Những “cú lừa” ngoạn mục ở Hollywood
Khán giả có quyền lựa chọn bộ phim mà họ sẽ xem nhưng đôi khi, họ bị các nhà làm phim “dắt mũi” mà không hề hay biết.
Truy tìm Phù thủy Blair – Một cú lừa ngoạn mục
Truy tìm Phù thủy Blair không chỉ được coi là 1 trong 10 bộ phim có sức ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 mà còn là một trong những bộ phim có cách PR, quảng cáo kinh điển nhất.
Bộ phim kể về ba sinh viên điện ảnh gồm Heather Donahue, Joshua Leonard, và Michael Williams quyết định đi vào rừng Blakc Hills để làm một bộ phim tài liệu về truyền thuyết phù thủy Blair đã ám ảnh mọi người suốt hai thế kỷ qua. Tuy nhiên, khi vào rừng họ mới phát hiện ra rằng, những điều mà họ nghe được không chỉ là truyền thuyết. Họ phải đối diện với hàng loạt những hiện tượng bí ẩn, rùng rợn và phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Truy tìm phủ thủy Blair gây ấn tượng mạnh không chỉ vì nội dung mà còn vì các chiêu thức PR của nhà sản xuất
Sau khi Truy tìm Phù thủy Blair được hoàn tất, đạo diễn Daniel Myrick và Eduardo Sánchez đã bộ phim được mang tới LHP Sundance với hi vọng mong manh rằng có thể bán được cho các hãng video, các hãng truyền hình cáp, thậm chí sẵn sàng cho không nếu ai đó chịu phát hành rộng rãi.
Mặc dù không kỳ vọng vào thành công của bộ phim nhưng Daniel Myrickm và Eduardo Sánchez lại nghĩ ra một cách vô cùng độc đáo để thu hút sự chú ý của khán giả. Không có diễn viên ngôi sao, không có sự hậu thuẫn của giới truyền thông, Daniel Myrick và Eduardo Sánchez tự đi rải tờ rơi và dán áp phích khắp thành phố Park City với nội dung: “Ngày 21/10/1994, Heather Donahue, Joshua Leonard, và Michael Williams đến khu rừng Black Hills ở Maryland để quay bộ phim tài liệu về truyền thuyết Phù thủy Blair. Họ không quay trở lại. Một năm sau, những thước phim của họ đã được tìm thấy, với nội dung ghi lại cuộc hành trình 5 ngày khủng khiếp dẫn đến sự mất tích của họ”.
Các nhà sản xuất Truy tìm phù thủy rừng Blair cố tình dựng nên câu chuyện 3 sinh viên bị mất tích để kích thích sự tò mò của công chúng
Trúng kế của hai vị đạo diễn kia, khán giả đã đổ xô tới rạp để xem Truy tìm Phù thủy rừng Blair.Trong số những khán giả đó, có lãnh đạo của hãng phát hành phim Artisan Entertainment. Họ đã quyết định mua lại bộ phim này với giá 1,1 triệu USD và bỏ thêm nửa triệu USD vào hòa âm và chỉnh màu lại. Tiếp đến, họ bỏ ra tới 25 triệu USD cho chiến dịch quảng bá phim.
Bắt chước chiêu thức của Daniel Myrick và Eduardo Sánchez, hãng Artisan tiếp tục tung lên Internet truyền thuyết rùng rợn về phủ thủy Blair, về vụ mất tích của ba sinh viên điện ảnh và thước phim tìm thấy sau một năm xảy ra sự kiện kinh hoàng. Tất cả đều thật tới mức trên một số trang web điện ảnh danh tiếng, ba diễn viên chính còn bị liệt vào danh sách “bị mất tích hoặc cho là đã chết”.
Truy tìm phù thủy rừng Blair là bộ phim độc lập thành công thứ ba của mọi thời đại
Kết quả, Truy tìm Phù thủy rừng Blair đạt được mức doanh được 248,6 triệu USD tiền bán vé trên khắp thế giới và trở thành bộ phim độc lập thành công đứng thứ ba của mọi thời đại (sau Paranormal Activity và Mad Max). Bộ phim còn được ưa chuộng tới mức các fan khắp nước Mỹ đi vào những vùng hoang dã để tự mình quay những bộ phim tài liệu mang phong cách phù thủy Blair. Nhiều fan khác lại tin rằng phù thủy Blair tồn tại. Họ đổ xô tới khu rừng nơi các nhà làm phim đã quay với hy vọng tìm thấy dấu tích của huyền thoại này. Ba diễn viên chính cũng tin phù thủy Blair là có thật. Chỉ sau khi phim được phát hành họ mới khám phá ra rằng, toàn bộ truyền thuyết ấy là do 2 đạo diễn Myrick và Sánchez bịa ra!
