Những công trình tạo dấu ấn 40 năm của TP HCM
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Khu chế xuất Tân Thuận, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè… là 3 trong số 6 công trình tạo dấu ấn của TP HCM trong 40 năm qua, theo công bố của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, mới đây.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng: Được đầu tư và xây dựng bởi Công ty TNHH Phát Triển Phú Mỹ Hưng. Đây là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước được Bộ Xây dựng công nhận. Ảnh Trần Trúc Sơn.
Nằm ở phía Nam Sài Gòn, Phú Mỹ Hưng là một trong những khu đô thị đứng đầu cả nước về tỷ lệ không gian xanh, với 8,9m2 mỗi người. Công trình đầu tiên được xây dựng năm 2005 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng là trường Nam Sài Gòn và đã trao tặng cho Sở Giáo Dục TP HCM. Ảnh Phạm Nhật Thưởng.
Mỗi năm Phú Mỹ Hưng tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng như chương trình đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting, Hội chợ Hoa xuân, Đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn… nhằm tạo ra giá trị phong phú cho đời sống văn hóa tinh thần của cư dân sinh sống tại đây. Ảnh Kha Thành Trí Đạt.
Dự án cải tạo, hồi sinh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Sau 10 năm thi công, tháng 8/2012, dự án cải tạo, hồi sinh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị TP HCM thực hiện được khánh thành trong sự chờ mong của hàng triệu người dân thành phố. Ảnh Mai Triều Nguyên.
Công trình có tổng vốn đầu tư giai đoạn một là hơn 8.600 tỷ đồng, trong đó hơn 1.600 tỷ đồng chi phí bồi thường giải tỏa hơn 7.000 hộ dân với gần 50.000 người. Công trình cũng đã lắp đặt gần 16 km bờ kè đứng bằng cừ bản bê tông dự ứng lực và nạo vét gần 1,1 triệu m3 đất, gia cố 16 cây cầu dọc tuyến kênh… và được xem là dự án có quy mô lớn nhất thành phố.
Đường hầm vượt sông Sài Gòn: Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối quận 1 TP HCM với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm có 6 làn xe ôtô được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông). Nguồn vốn đầu tư từ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bản có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng thầu thi công là liên danh các nhà thầu Nhật Bản.
Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được kết nối với đô thị hiện hữu bằng một số cây cầu như Cầu Thủ Thiêm nối quận Bình Thạnh; cầu Ba Son nối với quận 1; Cầu Phú Mỹ nối với quận 7 và một cây cầu nữa nối với quận 4. Chiều 20/11/2011, lễ thông xe hầm Thủ Thiêm được tổ chức. Sáng ngày 21 tháng 11, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe sau gần 7 năm thi công, kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố. Công trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.
Video đang HOT
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE): Được thành lập tháng 7/2000, HOSE là đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM đặt tại số 16 đại lộ Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 hoạt động với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Hình ảnh biểu tượng của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Hai con vật tiêu biểu nhất của thị trường chứng khoán chính là bò (bull) và gấu (bear). Hình tượng con bò tượng trưng cho xu hướng tăng (bull market) và những điều thuận lợi của thị trường chứng khoán, được sử dụng để làm các kỷ vật, món đồ lưu niệm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán. Đối với nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu, bức tượng bò và gấu đặt phía trước Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc.
Khu chế xuất Tân Thuận: Nằm cách trung tâm thành phố 4km, Khu chế xuất Tân Thuận nằm trên diện tích 300h, thuộc quận 7 TP HCM. Đây là khu chế xuất đầu tiên ở Việt Nam do Ban Quản lý Khu chế xuất Tân Thuận (Công ty TNHH Tân Thuận) làm chủ đầu tư. Được đưa vào vận hành năm 2009, dự án có tổng vốn đầu tư 1 tỷ đôla Mỹ, tạo công ăn việc làm cho 60 nghìn công nhân, lao động. Hiện Khu chế xuất này có gần 150 doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu là các công ty liên doanh với Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Công viên phần mềm Quang Trung: Được thành lập vào năm 2001, Công viên phần mềm Quang Trung là một trong những dự án trọng điểm cho kế hoạch phát triển của TP HCM. Tọa lạc trên diện tích trên 430.000m2, Công viên Quang Trung được chia làm các khu vực với chức năng khác nhau như khu sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), khu triển lãm, khu nhà ở và khu vực giải trí nhằm đảm bảo các điều kiện hoạt động về ăn ở, sinh sống, làm việc và giải trí cho các chuyên viên CNTT.
