Những công việc được cho là nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam
Thợ khai thác trong hầm mỏ, cưa bom, nuôi rắn độc, công nhân xây dựng, diễn viên xiếc mạo hiểm… là những công việc được cho là nguy hiểm hơn cả ở Việt Nam, đến thời điểm hiện tại.
1. “Nghề” cưa bom
Theo số liệu năm 2012, nghề nguy hiểm nhất số một ở Mỹ là thợ cưa gỗ. Cứ 100.000 người thì có 128 người chết do tai nạn lao động khi làm công việc này. Ở Việt Nam, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng với nhận thức thông thường, độ nguy hiểm khi làm thợ cưa gỗ không thấm vào đâu so với “thợ cưa bom”. Chỉ nghe tới cụm từ “thợ cưa bom” thôi, những người có ý định làm cũng đủ lạnh sống lưng. Tuy nhiên, số ít người vì miếng cơm manh áo vẫn chọn công việc nguy hiểm này làm kế sinh nhai.
Chị Nguyễn Thị Tâm, một người hành nghề cưa bom kiếm được gần 100.000 đồng mỗi ngày từng nói: “Dù biết nguy hiểm nhưng tôi vẫn phải làm. Như người ta vẫn nói &’một bát máu đổi lại một bát gạo’, sống hay chết là do số phận”. Tuy nhiên, số phận làm nghề nguy hiểm của chị Tâm đã thực sự chấm dứt vĩnh viễn khi đang tháo vỏ đạn pháo.
Mấy năm gần đây, thông tin về những cái chết của “thợ cưa bom” khi đang “hành nghề” khiến nhiều người phải rùng mình. Với công việc này, sản phẩm họ thu được sau quá trình lao động thường là sắt và thuốc nổ.
2. Thợ mỏ
Theo thống kê của Việt Nam, trong năm 2012, có ít nhất 50 thợ khai thác mỏ, xây dựng thiệt mạng, chiếm số đông trong tổng số người chết vì tai nạn lao động. Khai thác mỏ là nghề nguy hiểm nhất do các mỏ thường nằm ở độ sâu cao khi có tai nạn (nổ hay sập hầm) thì khó mà cứu kịp.
Các hầm mỏ sâu (đặc biệt là các mỏ than) thường tích tụ khí mêtan gây nổ rất nguy hiểm. Chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng có thể kích hoạt một vụ nổ lớn gây sập hầm. Các hầm mỏ xưa thường bị nổ do các thợ mỏ mang lửa xuống hầm để chiếu sáng. Cho đến khi một loại đèn chuyên dụng để khai thác mỏ được chế tạo thì các vụ nổ trở nên ít đi nhưng vẫn còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau kích hoạt khí gây nổ.
Video đang HOT
Những người thợ mỏ thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng lớn silic dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương phổi. Ngoài ra, tai nạn sập hầm, cháy nổ hoặc lở đất cũng là những nguy cơ mà những người thợ mỏ phải đối mặt. Thiếu không khí và khả năng bị mắc kẹt dưới hầm mỏ là rất lớn. Do vậy, họ thường hay mang một con chim xuống hầm mỏ vì nếu hàm lượng khí độc lên cao chim sẽ xỉu trước và các thợ mỏ sẽ có thời gian chạy ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra.
Khi hầm sập vì nhiều nguyên do, các thợ mỏ may mắn không bị đè nhưng bị mắc kẹt sẽ có khả năng sống sót rất ít do thiếu dưỡng khí, nước hay lương thực để cầm cự trước khi đội cứu hộ đến được nơi thợ mỏ bị kẹt.
3. Nuôi rắn độc
Nuôi rắn độc là một trong những nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam. Trên cả nước có nhiều nơi nuôi rắn độc, nhưng ở khu vực phía Bắc, ngoài các làng nghề như Phụng Thượng, Lệ Mật (Hà Nội) thì tiêu biểu hơn cả là xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, tại làng này có không ít người bị chết, hoăc hoại tử, liệt … vì rắn độc cắn.
Ông Phạm Văn Thông, một lang y chuyên chữa rắn cắn trong làng, ngậm ngùi: “Tôi không thể nhớ hết số lượng người bị rắn cắn ở làng này. Trung bình mỗi năm tôi chữa cho trên dưới cả trăm người. Không ít người dù đã tìm cách sơ cứu sau đó mới đưa đến chỗ tôi, nhưng tôi cũng đành chùi nước mắt nhìn gia đình họ khiêng xác về. Điều xót xa là đa phần người bị rắn cắn chết đều rất trẻ. Những người có tiền sử bệnh tim, phế quản, phổi khi bị rắn độc cắn thì nguy cơ mất mạng cao hơn”.
Trên thực tế, hầu như năm nào Vĩnh Sơn cũng có người chết vì rắn cắn. Tuy biết nuôi rắn độc là nghề nguy hiểm nhưng người dân ở đây, thậm chí người ở các nơi khác vẫn cố duy trì và phát triển nghề này.
5. Công nhân xây dựng
Có không ít tai nạn đã xảy ra ở các công trường tại Việt Nam do chưa được bảo hộ lao động an toàn và sự quản lý lỏng lẻo thiết kế xây dựng. Ngoài ra, trong điều kiện làm việc dưới những rầm thép khổng lồ, thậm chí lơ lửng trên không, các công nhân cũng dễ dàng đối mặt với các nguy hiểm.
Tai nạn gây thương vong nhiều nhất ở công trường xây dựng là rơi từ trên cao. Ngoài ra, cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối, khói bụi, amiang… cũng là những nguồn nguy hiểm cho các công nhân xây dựng.