Cướp biển Caribê – “Khắc” ấn tượng vào đầu khán giả
Video đang HOT
Trước khi ra mắt bộ phim Pirates of the Caribbean: At World”s End, hãng Disney và 10 công ty đối tác của hãng đã có cuộc họp tại đảo Castaway Cay trong ba ngày để bàn bạc về chiến dịch quảng bá cho bộ phim này. Theo đó, công ty thám hiểm Odyssey Marine Exploration có nhiệm vụ công bố họ vừa trục vớt một con tàu cổ với số tiền vàng khổng lồ trị giá nửa tỉ đôla.
Tiếp đến, Odyssey hợp đồng với Verizon lập một giải thưởng kim hoàn trị giá 26.000 USD (lấy từ số nữ trang vớt được từ con tàu cổ) Coca-Cola lập ra giải MyCokeRewards, trong đó người chiến thắng có cơ hội được tặng cặp vé du lịch trên con tàu thám hiểm Odyssey Explorer, thậm chí được lặn xuống lòng đại dương. Những hoạt động này được tổ chức một cách dồn dập khiến khiến khán giả bỗng bị hấp dẫn bởi hình ảnh tàu cổ, tiền cổ…
Pirates of the Caribbean: At World”s End tung ra chiến dịch PR rất hoành tráng
Chưa hết, Hãng Gibson Guitar đưa ra những cây guitar điện thiết kế theo cảm hứng từ chủ đề Pirates of the Caribbean. Hãng Verizon đưa ra giải thưởng mẫu điện thoại chủ đề cướp biển (chỉ sản xuất 20 chiếc).
Best Buy tung chiến dịch khuyến mại tặng một vé xem Pirates of the Caribbean cho bất kỳ khách hàng nào mua một DVD của Disney. Và Visa/Commerce Bank đưa ra chiêu tiếp thị cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của họ, với ba người chiến thắng cuối cùng sẽ được đến New York cùng một bản đồ và chiếc chìa khóa mở một trong ba chiếc rương kho báu chứa 10.000 USD, 15.000 USD và 25.000 USD. Việc mở khóa sẽ được thực hiện tại Viện bảo tàng sáp Madame Tussauds, nơi đã dựng sẵn tượng sáp những nhân vật chính trong bộ phim cướp biển.
Tóm lại là tất cả mọi thứ đều liên quan đến “cướp biển”, đưa “cướp biển” vào nhận thức của khán giả và biến “cướp biển” trở thành đề tài thời sự không chỉ trong lĩnh vực điện ảnh. Với kỹ thuật tiếp thị đẳng cấp cao, Pirates of the Caribbean: At World”s End đã hốt bạc ngay từ ngày đầu ra mắt (139,8 triệu USD) và trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Noi gương hãng Disney, Sony Pictures đã bắt tay với hàng loạt các công ty không hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh hay truyền thông để quảng bá cho bộ phim hoạt hình Surf”s Up của họ. Theo đó, hãng Air Haead tung ra sản phẩm kẹo mang chủ đề Surf”s Up, hãng Old Navy tung ra những chiếc áo sơ mi Surf”s Up dành cho trẻ em, hãng Baskin-Robbins tung loại kem có mùi vị Surf”s Up, Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Hoa Kỳ tung loại tủ lạnh được thiết kế theo chủ đề Surf”s Up….Với tất cả những hoạt động đó, cụm từ Surf”s Up đã hằn sâu vào đầu công chúng.
Bằng nhiều cách, Surf”s Up đã chui sâu vào đầu công chúng
Cao điểm 09/11 – Những cuộc tranh cãi nảy lửa
Vào năm 2004, Michael Moore hoàn thành bộ phim Cao điểm 09/11 với nội dung khá nhạy cảm. Bộ phim đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ giữa gia đình Tổng thống Bush và gia đình của Osama Bin Laden cùng những đại gia dầu hỏa ở Ả Rập Saudi, yêu cầu Tổng thống trả lời về sự kiện khủng bố ngày 11/09. Không chỉ thế, Michael Moore còn cho thấy Tổng thống Bush đã lợi dụng sự kiện đau lòng này để phục vụ mưu đồ chính trị và khuếch trương quyền lực của ông ta.
