được đá mà làm thủ môn. Dù không thích vị trí này nhưng cứ được vào sân là thích rồi nên Diễm nhận lời. Xui cho Diễm là hôm đó các bạn đá banh da như không phải banh nhựa như những lần trước. Sau vài lần chụp banh hụt, Diễm cũng bắt trúng trái banh, mà không phải bằng tay mà là… trúng mặt. Sau đó thì xây xẩm, thấy trời tối sầm, đúng là “lỗ mũi ăn trầu” luôn, Diễm ngã ra sân chẳng biết gì nữa. Tỉnh dậy thì thấy đang ở nhà, ba má đang lo lắng. Sau lần đó, Diễm bị nhốt trong nhà vì tội lì lợm và ham chơi.
Video đang HOT
Nghi Văn: Tai nạn đau thương của lần đầu tiên làm điệu
Cô ca sĩ của “Đêm nằm mơ phố” khi nhỏ mê chơi như con trai, không bao giờ chịu mặc váy như bạn cùng xóm mà suốt ngày mặc quần Alibaba chạy ra đường chơi những trò chơi cùng đám con trai. Hồi ấy Văn thích chơi đá cầu, trốn tìm, hay chia phe đánh nhau chiến lược… ngày nào chơi về cũng bị lấm lem hết, bị má la hoài. Rồi má bắt để tóc dài, rồi cột nơ trên tóc, rồi mặc váy đi giày nghiêm chỉnh cho ra dáng con gái mà Văn toàn trốn. Hồi đó Văn ghét tóc dài lắm, dễ bị nắm tóc kéo lại mà, còn mặc váy thì làm sao mà đã cầu được, nói chung là khi ấy Văn thấy mấy cái đồ con gái sao mà phiền phức gì đâu.
Cứ như thế cho đến năm lớp 4, có một bạn nữ mới chuyển vào ngồi cùng bàn với Văn. Bạn ấy xinh lắm, lần nào đến lớp cũng thơm ơi là thơm, váy áo xúng xính nhìn rất là dễ thương. Nhưng điều đặc biệt là mái tóc của bạn ấy hanh hanh vàng, xoăn từng lọn nhìn cứ bồng bềnh bồng bềnh. Trước đó, Văn chưa từng thấy mái tóc nào đẹp như thế, thích lắm, nghĩ nhất định mình cũng phải có mái tóc như thế. Không hỏi được ai, Văn nghĩ ra cách tự đi mua thuốc về nhà. Nghĩ là làm, Văn lén má đem tiền tiết kiệm ra chợ mua chai thuốc về nhà rồi lén lút leo lên phòng tự uốn. Vừa làm vừa tưởng tượng ra mái tóc của cô bạn xinh xắn kia vừa thích thú. Kết quả là tóc Băn xù lên như con nhím, mà lộn xộn nhìn rất buồn cười. Bữa đó Văn trốn trong phòng không ra ăn cơm, mãi đến khi má lo quá đi vào phòng mới phát hiện ra “chiến công” của con gái với mái tóc dài.
Má vừa la vừa cười, hỏi vì sao làm vậy rồi dắt Văn đi sửa lại tóc. Rồi hôm sau má đưa Văn đi mua thêm nhiều váy áo hơn, mà cũng hướng dẫn Văn cách chăm sóc da làm đẹp và những chuyện khác nữa…
Từ hôm ấy Văn chuyển “tông” sang con gái toàn tập, nữ tính, điệu đà hơn. Rồi má cho đi sinh hoạt văn nghệ, rồi mê hát tời giờ.
