Những cử chỉ lạ của kẻ chủ mưu vụ án gian lận điểm thi ở Hòa Bình
Được xác định là chủ mưu trong vụ gian lận điểm thi, thế nhưng Nguyễn Quang Vinh, cựu Trưởng phòng Khảo thí, vẫn cho rằng mình bị xử oan, thậm chí suốt quá trình xét xử, Vinh luôn rời tòa với khuôn mặt lạnh lùng, nhiều cử chỉ lạ.
Chiều ngày 16-5, vụ xét xử gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2017-2018 ở Hòa Bình xét xử 15 bị cáo là cựu cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, công an tại địa phương này đã tạm nghỉ để bước vào thời gian nghị án.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chủ tọa phiên tòa, cho biết thời gian nghị án sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày và được mở lại vào 8 giờ ngày 21-5.
Nguyễn Quang Vinh tươi cười rời tòa trong quá trình xét xử
Trong 6 ngày (từ ngày 11-5 đến ngày 16-5) diễn ra phiên xét xử sơ thẩm, đã có 12 bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Nói lời sau cùng, những người này đã tỏ ra ăn năn, hối hận trước những việc làm “ngu ngốc” của mình và mong nhận được sự khoan hồng để sớm trở về với cuộc sống đời thường, có cơ hội chuộc lại lỗi lầm.
Tuy nhiên, vẫn có 3 bị cáo một mực chối tội là Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình); Khương Ngọc Chất (cựu thượng tá, cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình) và Đào Ngọc Thuật, cựu giáo viên Trường THPT Mường Bi.
Trong vụ án này, VKSND xác định đây là vụ án có tổ chức và kẻ cầm đầu được xác định là Nguyễn Quang Vinh. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình xét xử, bị cáo này cho rằng mình bị xử oan, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn và thừa nhận mình làm sai quy chế, do tin thưởng nên để cấp dưới phạm tội.
Đại diện VKSND tỉnh Hòa Bình trong quá trình luận tội, đối chất lại với bị cáo Vinh và luật sư bào chữa vẫn khẳng định Vinh là chủ mưu và giữ nguyên quan điểm đã truy tố.
Đáng chú ý, trong suốt quá trình xét xử, Vinh luôn tỏ ra lạnh lùng, điềm tĩnh, đối chất gay gắt khi được xét hỏi. Thậm chí, khi rời tòa, nhiều lúc cựu Trưởng phòng Khảo thí còn cười rất tươi, có những cử chỉ rất lạ khi giơ tay hướng về phía người thân.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, từ ngày 11-5 đến ngày 16-5, TAND tỉnh Hòa Bình đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gian lận điểm thi năm 2017-2018 với 15 bị cáo là cựu cán bộ, giáo viên, công an ở tỉnh này về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Nhận hối lộ” và “Đưa hối lộ”.
Video đang HOT
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các bị can đã cấu kết, can thiệp nâng điểm bài thi cho 65 thí sinh (TS) gồm 64 em dự thi năm 2018 và 1 em dự thi năm 2017. Các TS này đã sử dụng kết quả sai nói trên để xét tốt nghiệp THPT và dự tuyển vào các trường đại học. Trong đó, 45 TS trúng tuyển nhưng bị buộc thôi học; 10 TS đang theo học vì kết quả chấm thẩm định vẫn đủ điểm xét tuyển; 6 TS trúng tuyển nhưng không nhập học; 1 TS xét tuyển nhưng không trúng tuyển; 3 TS không xét tuyển.
Những cử chỉ lạ của Nguyễn Quang Vinh trong phiên xét xử gian lận điểm thi tại tỉnh Hòa Bình:
Nguyễn Quang Vinh, cựu Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình
Trong vụ án này Nguyễn Quang Vinh được xác định là kẻ chủ mưu
Tuy nhiên, trong quá trình rời tòa Vinh luôn tỏ vẻ mặt bình thản
Thậm chí luôn có những cử chỉ lạ hướng về phía người thân
Suốt quá trình xét xử Nguyễn Quang Vinh không nhận tội mà chỉ nhận làm sai quy chế
Bị cáo: Tôi chấp nhận là 'kẻ phản bội'
Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy) khai chấp nhận làm "kẻ phản bội" để khai sự thật.
Trong 5 ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT 2018, Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng phòng khảo thí, phó trưởng ban chấm thi), Khương Ngọc Chất (cựu trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình), Đào Ngọc Thuật (giáo viên) cùng kêu oan. Cả ba cho rằng VKS chỉ dùng lời khai của Đỗ Mạnh Tuấn làm căn cứ buộc tội nên không có cơ sở.
Ông Vinh chỉ nhận làm thiếu trách nhiệm trong kỳ thi chứ không lợi dụng chức vụ để phạm tội như cáo buộc. Cho rằng nội dung truy tố đều chỉ dựa duy nhất vào "lời khai không đồng nhất" của Mạnh Tuấn, ông Vinh đề nghị cơ quan công tố đưa ra các chứng cứ vật chất buộc tội và thể hiện ông có vai trò chủ mưu.
Hơn nữa, ông Vinh phủ nhận việc đưa chìa khoá phòng chứa bài thi cho Mạnh Tuấn. Việc ông bố trí chỗ ăn nghỉ của tổ chấm thi gần phòng chứa bài ở nhà công vụ của Công an tỉnh Hoà Bình vì muốn mọi thứ tốt hơn chứ không có động cơ xấu.
Tương tự, ông Chất cho hay trong kỳ thi THPT 2018 không câu kết, bàn bạc với Mạnh Tuấn và Vinh để thực hiện sai phạm, trong khi ông Vinh cũng khai không có sự bàn bạc này. Cựu trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình nói VKS chỉ dựa duy nhất vào lời khai của Mạnh Tuấn mà đây không phải là căn cứ buộc tội nên đề nghị được đối chất ngay tại toà. Ông cũng đề nghị VKS công bố chứng cứ cho thấy "có các cuộc gọi và tin nhắn" chứng minh hành vi phạm tội của mình.
