Những cột mốc trong cuộc đời cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk
Cựu vương Norodom Sihanouk – Ảnh: AFP
Cựu vương Norodom Sihanouk, người từ trần vào hôm nay, 15.10, đã đóng vai trò chính trong lịch sử đầy biến động của Campuchia trong thế kỷ 20, vốn đánh dấu bằng các cuộc đảo chính, chiến tranh, diệt chủng và hòa bình.
Dưới đây là một số sự kiện chính thay đổi Campuchia trong cuộc đời của ông Sihanouk, theo hãng tin AFP.
1922: – Ngày 31.10: Hoàng tử Norodom Sihanouk ra đời.
1941: – Ngày 25.4: Người Pháp đưa Sihanouk lên ngôi vì tưởng rằng sẽ dễ dàng sai khiến được ông.
1953: – Ngày 9.11: Pháp trao trả độc lập cho Campuchia, đánh dấu một chiến thắng cho Sihanouk.
1955: – Ngày 2.3: Sihanouk thoái vị và nhường ngôi cho người cha Norodom Suramarit để theo đuổi sự nghiệp chính trị. Ông nhiều lần trở thành thủ tướng Campuchia trong các năm sau đó.
1960: – Ngày 3.4: Sihanouk được bầu làm Quốc trưởng sau cái chết của người cha.
1970: – Ngày 18.3: Sihanouk bị tướng Lon Nol (được sự hậu thuẫn của người Mỹ) truất phế. Sống lưu vong tại Trung Quốc, Sihanouk đã đứng về phía Khmer Đỏ và thúc giục người Campuchia gia nhập phong trào du kích chống lại chế độ mới do Lon Nol thiết lập.
1975: – Ngày 17.4: Khmer Đỏ, do Pol Pot lãnh đạo, tiến vào Phnom Penh, khởi đầu một giai đoạn cầm quyền khủng bố khiến hai triệu người chết vì đói, lao lực hoặc bị xử tử.
- Ngày 9.11: Sihanouk quay trở lại làm Quốc trưởng song từ chức sau đó ít tháng và bị Khmer Đỏ quản thúc tại gia.
Video đang HOT
1979: – Ngày 6.1: Sihanouk được đưa đến Bắc Kinh (Trung Quốc).
1982: – Ngày 22.6: Khi đang sống lưu vong, Sihanouk nhận chức Chủ tịch Chính phủ liên minh Dân chủ Campuchia, vốn bao gồm đảng FUNCINPEC do Sihanouk mới thành lập và Khmer Đỏ.
1985: – Ngày 14.1: Hun Sen được bổ nhiệm làm thủ tướng Campuchia.
1991: – Ngày 23.10: Hiệp định Paris được ký kết, giao cho Liên Hiệp Quốc quyền giám sát lệnh ngừng bắn và các cuộc bầu cử dân chủ.
- Ngày 14.11: Sihanouk trở về Campuchia sau gần 13 năm sống lưu vong.
1993: – Ngày 23.5: Các cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc bảo trợ được tổ chức và đảng bảo hoàng FUNCINPEC nhận được 47% số phiếu, xếp trên đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen.
- Ngày 24.9: Sihanouk trở lại ngai vàng, theo bản hiến pháp mới chuyển đổi đất nước thành nền quân chủ lập hiến.
- Tháng 10: Sihanouk đến Bắc Kinh trị bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch.
1998: – Ngày 15.4: Thủ lĩnh Khmer Đỏ Pol Pot qua đời.
Thủ tướng Hun Sen và Quốc vương Norodom Sihamoni (phải) nức nở ôm nhau tại sân bay trước khi khởi hành đến Bắc Kinh rước di thể cựu vương Norodom Sihanouk – Ảnh: AFP
2001: – Ngày 10.8: Sihanouk công bố đạo luật thành lập phiên tòa do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ.
2004: – Ngày 7.10: Sihanouk bất ngờ thoái vị, viện dẫn đến lý do sức khỏe và ước nguyện bảo đảm chuyển giao ngai vàng một cách êm thắm.
- Ngày 14.10: Người con trai Norodom Sihamoni được phong làm tân vương.
2005: Tháng 5: Sihanouk viết trên website của ông rằng bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông đã di căn sang bao tử.
2009: – Ngày 22.6: Sihanouk thông báo trên website rằng ông đã điều trị thành công căn bệnh ung thư thứ ba.
- Ngày 2.10: Sihanouk thổ lộ ông đã sống quá lâu và muốn lìa trần. “Tuổi thọ kéo dài như một gánh nặng mà tôi không thể mang nổi”, Sihanouk viết trên website.
2011: – Ngày 30.10: Trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày trở về nước từ cuộc sống lưu vong, Sihanouk thề sẽ không rời Campuchia thêm lần nào nữa bất chấp các vấn đề sức khỏe.
2012: – Ngày 19.1: Sihanouk trở lại Bắc Kinh để điều trị.