Ngô Kiến Huy
Năm lớp 7, Huy để ý một cô bạn gái cùng lớp. Nhưng hồi đó quậy, bị bạn ấy ghét, không thèm nói chuyện. Càng không để ý đến mình, mình càng thích, rồi quyết tâm thổ lộ. Mày mò nghiên cứu, tự mình làm một cái thiệp để tặng bạn ấy. Mất cả tuần kiếm giấy, kiếm hoa về trang trí cho đẹp. Đau đầu nhất là lời ghi trong thiệp sao cho thật mùi mẫn, để nàng xúc động. Huy với thằng bạn thân vò đầu bứt tóc mất mấy hôm mới nghĩ ra. Cuối cùng bí mật đem tặng nàng, hồi hộp cả đêm chờ đợi. Hôm sau vẫn thấy nàng vẫn im im, hôm sau nữa vẫn im im, chỉ “điều tra” được là lúc nhận được thiệp nàng rất vui thế là càng chờ đợi… Chờ cả tuần liền vẫn không thấy “hồi âm”. Sang đến ngày thứ mười thì mới “điều tra” tiếp được là trong tấm thiệp kia không đề tên tác giả. Lúc biết được điều này Huy vừa ức vừa buồn cười, mà tự nhiên không muốn nói ra nữa. Có lẽ đó cũng là do cái duyên chăng?
Sau “chuyện tình buồn” ấy, Huy sa vào “lưới tình” với bóng rổ. Hồi đó mê chơi lắm, lúc nào cũng mơ mình làm được cú Slamdunk, hay tưởng tượng cảnh mình lên rổ đẹp ơi là đẹp. Hôm nào tới trường cũng tranh thủ chơi trước khi vào lớp, rồi cả giờ ra chơi nữa. Trường cấp 3 của Huy cấm chơi bóng rổ trong sân, sợ học sinh quá ham chơi, mất sức nhiều trước khi vào học. Nhưng Huy với đám bạn mê chơi quá, lén giám thị chơi ở sân sau, bị giám thị đuổi thì lại chạy, vui lắm, hôm nào vào đến lớp cũng ướt đẫm mồ hôi.
Đi học về thì có trò chơi khác – bơi trong hồ mưa xuất phát từ những công trường xây dựng ở gần nhà. Người ta thường đào rất nhiều hố để chôn sẵn cọc phục vụ cây dựng, gặp trời mưa nó thành một cái hồ nước, Huy với đám bạn trong xóm hay chui ra đó để bơi cho thoả thích. Một lần, mải bơi và nghịch không để ý, Huy bị va đầu vào cọc tre, bươu đầu, chảy máu, về nhà bị ba mẹ la quá trời. Nhất là mẹ vừa khóc vừa la, vừa sợ ba Huy đánh đòn cái tội nghịch dại. Sau lần đó thì nhớ đời, không dám đi bơi ở đó nữa.
Ca sĩ Phương Thanh và những trò “nhất quỷ nhì ma…” thời đi học
Ngày mới vào cấp I, Phương Thanh rất sợ đi học vì phải xa nhà, vừa phải ngồi ngay ngắn học bài. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Phương Thanh đã trở thành một cô bé bạo dạn nhất lớp, chẳng biết sợ bất cứ điều gì. Vì hay bị bạn bè trêu bởi nước da đen giòn của mình, nên lúc đó, Phương Thanh thường chọn chỗ ngồi ở cuối lớp để tránh bị để ý.
Đi học được vài buổi, Phương Thanh đã có một buổi chạm trán nảy lửa với cậu bạn cùng lớp. Sẵn nóng tính, lại bị cậu bạn gọi là “Bắc Kỳ”, Phương Thanh đã giáng một cái tát nảy lửa, khiến cậu bạn tối tăm mặt mũi. Hậu quả là cô nàng có tên trong “sổ đen” của cô giáo và còn bị bạn bè xa lánh vì mang tiếng “đầu gấu”. Nhưng tiếp xúc với Phương Thanh lâu, nhiều bạn bè bắt đầu quý cô về cá tính ngay thẳng, thật thà.
