Những “cú lừa” đáng nhớ của làng game Việt gần đây
Đại Hải Chiến
Chính thức tiến hành Close Beta vào ngày 12/6, Đại Hải Chiến (Navy Force) được ra mắt game thủ Việt với đồ họa cùng cốt truyện mới lạ. Cùng là Webgame chiến thuật nhưng khác với các tựa game ăn theo lịch sử Trung Quốc như Tam Quốc Truyền Kỳ, Thiên Hạ, Vương Triều Chiến…
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là sau khi kết thúc close beta (diễn ra trong 3 ngày), Đại Hải Chiếnlại… lại lặn mất tăm và cho tới nay, sau hơn 5 tháng, NPH Ánh Sao vẫn chưa tung ra phiên bản Open Beta chính thức. Tức là đã 5 tháng rồi NPH “bỏ của chạy lấy người” không thèm đoái hoài gì đến sản phẩm mình đã từng quảng cáo rầm rộ trước đó.
Trên thực tế, thông tin về NPH mang tên “Ánh Sao” còn khá mập mờ vì trên trang chủ game chưa đề cập tới doanh nghiệp này, theo dự đoán thì có lẽ, NPH này đã gặp vấn đề về bản quyền khi kí kết với đối tác nước ngoài.
Âu Lạc
Có thể nói, Âu Lạc là một trong những MMO bắt game thủ Việt phải đợi lâu nhất từ trước đến nay. Ra mắt trang tester từ giữa tháng 4/2011 nhưng cho đến thời điểm hiện tại, những thông tin mới về tựa game online này vẫn bặt vô âm tín.
Âu Lạc Online cũng vậy. Dù thời điểm ra mắt đã bị trì hoãn rất lâu nhưng vì Asiasoft là một trong tứ đại gia của làng game Việt nên vẫn còn rất nhiều người chơi tin tưởng vào tương lai của Âu Lạc Online. Thế nhưng, niềm tin đó cũng mất dần khi mà mọi thông tin mới về tựa game online này đều không được cập nhật.
Thật khó để có thể gây dựng lại niềm tin cho người chơi về một tựa game online nhập vai lấy bối cảnh lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương, An Dương Vương… khi mà NPH đã ngừng update thông tin mới về Âu Lạc Online từ tháng 6/2011.
Video đang HOT
Lại tin đồn “Cửu Âm Chân Kinh” sẽ về Việt Nam
Như đã biết, năm 2010 VTC Game từng tung đòn gió sắp phát hành Cửu Âm Chân Kinh tại Việt Nam bằng cách ra teaser chỉ có đúng một chữ “Cửu”. Rốt cuộc tất cả game thủ đều hụt hẫng khi đó chỉ là chiêu quảng bá cho Cửu đại sự kiện của Thần Long Huyết Kiếm, mãi đến thời gian gần đây CACKbản Trung Quốc mới chào đời nên càng có cơ sở để tin rằng nó không thể về nước ít nhất trong 1 năm tới.
Dẫu vậy, vào khoảng giữa tháng 12/2011 vừa qua thì cộng đồng gamer nội địa lại xôn xao trước sự xuất hiện của website http://cuuamchankinh.net/, truy cập vào địa chỉ này thì trình duyệt tự động chuyển sang tên miền http://f5go.net/ cùng với giao diện một trang teaser với khẩu hiệu “F5 thị trường game Việt”.
Giao diện trang teaser bí ẩn.
Cùng với đó, đơn vị chủ quản của website này còn tuyên bố “cứ 10.000 visit sẽ lộ ra một chữ cái tên game mới”. Như vậy có thể chắc chắn rằng đây là chiêu quảng bá cho một dự án game mới nào đó, hoặc ít nhất cũng phải liên quan đến trò chơi trực tuyến.
Cuối cùng, hóa ra đây lại là trang teaser quảng cáo cho Webgame chiến thuật Chân Mệnh Thiên Tử. Không biết có phải vì cái tên “Cửu Âm Chân Kinh” đã bị nhái lại nhiều lần khiến game thủ Việt chán nản hay không mà hiện tại, Webgame này hoạt động khá cầm chừng với duy nhất 1 server.
Phi Thanh Vân là thảm họa game online Việt?
Vào khoảng tháng 6/2011, rất nhiều game thủ đã phải trầm trồ khi biết tin nữ ca sĩ/diễn viên nhiều tai tiếng trong giới giải trí Việt Phi Thanh Vân trở thành đại diện cho Webgame Địa Vương. Ngay sau khi đó, những bộ ảnh hấp dẫn trong lốt “thư ký… cướp tình” của Nữ Hoàng Dao Kéo này đã khiến cho nhiều game thủ phải “bỏng mắt”.
Điều đáng nói là dù được đồn đại là đại sứ của webgame này nhưng rốt cuộc Phi Thanh Vân chỉ góp công thực hiện bộ ảnh để gây chú ý. Sau đó Địa Vương không nhận được nhiều thịnh tình của game thủ Việt. Dù đã được phát hành khá lâu nhưng tính đến nay, game cũng mới chỉ cho ra mắt… 1 server. Có vẻ như các game online muốn thành công ở Việt Nam vẫn phải đi lên bằng chính thực lực của mình chứ không thể mãi dựa vào đại sứ nổi tiếng.