- Ngày 15.10: Sihanouk từ trần ở Bắc Kinh.
Theo TNO
Lãnh đạo Khmer Đỏ hứa giúp làm sáng tỏ sự thật
Phiên tòa xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ hôm nay tạm khép lại, với lời hứa của các bị cáo sẽ làm hết sức để giúp tòa án làm sáng tỏ những gì đã xảy ra tại Campuchia trong giai đoạn 1975-79. Tuy nhiên, điều này không khiến các nạn nhân hài lòng.
Khieu Samphan đứng và nói trước tòa hôm nay, 30/6. Ảnh: AFP.
"Cá nhân tôi không hoàn toàn biết mọi chuyện, nhưng tận từ đáy lòng, tôi sẽ cố gắng đảm bảo rằng tất cả được làm sáng tỏ một cách đầy đủ", AFP dẫn lời Khieu Samphan, cựu chủ tịch Campuchia, nói. "Đây là thời khắc quan trọng nhất đối với tôi và các đồng bào của tôi, những người nóng lòng muốn biết và hiểu được những điều đã xảy ra trước đây."
Cùng với "Anh hai" Nuon Chea, nguyên phó thủ tướng Ieng Sary và cựu bộ trưởng các vấn đề xã hội Ieng Thirith, ông Khieu Samphan bị cáo buộc các tội danh gồm diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Khieu Samphan yêu cầu các thẩm phán chấp nhận các nhân chứng quan trọng mà ông ta nêu ra, để có một phiên tòa công bằng và vì thế sự thật cũng như lòng trung thực và thẳng thắn của lãnh đạo Khmer Đỏ này được làm rõ.
Bị cáo 79 tuổi cũng tuyên bố tôn trọng rất nhiều người dân Campuchia, trong đó có các nhà sư, đã kéo tới nơi diễn ra phiên tòa và thể hiện bằng một động tác cúi chào theo kiểu truyền thống của người Campuchia. Khieu Samphan là người đầu tiên và duy nhất trong số 4 bị cáo làm điều này.
Tuy nhiên, các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot không thỏa mãn với những gì mà Khieu Samphan bày tỏ. "Tôi cho rằng ông ta đang cố xoa dịu tòa án để có một bản án nhẹ hơn", Pann Thy, một người nông dân 56 tuổi mất ông bà và nhiều người thân khác trong giai đoạn Khmer Đỏ nắm quyền, nói. "Tôi không nghĩ ông ta sẽ hợp tác với tòa án một cách chân thành."
Nhiều người dân Campuchia có mặt bên ngoài nơi xét xử đều tỏ thái độ tức giận khi các bị cáo tiếp tục phủ nhận việc có biết những tội ác xảy ra trong thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước này.
Trong khi đó, các công tố viên thận trọng đón nhận lời hứa hợp tác của Khieu Samphan. "Chúng tôi vui mừng khi nghe điều đó, bởi nó có thể giúp làm rõ sự thật những gì xảy ra với các nhạn nhân trước đây. Đó là tất cả những gì chúng tôi mong muốn", công tố viên Chea Leang nói sau phiên xét xử ngày hôm nay. Tuy nhiên, bà cũng cho biết thêm rằng tòa án không thể đảm bảo rằng Khieu Samphan sẽ giữ quan điểm mà ông ta vừa trình bày.
Ông Chea Chanty, 44 tuổi và tới từ tỉnh Battambang, muốn đòi lại công lý cho 8 người thân đã chết dưới tay Khmer Đỏ. Ảnh: Phnom Penh Post.
Ngày xét xử thứ tư hôm nay khép lại phiên tòa đầu tiên đối với 4 lãnh đạo Khmer Đỏ. Phiên xét xử tiếp theo có thể đươc tiến hành vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới.
Trong 4 năm nắm quyền tại Campuchia từ 1975 tới 1979, chế độ diệt chủng Pol Pot đã khiến gần 2 triệu người dân nước này thiệt mạng vì bị bỏ đói, làm vệc quá sức, tra tấn hoặc hành quyết. Pol Pot thoát cảnh phải hầu tòa khi qua đời năm 1998, và giờ đây chính 4 bị cáo đang được đưa ra xét xử cũng có thể sẽ không còn sống cho tới khi các phán quyết cuối cùng được đưa ra, do đều đã quá già yếu.
Theo VNExpress
Campuchia: Xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ Một tòa án Campuchia do Liên Hiệp Quc hậu thuẫn sẽ bắtu phiêc thủ còn sng vào ngày 27-6 vi nhiuo buộc, gm tội ác chng lại loàii, tội ác chiến tranh, diệt chủng,ci tôn giáo, giếti và tra tấn. Ngoài Pol Pot chết, nhữngi còn lại chịu trách nhiệm v 1,7 triệu sinh mạngi Campuchiachy nhiu thập niên. Hng tin AP nhậịnh:...