Nhắc đến những trò quậy nghịch quậy của Phương Thanh hồi nhỏ, chính Phương Thanh cũng cảm thấy “giật mình”. Cô thường xuyên trốn học và bày đủ trò để trêu chọc các thầy cô giáo cũng như bạn bè trong lớp. Hãi hùng nhất là có lần, cô còn rủ bạn đi lấy quả mắc mèo về rồi chà vào ghế của thầy cô. Nghịch không kém gì con trai, nên những trò bắn bi, trèo tường, với Phương Thanh là chuyện đương nhiên. Bạn bè cùng lớp, cùng trường đã quá quen với việc thứ hai tuần nào Phương Thanh cũng đều đặn được “tuyên dương” trên cột cờ về những “thành tích” nghịch phá của mình trong một tuần. Nghịch thế, nên mỗi lần bố mẹ đi họp phụ huynh về, cô đều chắc chắn bị một trận đòn nhớ đời. Giờ đây Phương Thanh đã trở thành mẹ của bé Gà. Mọi người ai cũng phải công nhận cô càng ngày càng đằm thắm và nữ tính hơn bao giờ hết.
Thành Lộc: Ngày bé toàn mặc đồ con gái
Sinh ra trong một gia đình con nhà nòi nghệ thuật, ông nội là bầu Nở của gánh hát bội nổi tiếng ở Vĩnh Long, ông ngoại là bầu Thắng nổi danh ở Sài Gòn, bà là NSND Thành Tôn, mẹ là NSND Huỳnh Mai, nhưng tuổi thơ của Thành Lộc lại trải qua những năm tháng nghèo khó trong một khu xóm nghệ sĩ nghèo. Hồi đó, cả gia đình Thành Lộc sống trong một căn nhà quây tạm cạnh sân khấu đình, rộng chưa đến 10m2. Cứ hôm nào có xuất diễn, chị em Thành Lộc lại phải di tản khắp nơi, đợi diễn xong mới được về ngủ.
Buổi tối, 6 chị em Thành Lộc phải thay phiên nhau, 3 người ngủ trong nhà, 3 người ngủ ngoài sân khấu. Nhưng đó là những năm tháng tuổi thơ đẹp nhất của Thành Lộc, nơi đã ươm mầm cho tình yêu nghệ thuật của anh. Thành Lộc thường lén trộm đồ diễn của ba để mặc chạy ra đóng vai quần chúng, bị ba đánh đòn nhiều lần nhưng không chừa. Năm 7 tuổi, Thành Lộc được nghệ sĩ Kim Cương mời đóng một vài trong vở “Lá sầu riêng”. Nhưng lúc đó vì mải chơi nên Thành Lộc từ chối rồi lại chạy đi mất dạng. Sau này vở “Lá sầu riêng” thành công, Thành Lộc rất tiếc và bắt đầu quyết chí trở thành nghệ sĩ từ đó.
Khi sinh Thành Lộc ra, má Thành Lộc bị bệnh rất nặng, ba má quyết định cho Thành Lộc đi cho người khác nuôi, nhưng cuối cùng vì thương quá lại đem về. Hồi nhỏ, Thành Lộc thường xuyên ốm yếu, còi cọc. Có lần, Thành Lộc đã ngừng thở trên tay má, tưởng như không cứu vãn nổi. Nhưng Thành Lộc đã được một nhà sư cứu sống. Sau đó, nhà sư có yêu cầu, hoặc là Thành Lộc phải cạo trọc đầu quy y, hoặc phải để tóc và ăn mặc như con gái. Bố mẹ Thành Lộc đã cho Thành Lộc mặc váy và quần áo con gái.
Bố mẹ Thành Lộc đã cho Thành Lộc mặc váy và quần áo con gái, để tóc dài cho Thành Lộc đến tận lúc đi học mới cắt tóc. Có lẽ chính vì vậy mà đến giờ, Thành Lộc đặc biệt có năng khiếu trong các vai diễn giả gái, khiến khán giả cười lăn cười lóc.