Với cơ sở hạ tầng hiện đại và chi phí cạnh tranh, Công viên phần mềm Quang Trung còn cung cấp một môi trường làm việc hoàn hảo với mục tiêu thu hút 20.000 người vào năm 2010.
Những kỷ lục này không chỉ nằm trong phạm trù hình thức thông thường (dài nhất, rộng nhất, cao nhất…) mà tập trung giới thiệu những giá trị nội dung tiêu biểu về văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế… rất đặc trưng của TP HCM. Ảnh Nguyễn Bảo Phúc.
Thu Ngân
Theo VNE
8 công trình TP HCM khánh thành mừng 40 năm thống nhất
Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm, trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang... là những công trình được thành phố đưa vào sử dụng để chào mừng lễ 30/4.
Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ đang chạy nước rút để kịp hoàn thành trước ngày 30/4. Ảnh: H.C.
Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ rộng 64 m và có chiều dài 670 m (từ UBND TP HCM đến Bến Bạch Đằng). Các hạng mục xây dựng chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng đá tự nhiên thành quảng trường đi bộ; xây lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, đài phun nước; xây ngầm trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh... Trên trục đường Nguyễn Huệ sau khi nâng cấp sẽ được tổ chức các chuyên đề nhạc nước, nghệ thuật 3D ở khu vực vòng xoay, bồn phun nước. Tổng kinh phí đầu tư gần 430 tỷ đồng.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (đối diện trụ sở UBND TP HCM) được đánh giá là điểm nhấn trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Theo UBND thành phố, tượng đàiđược làm bằng đồng với tư thế đứng sẽ là công trình mang tầm vóc lịch sử tại thành phố mang tên Bác.
Phối cảnh tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh khi hoàn thành.
Trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang
Tọa lạc tại khu đất 136 Trần Hưng Đạo, quận 1, trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang có tổng kinh phí xây dựng hơn 132 tỷ đồng với thiết kế kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Công trình gồm 5 tầng lầu, một tầng hầm với 600 chỗ ngồi cùng hệ thống thang máy và thang cuốn sang trọng..
Đây là công trình dân dụng cấp 2 với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng được đầu tư hiện đại. Ngoài chức năng biểu diễn, công trình còn bố trí các sân khấu thể nghiệm, khu làm việc cho nhân viên nhà hát, khu đào tạo diễn viên, phòng truyền thống và khu vực sản xuất băng đĩa...
Công trình được xem là "thánh đường" mới cho nghệ thuật cải lương sẽ được khánh thành vào ngày 18/4 tới với vở diễn đầu tiên mang tên "Chiến binh" của tác giả Chu Lai - chuyển thể Hoàng Song Việt.
Trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang sẽ được khánh thành vào ngày 18/4. Ảnh: H.C.
Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn
Bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 được xây dựng tại Dinh Độc Lập (phía đường Nguyễn Du) có hình tượng đốt tre, bề ngang 2,7 m, cao 4,5 m, lư hương bằng đá granit, tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Công viên - bia tưởng niệm các liệt sĩ chiến đấu, bảo vệ cầu Rạch Chiếc trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Công trình được xây để tưởng nhớ sự hy sinh của 52 chiến sĩ Tiểu đoàn 81 thuộc Lữ đoàn 316 và hai phân đội Z22, Z23 (Lữ đoàn đặc công biệt động) trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Theo đó, từ khuya ngày 27/4/1975 các chiến sĩ đã bất ngờ xông lên đánh chiếm cầu Rạch Chiếc và giữ cầu đến sáng 30/4/1975 cho Lữ đoàn xe tăng của Quân đoàn 2 tiến qua để vào chiếm Dinh Độc Lập.
