Những cú lừa trong thế giới đồ cổ
Cổ vật vốn rất kỳ bí nên thế giới của những người sưu tập, mua bán cổ vật cũng chứa đựng muôn vàn điều chuyện bí mật mà ngay cả người trong cuộc cũng bất ngờ.
Cái chóe Móng Cái bà M. bị lừa mua 180 triệu đồng nhưng giá thị trường bán được chỉ khoảng 10 triệu đồng
Trong thế giới đó vẫn thường diễn ra những cú lừa với vô vàn mánh khóe, chiêu trò, đòn phép… khiến cả cơ quan chức năng lẫn các nhà chuyên môn cũng phải lắc đầu.
Kỳ 1: Món ngon “bánh vẽ” và món hời “vịt trời”
Đầu năm 2015, bà Nguyễn Thị M. ở TP Nha Trang liên tục ra vào TP. HCM, Đà Nẵng, Huế và Hà Nội với ý rao bán lô cổ vật “bạc tỉ” đang để đầy trong kho nhà mình.
Chính lô cổ vật này mà vợ chồng bà lục đục nhau suốt cả năm trời với biết bao nhiêu nợ nần, kể cả việc thế chấp ngôi nhà họ đang sinh sống ở phường Vĩnh Trường, Nha Trang tại một ngân hàng để mua nó.
Nhưng nhiều dân buôn im lặng, lắc đầu trước lô ảnh mà bà M. cho xem. Tại sao vậy?
“Bánh vẽ” quá ngon
Lô cổ vật này gồm một số chóe, bình, đĩa trà, tách trà, tô, chén… đồ sứ và một số đồ đồng, đồ gốm. Bà M. đã hùn tiền với chị gái của mình là Nguyễn Thị T., đang buôn bán ở Hà Nội, thành nửa phần. Nửa còn lại là bà Hương, một người buôn cổ vật ở Huế, hùn vào.
Bà Hương cũng đang lưu giữ một lô cổ vật khác, cũng được mua bằng số tiền chiếm phân nửa là của chị em bà M. và T.. Theo bà M., tiền của bà bỏ ra hơn 1 tỉ đồng trong tổng số hơn 4 tỉ đồng – giá toàn bộ hai lô cổ vật.
Nhiều dân buôn nhận xét tất cả lô đồ cổ theo hình ảnh bà M. đưa đều là đồ thật nhưng thấp cấp và rẻ tiền, đặc biệt rẻ hơn cả vài chục lần so với giá tiền bà M. nói là đã bỏ ra mua.
Video đang HOT
Một cái đĩa trà bằng sứ đời Thanh rất “non” mà bà M. nói đã mua 40 triệu đồng thì giá thị trường hiện chỉ hơn 1 triệu đồng. Cái chóe sứ Móng Cái vẽ rồng có tuổi vài chục năm, theo bà M., mua 180 triệu đồng, thực chất trên thị trường không tới 10 triệu đồng…
Toàn, một dân buôn đồ cổ ở Hà Nội, kể lại đầu đuôi vụ lừa của bà Hương đối với chị em bà M. mà mới nghe qua ai cũng tưởng là chuyện bịa.
Giữa năm 2013, bà Hương đến móc nối mua bán và lân la làm quen với bà T. đang buôn bán hàng điện tử ở Hà Nội. Nhiều sự việc được dàn cảnh diễn ra trước mắt bà T. khi bà Hương bán những món đồ cổ nhỏ nhắn nhưng kiếm lời đến vài chục triệu đồng chỉ trong thoáng chốc.
Dần tin theo, bà Hương rủ bà T. cùng hùn tiền mua. Thời gian đầu bà “thả” cho bà T. trúng được vài vụ lời mấy chục triệu đồng, bằng cách dàn dựng những vụ mua cổ vật để bà T. cùng hùn tiền, sau đó bán được giá và trả tiền vốn lẫn lãi.
Ở Nha Trang, người em ruột Nguyễn Thị M. cũng mừng cho chị gái có thêm được mối làm ăn béo bở.
Hơn tháng sau, bà Hương mở rộng địa bàn buôn bán vào Nha Trang và móc nối với bà M.. Sau hai bận liên kết làm ăn, bà M. cũng được chia gần 20 triệu đồng tiền lãi sau khi hùn vốn mua cái bình gốm có men và một bộ đồ trà sứ xanh trắng…
Về lại Hà Nội, bà Hương bắt đầu mời hai chị em bà T. hùn tiền, khi thì mua cái chóe, lúc mua bộ ấm trà, khi mua cái ống bút sứ Trung Quốc, lúc mua bộ đĩa gốm celadon thời Minh…
“Bà Hương cho chị em bà T. lời vài ba lần được vài chục triệu đồng chia nhau là mê mẩn chuyện buôn đồ cổ. Sau đó tiến tới những món đắt tiền. Những cái chóe Móng Cái giá tầm 10 triệu đồng nhưng hô lên 180 triệu đồng, kêu hai chị em bà M. góp 90 triệu đồng.
Mua xong cho người điện thoại đến bà T. hoặc bà M. trả giá tới 300 triệu đồng. Cuộc điện này nói đã liên hệ với bà Hương nhưng bà Hương bảo mua chung nên phải hỏi ý kiến hai người cùng hùn tiền.
Bàn bạc sau cuộc điện thoại thì bà Hương bảo tùy nhưng giá cả chắc chắn còn cao, cao nữa, đừng bán vội. Ngày mai thêm một người khác gọi điện nữa trả giá cao hơn.