6. Lau cửa kính nhà cao tầng (người nhện)
Đánh cược mạng sống, treo lơ lửng giữa không trung, nghề lau cửa kính tòa nhà cao tầng hay còn được người lao động gọi vui “người nhện” là một trong những nghề nguy hiểm ở Việt Nam. Song, mức lương mà những người nhện thu được chỉ ở mức 6 – 7 triệu đồng/tháng.
Một “người nhện” vệ sinh tại tòa nhà cao thứ 2 Việt Nam chia sẻ: “Để lau kính cho những tòa nhà chọc trời, chúng tôi phải dày dạn kinh nghiệm, khả năng tập trung cao, làm việc nghiêm túc và có thần kinh rất vững. Không hội đủ những yếu tố ấy thì một là bỏ việc, hai là mất mạng”.
Công việc nguy hiểm nhưng trang thiết bị để hành nghề rất thô sơ, đơn giản, chỉ gồm dây thừng cỡ lớn, ghế đu, khóa an toàn, đai bảo vệ mặc toàn thân, thùng đựng hóa chất tẩy rửa, chổi lau, cọ. Một số công ty chuyên nghiệp trang bị thêm cho công nhân mũ bảo hiểm, phụ kiện bảo hộ lao động.
Bạn cần lòng can đảm vượt bậc để treo mình lơ lửng giữa không trung và làm sạch cửa kính của các tòa nhà chọc trời. Những ai sợ độ cao thì hãy quên ngay công việc này vì lau cửa kính ở độ cao vài trăm mét so với mặt đất không phải là công việc cho những người yếu tim.
7. Diễn viên xiếc mạo hiểm
Xiếc là một trong những nghề lao động nặng nhọc, nguy hiểm và rủi ro nhất so với các nghề khác liên quan đến nghệ thuật. Ngoài năng khiếu, lòng đam mê, tài năng, sự kiên trì học hỏi đòi hỏi những nghệ sĩ xiếc, ảo thuật phải vượt qua chính mình, vượt qua nỗi sợ hãi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để học và biểu diễn thành công.
Trước khi được tán thưởng bởi những động tác thuần thục, các nghệ sĩ đều đã phải trải qua nhiều lần thất bại, chấn thương, tai nạn nghề nghiệp. Đối diện với thế cuộc nhiều đổi thay, mưu sinh bằng nghề xiếc đang là lựa chọn mạo hiểm mà không nhiều người dám theo đuổi.
10 nghề lương cao không cần bằng đại học Nhân viên không lưu có thể kiếm tới hơn 100.000 USD (tương đương 2 tỷ đồng) mỗi năm mà không cần tới tấm bằng đại hoc.
Theo Dân Việt
Bố mẹ bắt lấy anh nhà phải có mặt tiền
Chê người yêu em nghèo, nghề nghiệp không có, bố mẹ ra sức gán ghép với anh hàng xóm, tuy chưa việc làm nhưng ngoan.
ảnh minh họa
Em, 22 tuổi vừa học xong và đang chờ việc làm. Anh, 23 tuổi, cũng vừa ra trường và đang xin việc. Hai chúng em yêu nhau từ ngày lớp 12. Chuyện tình của hai đứa thật sự đẹp. Em yêu anh ấy và anh ấy cũng vậy, rất chăm lo, thương yêu và chiều chuộng em. Đã quen nhau gần 5 năm nhưng em chưa dám dắt anh về nhà, vì xét về gia cảnh, gia đình em hơn anh.
Bố mẹ rất sợ em phải khổ nên lúc nào cũng muốn em lấy chồng gần nhà, gia đình chồng không giàu thì cũng phải có nhà mặt tiền. Gần đây, do bố mẹ bắt em phải có người yêu hoặc có rồi thì phải nói. Em đã nói sơ lược về hoàn cảnh anh ấy, và kết quả là mẹ em nói chia tay ngay còn bố thì không được hài lòng. Sau đó, bố mẹ ra sức gán ghép em với con nhà hàng xóm, tuy không giàu nhưng có nhà mặt tiền, gia đình bên đó nhìn cũng hiền hậu còn người con trai tuy chưa có việc làm nhưng có vẻ là người hay làm và ngoan ngoãn.
Giờ đây em suy nghĩ rất nhiều. Người ta chia tay nhau do lăng nhăng, do không hợp còn em thì hai đứa đang rất tình cảm, quen nhau lâu nhưng chưa từng cảm thấy nhạt, lúc nào cũng như những cặp mới yêu nhau. Giờ chúng em mà chia tay thì thật sự rất đau khổ. Nhưng gia đình cả hai bên đều không hài lòng về nhau. Bố mẹ em thì nói nhà anh nghèo hơn, rồi anh thất nghiệp. Còn nhà anh nói bố mẹ em khinh thường nhà anh, dù có xin được việc hay cố hơn nữa thì cũng vậy.
Giờ đây cả em và anh ấy đều bế tắc vì không biết làm sao. Em nên cố gắng yêu anh để mong một ngày bố mẹ đồng ý hay nên nhẫn tâm quên đi tình yêu đang hạnh phúc của mình để nghe theo bố mẹ?
Theo Ngoisao
Thời điểm dễ xảy ra tai biến mạch máu não Có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của cơn tai biến như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thói quen và một số bệnh (tăng huyết áp, béo phì, tim mạch,...). Trong đó, chi phối của nhịp sinh học tác động không nhỏ tới sự tiến triển của bệnh, hình thành những thời điểm dễ xảy ra...