Cường Đô La cũng chơi… game online
Vào khoảng tháng 4/2011, FPT bất ngờ cho ra mắt trang teaser Quoccuong.gate.vn với hình ảnh là đại gia Cường Đô La bên cạnh 2 mỹ nhân Tăng Thanh Hà và Hồ Ngọc Hà. Điều này đã khiến nhiều game thủ “shock” vì từ trước tới nay, đại gia Cường Đô La vốn là một cái tên nổi tiếng ở Việt Nam với bộ sưu tập các loại “xế khủng” khiến thiên hạ phải trầm trồ. Và việc vị đại gia này thích chơi game online là chuyện khá thú vị.
Tuy nhiên, sau một thời gian thì cuối cùng, FPT mới tiết lộ danh tính thật rằng đây chính là WebgameĐại Gia mà họ hợp tác cùng phát hành với SGame. Đại Gia là webgame vốn do SGame phát hành năm 2010, trò chơi lấy đề tài kinh doanh và mỗi game thủ vào vai một giám đốc với nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp của mình.
Tất nhiên, đại gia Cường Đô La chẳng hề dính dáng gì đến phi vụ này cả. Cái tên của anh chỉ là một chiêu bài PR của NPH nhưng hiện tại, Webgame Đại Gia do FPT phát hành cũng không mấy nổi tiếng và cũng chỉ mới cho ra mắt được duy nhất 1 server.
Theo Game Thủ
Đã biết thêm một thất bại nữa của làng game Việt trong năm 2011
Chỉ ra mắt sau Ngạo Kiếm ít lâu và thậm chí còn trước cả Võ Lâm Chi Mộng, thế nhưng, Nhất Kiếm lại hiện đang là đối tượng "dặt dẹo" nhất trong 3 Webgame nhập vai kiếm hiệp được ra mắt trong game thủ Việt trong năm nay. Hiện tại, các server trong Nhất Kiếm còn rất ít người chơi và thậm chí, nhiều game thủ còn phản ảnh rằng đã xuất hiện 2 Webgame giống hệt Nhất Kiếm là kiemvuong.com và kiemthanh.com.
Đây là điều khá khó hiểu vì ngay từ phiên bản close beta, số lượng người chơi tham gia Nhất Kiếm khá đông với từ 1000-2000 account ở mỗi server. Thậm chí, đồ họa trong Nhất Kiếm còn được nhận định là mượt mà hơn rất nhiều so với cácNgạo Kiếm và thậm chí là cả Võ Lâm Chi Mộng. Vậy thì tại sao một Webgame triển vọng như vậy lại đang phải chìm trong tình cảnh đìu hiu, vắng vẻ như hiện nay?
Sau khi dạo một vòng quanh diễn đàn thì có thể thấy, nguyên nhân thất bại của Nhất Kiếm hiện tại không có mấy khó hiểu khi dù không xuất hiện các lỗi hack, dupe đồ nhưng thái độ làm việc của NPH đối với sản phẩm của mình là quá "tệ". Đầu tiên, đó là việc NPH đã không thể giải quyết được tình trạng nghẽn, lag mạng thường xuyên diễn ra hàng ngày khiến người chơi bức xúc.
Thực trạng Nhất Kiếm hiện tại.
Một game thủ đã tâm sự: "Game thì lag như gì mà cứ thích ra event, khảo sát ý kiến này nọ. Lo mà sửa cái lỗi lag đi mới kéo được người chơi trở lại. Bây giờ 1 server cùng lắm chỉ còn có 2 bang mà số acc chính của 1 sever ko đến 100 người thì game còn gì hấp dẫn nữa. Mà số người chơi ít như vậy chẳng hiểu sao tình trang lag vẫn không khắc phục được. Tôi cũng bỏ ra gần chục triệu giờ nãn quá phải bỏ".
Rất nhiều lời phàn nàn về cung cách làm việc của NPH Nhất Kiếm.
Không chỉ có vậy, thỉnh thoảng, Nhất Kiếm còn xuất hiện những lỗi rất khó hiểu như rolll back (người chơi quay lại thời điểm cũ và bị mất trắng lượng điểm kinh nghiệm, vàng đã kiếm được trong thời gian đó), kẹt tài khoản... nhưng khi người chơi thông báo những lỗi này để đòi lại quyền lợi thì lại chẳng nhận được bất cứ đếm xỉa nào từ phía đội ngũ quản lý.
Thậm chí, một số game thủ còn phản ánh rằng những bài viết khiếu nại của họ còn bị các GM... xóa đi không thương tiếc để lấp liếm vụ việc. Chính điều này đã khiến người chơi chán nản mà thi nhau bỏ game.
Như vậy là sau Thần Bài, Đại Hải Chiến, Cửu Đỉnh, Tiên Kiếm thì có thể nói, Nhất Kiếm chính là một trong những thất bại tiếp theo của làng game Việt trong năm 2011.
Theo Game Thủ
Buồn thay những game chui vào "hố đen" tại Việt Nam Chúng như những ngôi sao chỉ kịp lóe lên trong chớp mắt rồi biến mất không để lại dấu vết gì trong tâm trí cộng đồng game thủ nội địa. Vẫn biết năm 2011 chưa phải là năm làng game Việt hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên lượng game nhập về vẫn ở con số vài chục, điều khá bất ngờ với những...