Đào Ngọc Thuật cũng cho rằng không nhờ nâng điểm nên mong HĐXX xem xét và đề nghị VKS đưa ra các chứng cứ vật chất buộc tội, ngoài lời khai của Mạnh Tuấn.
Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn rời phòng xét xử sau phiên làm việc sáng 14/5. Ảnh: Phạm Dự.
Trước các lời khai trên, chiều 15/5 Mạnh Tuấn nghẹn giọng nói có thể sẵn sàng chịu hết trách nhiệm như từng làm ở giai đoạn đầu của vụ án. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng anh không đủ tầm, đủ tài để thao túng cả hội đồng thi với hàng nghìn người khi chỉ là phó hiệu trưởng trường cấp huyện. Nói rằng không đánh giá về lời khai của những người khác song Tuấn khẳng định luôn khai đúng sự thật và thành khẩn nhất.
Tuấn cho hay đã thành "kẻ phản bội, vu khống" dưới con mắt của một số người khi đẩy họ vào vòng lao lý. Tuy nhiên anh thấy đó là sự ăn năn hối lỗi đáng phải làm. "Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại nên tôi mong được làm người chạy lại", Tuấn nói.
Đối đáp trong chiều 15/5, VKS cho rằng các bị cáo Vinh, Chất, Thuật không thừa nhận hành vi nhưng vẫn đủ căn cứ kết tội và việc này không chỉ dựa vào lời khai của Mạnh Tuấn. Đây là vụ án đồng phạm có tổ chức, Mạnh Tuấn thực hiện hành vi phạm tội tích cực nhất, có vai trò thứ hai trong vụ án nhưng rất thành khẩn khai báo dù biết như vậy sẽ bất lợi cho chính anh ta. Bởi vậy, VKS xác định lời khai của Mạnh Tuấn là "có căn cứ, có thể tin tưởng".
Cụ thể, ông Vinh phủ nhận tháng 5/2018 bàn bạc với Mạnh Tuấn về việc nâng điểm cho các thí sinh là con em trong ngành và các mối quan hệ khác. Tuy nhiên lời khai của ông Vinh lại thừa nhận cùng thời gian trên Mạnh Tuấn có đến phòng làm việc của ông ta ở Sở Giáo dục và Đào tạo, công tố viên lập luận.
"Trong danh sách các thí sinh Vinh nhờ nâng điểm có con của Giám đốc Sở khoa học, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, cháu bên vợ của Vinh... nên đây cũng là các chứng cứ buộc tội", công tố viên nói và cho hay Mạnh Tuấn cũng đã khai điều này nhưng trong các lời khai có thể nhầm lẫn bởi nhận nhiều danh sách thí sinh khác nhau.
VKS nêu ra chứng cứ khác là chùm chìa khoá phòng chứa bài thi trắc nghiệm, ông Vinh đưa cho Mạnh Tuấn để thực hiện hành vi phạm tội. "Khi chưa bị khởi tố, Vinh đã khai có hai chùm chìa khoá, điều này phù hợp với chứng cứ trong vụ án song sau đó đã thay đổi lời khai", đại diện VKS nói.
Về việc bố trí nhân sự ở các phòng thi để các bị cáo dễ thực hiện hành vi phạm tội và đề xuất Mạnh Tuấn tham gia tổ chấm thi trắc nghiệm, VKS cho rằng căn cứ cả lời khai của Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn để buộc tội ông Vinh. Việc sinh mã phách, Vinh cũng trực tiếp chỉ đạo Mạnh Tuấn thực hiện. Khi nâng điểm môn Ngữ văn tự luận, ông Vinh có trao đổi với Liên và cũng phù hợp với lời khai của Mạnh Tuấn.
Bị cáo Nguyễn Quang Vinh rời toà chiều 15/5. Ảnh: Phạm Dự.
Ngoài ra, VKS cho rằng ông Vinh là trưởng phòng khảo thí, phải hiểu rõ các quy trình trong kỳ thi nhưng lại "cố tình làm sai để thuộc cấp thực hiện hành vi phạm tội". Mạnh Tuấn cũng không thể tự mình thực hiện hành vi phạm tội khi thiếu chìa khoá, điều kiện sinh mã phách, được bố trí chỗ ăn ngủ hợp lý... Với phân tích trên, VKS khẳng định Mạnh Tuấn thực hiện hành vi phạm tội do ông Vinh chỉ đạo.
Với lời chối tội của bị cáo Khương Ngọc Chất, VKS cho rằng căn cứ truy tố không chỉ dựa vào lời khai của Mạnh Tuấn mà còn có các chứng cứ như lời khai người liên quan, các cuộc gọi điện thoại thu thập từ nhà mạng... Tất cả đều chứng minh ông Chất đã tác động nhờ nâng điểm cho 10 thí sinh.
Hôm nay, TAND tỉnh Hoà Bình tiếp tục ngày làm việc thứ 6 xét xử 15 người trong vụ án sửa điểm thi về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ.
'Sếp dặn nhận tội nâng điểm, vợ con sẽ có người lo' Đỗ Mạnh Tuấn khai sau khi vụ nâng điểm bại lộ, cấp trên đề nghị Tuấn nhận toàn bộ trách nhiệm, vợ con của Tuấn sẽ có người lo liệu. Sáng 14/5, đại diện VKSND tỉnh Hòa Bình xét hỏi bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn (cựu Hiệu phó trường nội trú huyện Lạc Thủy) - người bị cáo buộc nhận chỉ đạo của...