Bà Hương cũng sắp xếp theo cách tình cờ gặp một bạn hàng ở quán cà phê, chuyện trò, hỏi han chuyện đồ cổ, rồi người này mua giá rất cao… Có khi đang ngồi uống cà phê chung thì cho người điện thoại đến hỏi mua đồ cổ với giá cao. Cuộc điện được bà Hương mở loa ngoài cho cùng nghe.
Ai nghe cũng cảm thấy sướng. Trong khi đồ thì bà Hương giao cho mà giữ, chẳng mất đi đâu. Cứ như thế, hai chị em bà T. góp vào bạc tỉ, nhưng thực tế đồ cổ đang giữ bán trên thị trường chỉ được vài chục triệu đồng!…” – Toàn cho biết.
Cho đến nay cả bà T. lẫn bà M. đều biết mình bị bà Hương lừa. Bà T. còn đỡ vì gia đình có điều kiện. Riêng bà M. thì trong cảnh túng quẫn vì nhà cửa bị cầm cố, vợ chồng lục đục, con cái nheo nhóc, thiếu thốn, không biết đường nào mà “gỡ”.
Cái đĩa bọ ngựa khi đang trưng bày tại Huế thì đã có người chụp ảnh lại và chào bán ở Hà Nội
“Bán vịt trời”
Tháng 3-2014, nhà sưu tập N.V.B. (TP.HCM) nhận được lời mời mua chiếc tô đồ sứ ký kiểu thời các chúa Nguyễn từ một phụ nữ ở Hà Nội. Chiếc tô nếu nguyên vẹn có giá hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ được chào bán 70 triệu đồng.
Khi trao đổi qua điện thoại một vài đặc điểm về tình trạng có bị “re” (nứt), sứt, sửa hay không, tình trạng nước men như thế nào, ông B. đề nghị gửi ảnh qua email để xem hàng.
“Mới xem qua ảnh tôi thấy quen quen, không chỉ ở chiếc tô mà cả vài chi tiết về không gian xung quanh nó. Nhìn đi nhìn lại, hóa ra cái tô trong bức ảnh chính là của tôi, và là hiện vật đang được triển lãm tại Huế từ hơn một năm trước đó” – ông B. kể.
Tương tự, nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng (Huế) nhận được một cuộc điện từ Hà Nội hỏi về chiếc đĩa “con bọ ngựa” là đồ ký kiểu (triều đình đặt các lò gốm sứ ở Trung Quốc làm) thời Lê – Trịnh. Người này được một dân buôn chào bán gấp vì đang cần tiền nên có giá rất rẻ.
“Nhìn qua chiếc đĩa trong email tôi thấy nghi nghi vì quen quá. Vì ảnh chụp qua gương, hai cái tô khác cũng đồ sứ ký kiểu. Tôi chợt giật mình vì nhận ra chiếc đĩa là của mình lúc ấy đang triển lãm tại nhà trưng bày số 15 Lê Lợi, TP Huế!” – ông Hoàng kể.
Cả ông B. lẫn ông Hoàng đều nhận ra đồ của mình nên không bị mắc lừa. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người buôn và sưu tầm trên khắp cả nước đã bị “sụp bẫy” bằng chiêu thuật mà người trong giới gọi là “bán vịt trời”.
Người lừa gồm một nhóm, có mặt ở cả những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Huế. Chiêu trò của các nhóm này rất tinh vi, đánh vào lòng tham của người trong giới.
Khi đến bảo tàng, triển lãm cổ vật, đến xem một bộ sưu tập tư nhân hay bắt gặp những món cổ vật có giá trị ở đâu đó, họ chụp ảnh lại rồi chào bán. Cái giá đưa ra chỉ bằng phân nửa hoặc 60 – 70% giá thị trường.
Sau khi gửi ảnh và cam kết nhiều thứ, những người này yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để gửi hàng, sau đó mới chuyển hết số tiền còn lại.
Trước những món hời, người mua thường đặt cọc số tiền khá lớn để chắc mẩm chuyện đồ vật sẽ sớm đến tay mình. Và sau khi nhận được tiền cọc, những người bán này biến mất, điện thoại cũng ò í e…
Với chiêu lừa kể trên, nhóm này đã lừa không biết bao nhiêu người trong giới cổ vật, kể cả người buôn sành sỏi.
Theo Tuổi trẻ
Theo_Vietq
Bắt đối tượng tiêu thụ "đồ cổ gian"
Ngày 4/8, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, qua mở rộng điều tra, lực lượng công an đã bắt giữ Nguyễn Văn Út (SN 1969, ngụ thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành) về hành vi tiêu thụ tài sản gian.
Số tài sản gian được tiêu thụ là do Trần Văn Oai (SN 1964, ngụ xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trộm cắp được của người dân.
Đối tượng Nguyễn Văn Út (bên trái) và đối tượng Oai bên phải
Theo kết quả điều tra, Oai đi quan sát nhà dân, giả vờ hỏi mua đồ cổ, sau đó thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Từ tháng 7 đến 10/2014, Oai thực hiện nhiều vụ trộm đồ cổ như: ghế nghi, lư đồng, trường kỷ... với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hòa Bình
Theo Dantri
Bắt kẻ tiêu thụ đồ cổ trộm cắp Giả vờ hỏi mua đồ cổ rồi sau đó đến trộm, Oai trộm đồ cổ ở Đồng Tháp và khắp các tỉnh miền Tây rồi bán cho Nguyễn Văn Út. Ngày 2-8, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết qua mở rộng điều tra, lực lượng công an tỉnh vừa bắt giữ Nguyễn Văn Út (SN 1969, ngụ thị trấn Cái Tàu Hạ,...