Trước khi đưa bộ phim này ra phát hành, Michael Morre đã bày tỏ sự thất vọng về việc hãng Miramax, trực thuộc tập đoàn Disney khi hãng này từ chối phát hành bộ phim Cao điểm 09/11 của ông. Ông cũng kết tội hãng Disney không dám phát hành bộ phim Cao điểm 09/11 vì hãng này đã trót nhận rất nhiều những khoản ưu đãi về thuế tại bang Florida, nơi em trai của Tổng thống Bush đang làm Thống đốc.
Michael Moore cũng có nhiều chiêu trước khi công chiếu Cao điểm 09/11
Đáp lại những lời cáo buộc của Michael Moore, hãng Disney tố cáo Michael Moore làm ầm ĩ chuyện này chỉ nhằm mục đích quảng cáo bộ phim bởi ngay từ đầu, hãng đã không thích bộ phim này. Hơn nữa, chủ trương của Disney từ trước tới nay là không động tới các vấn đề chính trị. Disney cũng phủ nhận cáo cuộc của Michael Moore cho rằng hãng không dám phát hành bộ phim này do lo sợ ảnh hưởng của gia đình Tổng thống Bush cũng như vấn đề thuế má ở Florida.
Cao điểm 09/11 thành công mỹ mãn về mặt doanh thu
Cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Michael Moore và Disney đã được hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng uy tín đưa tin, và thế là, dù chẳng mất nhiều tiền vào khâu quảng bá, cả thế giới vẫn biết tới Cao điểm 09/11. Chính Michael Moore sau này đã phải thừa nhận rằng, nhiều người phải đi xem Cao điểm 09/11 vì họ không muốn bị chơ vơ trong cuộc nói chuyện ở bữa tối.
Trước đó, bộ phim Passion of Christ cũng đã rất thành công trong việc gây ra tranh cãi để thu hút khán giả tới rạp.
Theo VNN
10 bộ phim có kinh phí cao nhất mọi thời đại
Siecirn "Avatar" can James Cameron m ă lịệnh, nhng kinh phínng cao bằng "John Carter" hay ho nh "Tangled".
Kinh phí: 300 triệu USD
Doanh thu (tm): 269,7 triệu USD
"John Carter" phim 3D cóao nhấrong lịệnh. Ảnh: Disney.
Kinh phí: 300 triệu USD
Doanh thu: 963,4 triệu USD
"Cn Caribbe" phn 3 từngemi choêệnh mộ bữa tiệ nh ảnh - m thanh hoành trng. Ảnh: Disney.
Kinh phí:u USD
Mộ cảnh trong phim "The Hobbit" phn 1 sp ra cum nay. Ảnh: New Line.
Kinh phí: 260 triệu USD
Doanh thu: 590,7 triệu USD
Cảnh quayẹp lng mn nhấrong ho nh "Tangled". Ảnh: Disney.
Kinh phí: 258 triệu USD
Doanh thu: 890,8 triệu USD
"Ngờ Nhện 3" phim cóao n ca hng Sony. Ảnh: Sony.
Kinh phí:u USD
Doanh thu: 1,04 tỷ USD
Johnny Depp Penelope Cruz trong "Cn Caribbe 4". Ảnh: Disney.
Kinh phí:u USD
Hình ảnh ấn tng ca "The Dark Knight Rises". Ảnh: Warner Bros.
Kinh phí:u USD
Doanh thu: 934,4 triệu USD
Mộ cảnh trong phim "Harry Potter lai". Ảnh: Warner Bros.
Kinh phí: 237 triệu USD
Doanh thu: 2,8 tỷ USD
Hai nhn v chính trongu phẩm "Avatar". Ảnh: Fox.
Kinh phí: 232 triệu USD
Doanh thu: 391 triệu USD
"Sieciru nhn" Brandon Routh trong phim "Superman Returns". Ảnh: Warner Bros.
Đn v khổng lồ lú bấ gi 232 triệu USD, Warner Bros. may mnng b lỗ. Tuy nhiecirn, con shu vng m thỏa mc necirnnn phn hai b lo bỏ.
Theo VNE
Mười bộ phim đắt nhất mọi thời đại Spider - Man 2 King Kong Cả hai phima Peter Jackson Sam Ramiều tiêu tốn 200 trulaat. Tuy nhiên,ó mi chỉ con số mở màn cho danh sách nhữngt mọiiại mà thi. 9 . Avatar Pirates of the Caribbean: Dead Man's Chest Waterworld Harry Potter and the Half Blood Prince 4 . Spider - man 3 Titanic Pirates of the Caribbean: At World's...