Những công trình sáng tạo vì dân
Trăn trở với nỗi khổ của bệnh nhân, trăn trở với nỗi lo ngập nước khi ra đường, trăn trở với sự chờ đợi khi hồ sơ hành chính quá tải…, nhiều công trình sáng tạo theo đó ra đời
Phác đồ điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư chỉ còn 6 lần, công tác kiểm soát dịch bệnh được ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý. Đây là 2 trong 4 công trình tiêu biểu nhất của ngành y tế TP HCM vừa được Hội đồng Tuyển chọn cấp TP chọn để nhận Giải thưởng Sáng tạo TP HCM lần thứ nhất, năm 2019.
Rút ngắn thời gian xạ trị
TS- BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, chia sẻ: Lâu nay, đối với bệnh nhân ung thư, thời gian xạ trị kéo dài là nỗi ám ảnh không chỉ cho họ mà còn là gánh nặng cho gia đình và ngành ung bướu. Sau nhiều trăn trở và suy tính, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM đã ứng dụng và triển khai thành công kỹ thuật xạ trị với máy gia tốc hiện đại (xạ trị định vị thân – SBRT) dành cho đối tượng là bệnh nhân ung thư đầu cổ. “Ca bệnh đầu tiên xạ trị kỹ thuật mới này được tiến hành vào tháng 3-2019 thành công khiến chúng tôi như trút được nỗi ám ảnh trong lòng – đó là giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân” – TS-BS Phạm Xuân Dũng phấn khởi cho biết và thông tin thêm đây là công trình của các ThS-BSCKII Lâm Đức Hoàng, ThS-BS Trần Nữ Hoàng Yến, ThS-BSCKII Bùi Lê Phước Thu Thảo, BS Nguyễn Thị Bích Hiền, BS Nguyễn Thị Thúy Linh – thuộc Khoa Xạ 3.
Chia sẻ về những bước tiến vượt bậc khi ứng dụng kỹ thuật trên, ThS-BSCKII Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3 – Bệnh viện Ung Bướu TP, nói xạ trị SBRT là một trong những kỹ thuật xạ trị tiến bộ vận hành trên hệ thống máy xạ trị hiện đại thế hệ mới. Hệ thống máy này có trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ có thể tự dò tìm vị trí chuyển động của bướu để phát tia xạ trị vào đúng vị trí bướu, giảm bớt thể tích xạ trị vào những cơ quan quý xung quanh bướu; do đó cho phép bệnh nhân xạ trị ở tư thế bình thường với những cử động sinh lý quan trọng (như nhịp thở, nhịp tim, chuyển động của bụng, tưới máu mô…) mà vẫn đạt mức độ chính xác và hiệu quả xạ trị cao hơn so với những kỹ thuật xạ trị trước đây.
Video đang HOT
Hệ thống máy hiện đại (ảnh trên) và ca bệnh đầu tiên được xạ trị định vị thân (SBRT) tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM
ThS-BSCKII Lâm Đức Hoàng cho biết thêm trước đây, theo chỉ định điều trị, bệnh nhân ung thư tiếp nhận phác đồ điều trị xạ trị từ 25-35 lần xạ, mỗi ngày một lần. “Giờ đây, với kỹ thuật mới này, bệnh nhân chỉ điều trị xạ trị rút ngắn còn 6 lần. Với xạ trị SBRT, liều xạ mỗi lần thường rất cao, tập trung vào bướu nhưng ít ảnh hưởng đến mô bướu lành xung quanh, tiên lượng điều trị hiệu quả cao, ít biến chứng. Kỹ thuật xạ trị này được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và trường hợp tái phát có kích thước bướu nhỏ” – ThS-BSCKII Lâm Đức Hoàng nhấn mạnh.
Dập dịch bằng cú click chuột
Nếu trong điều trị ung thư, người bệnh hưởng lợi nhờ một kỹ thuật mới vừa ứng dụng thì ở lĩnh vực dự phòng, một phần mềm quan ly dịch bẹnh ra đời đã phần nào làm nhẹ gánh cho những người làm công tác chuyên môn cũng như cộng đồng dân cư. Đó là hẹ thông WebGIS quản lý dịch bệnh được Trung tam Ưng dung hẹ thông thong tin đia ly TP HCM (viết tắt HCMGIS, thuộc Sơ Khoa học và Công nghệ TP HCM) phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM triển khai.
Theo ông Phạm Quốc Phương, Giám đốc HCMGIS, trước đây, việc quản lý dịch bệnh theo địa giới hành chính, nghĩa là mỗi trạm y tế chỉ quản lý thông tin dịch bệnh trên một công cụ là bản đồ giấy đơn lẻ, không có sự liên kết giữa nhiều đơn vị với nhau. Các thông tin ca bệnh được bệnh viện gửi đến Trung tâm Y tế dự phòng TP, rồi chuyển về trung tâm y tế dự phòng quận – huyện, rồi mới chuyển về trạm y tế phường – xã; thực hiện trên giấy hoặc trên phần mềm Excel. Vì vậy, rất khó để xác định các ổ dịch liên phường – xã hoặc đến khi phát hiện thì dịch đã lan rộng do quá trình điều tra xác minh, tìm địa chỉ ca bệnh, lập ổ dịch theo cách khoanh vùng bằng tay, mất thời gian, số liệu thiếu chính xác… Thế nhưng, từ khi sử dụng phần mềm trên, việc quản lý dịch bệnh trở nên khoa học hơn, từ thông tin ca bệnh, thời gian mắc, mức độ nguy hiểm đến vị trí được cập nhật hằng ngày và hiện lên với sắc màu khác nhau (màu đỏ: nguy hiểm, màu xanh: an toàn…). Tùy màu sắc khác nhau, số liệu đi kèm thể hiện trên bản đồ, cơ quan chức năng dễ dàng đánh giá mức độ lan rộng của dịch bệnh, xác định phạm vi ổ dịch và khoanh vùng…, nhờ đó lên kế hoạch xử lý và thao tác này chỉ qua một cú click chuột.