Bia tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại cầu Rạch Chiếc trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh: H.C.
Khu tưởng niệm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Khu tưởng niệm có tổng diện tích 12 ha tại xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), với kinh phí đầu tư xây dựng 260 tỷ đồng. Công trình gồm các hạng mục chính như cổng tam quan, tượng đài chiến thắng kết hợp với nhà bảo tàng, tường vẽ tranh chiến thắng, nhà bia.
Trong đó, nhà bia được xem là điểm nhấn của toàn Khu tưởng niệm với thiết kế hình ngũ giác có diện tích 530 m2, tượng trưng cho tinh thần tiến công và nổi dậy của quân ta từ 5 hướng và đặt quanh đài chiến thắng. Ngoài ra, công trình còn có các khu chào cờ, tổ chức lễ, khu vui chơi giải trí, khu điều hành, sân khấu ngoài trời, nhà nghỉ.
Dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm
Công trình cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm (khởi công từ tháng 12/2011), được khánh thành vào ngày 5/4 là một trong những dự án thành phần thuộc tiểu dự án nâng cấp đô thị TP HCM có tổng mức đầu tư gần 167 triệu USD (hơn 3.400 tỷ đồng), chưa kể hơn 1.700 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải tỏa, tái định cư cho các hộ dân (1.547 hộ) và tổ chức.
Hiện, dự án xây dựng được 2.501 m cống hộp; hơn 7.800 m bờ kè hai bên kênh; 11,5 km đường dọc kênh, 12 cây cầu; hệ thống cống bao, giếng tách dòng nước thải sinh hoạt và nước thải do mưa; hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng...
Công trình cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm vừa được khánh thành vào đầu tháng 4. Ảnh: T.S
Dự án được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá đã mang lại lợi ích đến hơn 1,3 triệu người thông qua việc cải thiện điều kiện môi trường và đời sống; giảm tình trạng ngập lụt và đồng thời trở thành tài sản quý báu phục vụ cho tất cả người dân thành phố
Công trình Nhà bia liên minh các lực lượng Dân tộc - Dân chủ - Hòa bình Việt Nam
Dự án được xây dựng tại Khu di tích lịch sử văn hóa Chàng Riệc, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh với tổng kinh phí khoảng 6 tỷ đồng do Thành ủy TP HCM hỗ trợ. Công trình có tổng diện tích đất xây dựng 2.000 m2, gồm nhà bia, sân đường giao thông nội bộ, cây xanh - bồn hoa - thảm cỏ.
Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam được thành lập ngày 21/4/1968 tại căn cứ kháng chiến Trung ương Cục miền Nam. Với chủ trương luc đó là "Đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước, không phân biệt xu hướng, chính kiến; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội; đoàn kết trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập và chủ quyền dân tộc, cũng như trong giai đoạn kiến thiết sau này".
Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định
Công trình được xây dựng ở huyện Củ Chi và được đánh giá là bộ sử thi cách mạng của TP HCM để tôn vinh và tri ân những người con ưu tú của quê hương Nam Bộ đã làm rạng danh vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định anh hùng.
Hữu Công
Theo VNE
Điều xe robot tới dập đám cháy ở công ty vải sợi rộng hàng ngàn m2 Bảy đơn vị chữa cháy với 33 xe chuyên dụng, 206 cán bộ chiến sĩ cùng cả trăm công nhân đã nỗ lực chiến đấu suốt 5 giờ mới khống chế được vụ cháy lớn tại Công ty TNHH Quốc tế Hoằng Việt (nằm trong khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TPHCM). Lúc 16 giờ 47 phút chiều 15/4, Tổng đài Trung...