Theo Đang yêu
Những hình ảnh "độc" về Chương Tử Di
Cùng ngắm nhìn những hình chưa từng được công bố của nàng Hoa đán Trung Quốc nhé!
Trải qua hơn mười năm hoạt động nghệ thuật, từ một cô sinh viên của Học viện nghệ thuật Bắc Kinh, Chương Tử Di vươn lên trở thành một trong những nữ diễn viên quyền lực nhất làng giải trí Trung Quốc. Ở tuổi 31, cô đã được cả tiền bạc và danh tiếng.
Khi còn nhỏ, Chương Tử Di khá gầy yếu, nhỏ bé so với bạn bè cùng trang lứa khiến cha mẹ cô rất lo lắng.
Ngay từ nhỏ, Chương Tử Di đã rất đam mê nghệ thuật mặc dù cả cha và mẹ cô đều không hoạt động trong làng giải trí.
Cô bé sớm bộc lộ năng khiếu múa và xin mẹ được đăng ký theo học một lớp học múa chuyên nghiệp.
Chương Tử Di theo học múa gần 8 năm.
Cô từng giành cúp vô địch trong một giải múa dành cho những nghệ sĩ trẻ vào năm 1993.
Năm 15 tuổi, Chương Tử Di lên mục tiêu cho bản thân, đó là làm diễn viên.
Chương Tử Di nỗ lực thi đỗ vào Học viện nghệ thuật trung ương.
Và không lâu sau đó cô đã có được bước ngoặt trong sự nghiệp điện ảnh khi giành chiến thắng trong cuộc tuyển chọn diễn viên cho bộ phim Đường về nhà của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Trong phim Đường về nhà, Chương Tử Di vào vai một cô gái trẻ thầm yêu thầy giáo, người mới đến dạy ở thị trấn nhỏ quê cô.
Bộ phim đã giành giải Gấu bạc trong Liên hoan phim Berlin và Chương Tử Di giành một giải Bách Hoa dành cho diễn xuất của mình.
Sau Đường về nhà, con đường điện ảnh của Chương Tử Di trở nên thênh thang hơn. Cô được nhiều đạo diễn để mắt tới. Từ năm 2000 đến nay, sự nghiệp của Chương Tử Di "lên như diều gặp gió với loạt tác phẩm gây tiếng vang như Giờ cao điểm, Thập diện mai phục, Ngọa hổ tàng long, Anh hùng, Hồi ức của một geisha, Tiệc Đêm...
Chương Tử Di trong một cảnh phim Hồi ức một geisha, bộ phim thứ hai mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp của cô.
Chương Tử Di là một trong số những ngôi sao của của điện ảnh Trung Quốc có cơ hội làm việc với những đạo diễn hàng đầu như Trương Nghệ Mưu, Lý An, Vương Gia Vệ, Rob Marshall.
Cô được báo giới quốc tế gọi là "món quà của Trung Hoa".
Nói về những thành công của mình trong nghệ thuật, Chương Tử Di cho rằng, có lẽ ông trời đã ưu ái nên phú cho cô khả năng diễn xuất bởi cả cha lẫn mẹ cô đều không hoạt động nghệ thuật.
Trong hai năm trở lại đây, Chương Tử Di chuyển hướng sang làm nhà sản xuất phim bên cạnh công việc diễn viên.
Cô đã có trong tay hai bộ phim nhựa do mình làm nhà sản xuất là Sophie's Revenge (đã trình chiếu) và bộ phim khác chuẩn bị bấm máy.
Theo VNN
La La "Bộ tứ 10 A8" mạnh mẽ sau cú sốc mất em trai Bạn ấy là người đầu tiên nhận tin báo em trai bị tai nạn, về đến nhà thì em đã hôn mê và chỉ biết nhìn em đi rất nhanh. 10 ngày sau, bà ngoại LaLa cũng mất. Cô bạn đã trải qua một khoảng thời gian rất khó khăn. Cách đây gần một tháng, em trai của Mai Chi (tên thật của...