ThS-BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, nhận định ý nghĩa của hệ thống này ở chỗ phân tích và dự báo để hỗ trợ quá trình ra quyết định. “Nhờ giúp khoanh vùng nhanh chóng, chúng tôi xác định xu hướng lây lan của ổ dịch và đưa ra dự báo trên bản đồ trực tuyến cũng như triển khai biện pháp y tế kịp thời, phun thuốc với đủ liều lượng tránh lãng phí…” – ThS-BS Nguyễn Trí Dũng thông tin.
Sở Y tế TP HCM đánh giá từ tháng 4-2017 đến nay, WebGIS đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công tác phòng dịch từ tuyến cơ sở đến cấp quản lý cao nhất nhờ sự thống nhất, khoa học, nhanh chóng, kịp thời và chính xác trong thông tin ca bệnh.
Ngoài 2 công trình trên, ngành y tế TP HCM còn có 2 công trình khác được chọn để nhận Giải thưởng Sáng tạo TP HCM lần thứ nhất. Đó là công trình “Quy trinh bao đọng đo câp cưu nguơi bẹnh trong tinh trang nguy kich” và “Nang cao hiẹu qua câp cưu cho nguơi dan TP qua mang luơi câp cưu ngoai viẹn 115″.
Bài và ảnh: Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Gây mê khi chụp MRI giúp an toàn cho người bệnh
Hệ thống gây mê giúp thở và monitor theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim và tình trạng ô xy máu,... cho bệnh nhân, được trang bị tương thích trong phòng chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
Bệnh nhân chuẩn bị được thực hiện chụp MRI gây mê - ẢNH: NGUYÊN MI
Hôm nay (30.4), bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Hiếu, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD), cho biết: Bệnh viện đã trang bị tại phòng chụp cộng hưởng từ (MRI) hệ thống gây mê giúp thở và monitor theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim và tình trạng ô xy máu,... của người bệnh khi gây mê, tương thích với môi trường MRI.
Hệ thống trên giúp gây mê cho những trường hợp nặng, cần giúp thở, đồng thời việc theo dõi người bệnh đang được gây mê trong lồng chụp MRI tốt hơn, bảo đảm sự an toàn cho người bệnh trong quá trình gây mê.
Nhờ vậy, những khó khăn khi chụp MRI đã được giải quyết, phục vụ thêm nhiều đối tượng, đáp ứng nhu cầu chụp MRI chẩn đoán ngày càng cao.
Bác sĩ Hiếu giải thích, chụp cộng MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cung cấp nhiều thông tin chẩn đoán cho hầu hết các loại bệnh lý, giúp điều trị đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, khi chụp MRI, người bệnh cần phải nằm yên trong lồng chụp trong khoảng thời gian khá dài, có thể từ 20 - 60 phút. Do đó, những trường hợp người bệnh mắc hội chứng sợ lồng kín; người bệnh không thể nằm yên, đa số là bệnh nhi không thể chụp MRI và cần có sự hỗ trợ của gây mê.
Mặt khác, các thiết bị y tế sử dụng trong phòng chụp MRI không phải là loại thông thường, mà bắt buộc phải là loại tương thích với môi trường MRI. Vì vậy, những trường hợp bệnh nặng, đang phải sử dụng các phương tiện hồi sức cấp cứu cũng không thể chụp và việc theo dõi người bệnh đang chụp cũng gặp nhiều khó khăn.
"Trước đây, khi chưa có phương tiện đầy đủ, việc chỉ định chụp MRI gây mê thường gặp khó khăn. Do vậy, khi có hệ thống gây mê giúp thở và Monitor Expression MR400 đã giúp bác sĩ gây mê, kỹ thuật viên theo dõi người bệnh một cách tốt nhất, có những quyết định với mức độ tin cậy cao", tiến sĩ - bác sĩ Phan Tôn Ngọc Vũ, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BV ĐHYD, đánh giá.
Theo Thanh niên
Vắc xin điều trị ung thư tiền tỷ: Chỉ là quảng cáo? Theo TS BS Phạm Xuân Dũng - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM về vắc xin trong điều trị ung thư đã được nghiên cứu nhiều năm nay nhưng nó vẫn chỉ là nghiên cứu chưa ứng dụng lâm sàng. "Đánh tan" ung thư bằng tiền tỉ Một văn phòng tư vấn gói khám chữa bệnh nước ngoài ở Hà Nội đã...